Bệnh viêm ruột ở cá rô phi và phương pháp trị bệnh

Dấu hiệu bị bệnh
5 phút, 22 giây để đọc.

Cá rô phi được nuôi rộng rãi ở hầu hết các ao, hồ, lồng bè và có những ưu điểm sau:Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thức ăn dễ kiếm, thị trường ưa chuộng, giá cả ổn định. Tuy nhiên, điều kiện nuôi không tốt thường khiến cá bị bệnh và gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Một trong những bệnh phổ biến nhất của cá rô phi là bệnh viêm ruột. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và có khả năng gây tử vong.

Tác nhân gây bệnh

Phương pháp phòng và trị bệnh viêm ruột trên cá Rô phi

Bệnh viêm ruột trên cá Rô phi do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây nên. khi môi trường nuôi bị biến động, cá bị stress, mùn bã hữu cơ cao làm tăng số lượng vi khuẩn, rất dễ nhiễm vào cơ thể cá thông qua mang, đường tiêu hóa của cá gây ra bệnh đường ruột.

Aeromonas hydrophila (hay vi khuẩn ăn thịt người) là một loài vi khuẩn Gram âm dị dưỡng, hình que chủ yếu được tìm thấy trong các khu vực có khí hậu ấm áp.[1][2] Vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong nước ngọt hoặc nước lợ. Nó có thể tồn tại trong môi trường hiếu khí và kỵ khí, và có thể tiêu hóa các vật liệu như gelatin và hemoglobin. Aeromonas hydrophila được phân lập từ người và động vật trong những năm 1950. Nó là loài nổi tiếng nhất trong số sáu loài Aeromonas. Nó có khả năng chống thuốc kháng sinh phổ biến nhất và nhiệt độ lạnh. Vi khuẩn ăn thịt người có thể xuất hiện ở những vùng nước bẩn, nước bùn, cống rãnh. Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, loại vi khuẩn có tên gọi là nhóm A Streptococcus đã trải qua 4 sự thay đổi di truyền lớn trong quá trình chuyển biến thành dạng gây ra viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis), căn bệnh nguy hiểm chết người còn được biết đến nôm na là “thối rữa thịt”.

Các vi khuẩn nhóm A Streptococcus dường như tấn công con người kể từ những năm 1980. Trước đây, giới khoa học không thể xác định tại sao chúng phát triển nhanh chóng đến như vậy.

Những đối tượng và nguyên nhân có thể bị nhiễm

– Bệnh thường gặp ở cá Rô phi nuôi thương phẩm và cá bố mẹ nuôi sinh sản.

–  Cải tạo ao nuôi trước khi thả giống chưa đúng quy trình kỹ thuật.

–  Cá giống kém chất lượng và mang mầm bệnh.

–  Do đánh bắt cá xây sát, vận chuyển không đảm bảo.

–  Do chất lượng môi trường nước ao nuôi không thuận lợi.

–  Khi cá bị bệnh chết, người nuôi tiêu hủy, xử lý không đúng kỹ thuật, bệnh lây lan theo nguồn nước, chim, cò…

–  Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh xảy ra quanh năm, nhất là vào mùa mưa, thời điểm giao mùa và những đợt nắng nóng kéo dài.

Dấu hiệu bị bệnh

Dấu hiệu bị bệnh

>> Truy cập thêm: Phòng bệnh thủy sản

Cá nhiễm bệnh thường có những biểu hiện sau:

– Cá bơi tách đàn, lờ đờ; da chuyển màu tối hơn; cá ăn ít hoặc bỏ ăn chết rải rác và có thể gây chết hàng loạt ở thế cấp tính.

– Cá có biểu hiện bụng chướng to, chứa dịch thể màu vàng

– Hậu môn sưng đỏ có dịch nhầy chảy ra

– Khi giải phẫu thấy ruột cá đầy hơi.

Những biện pháp phòng trị bệnh

Phòng bệnