[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm
6 phút, 25 giây để đọc.

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, trong chăn nuôi gia cầm thì đây mới chỉ là một giải pháp mới.

Từ lâu đã là một dược phẩm nổi tiếng trong đông y, vỏ cây liễu được xem là một bài thuốc chữa đau nhức và chống viêm xương khớp hiệu quả ở người. Không chị vậy, trong ngành công nghệ mỹ phẩm, dược liễu này cũng là một trong những nguyên liệu không thể thiếu để giúp hỗ trợ làm đẹp cho da ở người. Tuy nhiên, đây lại là một giải pháp hoàn toàn mới trong chăn nuôi vật nuôi. Vậy, loài thực vật này được ứng dụng như thế nào trong ngành chăn nuôi gia cầm, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của JIA nhé!

Tìm hiểu về vỏ cây liễu

Tìm hiểu về vỏ cây liễu

Vỏ cây liễu là gì?

Có tên khoa học là Salicaceae, vỏ cây liễu là một loại dược liệu để chữa trị nhiều căn bệnh quen thuộc ở người giúp giảm sốt; chống viêm khớp, giảm đau, hơn nữa nó còn giúp làm đẹp. Dược liệu này có đến 300 chủng loại; trong đó vỏ liễu trắng là phổ biến nhất. Trong vỏ cây liễu có chứa glucoside gọi là salicin; một hợp chất tương tự aspirin. Salicin khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa để tạo ra axit salicyclic đây là tiền thân của aspirin.

Về lịch sử của loại thực vật này; vỏ cây liễu đã được người Trung Quốc biết đến; và sử dụng như một chất giảm đau tự nhiên từ năm 500 trước công nguyên. Ở các nước phương tây, người ta cũng sớm tìm ra vỏ liễu dùng điều trị viêm từ rất sớm. Tuy nhiên sau đó với sự phát triển của khoa học; cuối những năm 1800; người ta tìm ra cách để tạo ra phiên bản tổng hợp axit salicyclic được đặt tên là axit acetyl salicylic- chất này sau khi được thử nghiệm lâm sàng đã được đăng ký thuốc dưới nhãn hiệu Aspirin.

Thuốc được đưa ra bán và nhanh chóng chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng; khối lượng tiêu thụ ngày càng gia tăng. Chính vì sự tiện dụng; và chức năng tương tự đó; mà vỏ cây liễu dẫn bị lãng quên; chỉ gần đây khi phong trào sống xanh; sử dụng những vật phẩm từ tự nhiên thì người ta mới dần quan tâm đến dược liệu thuần tự nhiên này.

Các chế phẩm vỏ liễu được thu bằng cách chia nhỏ vỏ cây thành dạng bột hoặc từng mảng. Sau đó, được ngâm hoặc hòa tan trong nước hoặc rượu để thu được dịch tiết. Cùng vì các phương pháp này mà trên thị trường người ta thường rao bán vỏ cây liễu trong ba dạng sau: dạng lỏng, dạng rượu thuốc; và cuối cùng là bột dược liệu.

Vỏ liễu dùng để làm gì?

Vỏ liễu là vỏ cây từ nhiều loại cây liễu, bao gồm liễu trắng hoặc liễu châu Âu; liễu đen hoặc liễu âm, liễu tím; và những loại khác. Vỏ cây được sử dụng để sản xuất thuốc.

Vỏ liễu hoạt động rất giống aspirin; vì vậy nó được sử dụng để giảm đau; bao gồm nhức đầu, đau cơ; đau bụng kinh; viêm khớp dạng thấp (RA); viêm xương khớp; bệnh gout và viêm cột sống dính khớp.

Vỏ liễu cũng được sử dụng để giảm sốt do cảm lạnh thông thường; cảm cúm và giảm cân.

Vỏ liễu có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của vỏ liễu là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Vỏ cây liễu có chứa một hóa chất gọi là salicin tương tự như aspirin.

Những hoạt chất có trong vỏ cây liễu

Vỏ cây liễu đã được sử dụng trong nhiều năm cho các tác dụng chống viêm; hạ sốt và giảm đau. Hiệu quả của vỏ cây liễu được cho là do hàm lượng salicin. Khi vỏ cây liễu được ăn; 80% hàm lượng salicin được hấp thụ. Sau khi được hấp thụ; salicin được chuyển hóa bởi hệ thực vật đường ruột thành salicyl và glucose. Các hợp chất này sẽ được oxy hóa thành axit salicylic; và các dẫn chất salicylate khác.

Chính dẫn xuất của salicylate; và axit salicylic xác định tác dụng chống viêm giảm đau của Salicin (các dẫn xuất của axit salicyl; và salicylate là các thuốc chống viêm không steroid; vì vậy cơ chế của Salicin tương tự như các thuốc chống viêm không steroid).

Thêm nữa, Salicin ức chế enzyme cyclo – oxygenase ngăn chặn sự giải phóng Prostaglandin gây viêm của cơ thể; do đó ngăn ngừa các quá trình viêm ( như: giãn mạch, tăng tính thấm, tác động lên các dây thần kinh cảm giác đau); do đó có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả.

Tuy nhiên, do quá trình chuyển hóa trong cơ thể; tác dụng giảm đau của vỏ cây liễu sẽ xuất hiện chậm hơn so với aspirin. Mặt khác, tác dụng chữa bệnh của nó kéo dài hơn. Ngoài ra nhờ vào khả năng hòa tan trong dầu và thấm sâu vào lỗ chân lông giúp giảm tiết nhờn; chống viêm và kháng khuẩn cho da; vì vậy mà salicylic acid là một hoạt chất khá lý tưởng được sử dụng trong các sản phẩm dành cho da mụn.

Với những lợi ích mà Salicylic acid đem lại cho da dầu; các hãng mỹ phẩm theo xu hướng tự nhiên và hữu cơ cũng muốn tìm kiếm thành phần tự nhiên có thể thay thế cho hoạt chất này.

Vỏ cây liễu trong chăn nuôi gia cầm

Vỏ cây liễu thường được các nhà thảo dược khuyên dùng làm thuốc giảm đau cơ xương và chống viêm cho gia cầm bị rối loạn ở nhiều vị trí khác nhau như ở đầu, mỏ, lưng, móng và đặc biệt là các khớp. Cách thức giải quyết chỗ đau hoặc viêm của vỏ cây liễu là: kiểm soát chỗ đau và viêm khớp khó chịu; sau đó giúp giảm sưng hoặc viêm và cuối cùng là tăng khả năng vận động cho vùng cần hỗ trợ.

Vỏ cây liễu trong chăn nuôi gia cầm

Về cách sử dụng loại vỏ cây liễu trong chăn nuôi gia cầm; đối với dạng mảnh; bạn có thể cho làm ẩm vỏ liễu và bỏ trực tiếp vào thức ăn cho gia cầm. Đối với dạng nước/ rượu; bạn có thể ngâm nó với thức ăn trước khi cho gia cầm ăn hoặc truyền dịch cho gia cầm trước khi cho chúng ăn. Nhưng nếu có thời gian và để thuận tiện thì việc thêm trực tiếp vỏ liễu khô vào thức ăn là ổn nhất.

Vỏ cây liễu tuy an toàn hơn nhiều so với aspirin; nhưng khi sử dụng nó cho gia cầm bạn vẫn cần phải lưu ý điều sau: Do hàm lượng salicylat đáng kể có trong vỏ cây liễu có thể gây ra tác dụng phụ cho gia cầm. Vì vậy, bạn chỉ nên được sử dụng ở gia cầm với số lượng hợp lý theo lời khuyên từ bác sĩ thú y.

JIA hi vọng rằng những thông tin trên đây về vỏ cây liễu sẽ giúp bạn biết thêm một phương pháp mới để sử dụng khi gia cầm gặp vấn đề về đau nhức hoặc viêm xương khớp.

Nguồn: animaid.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết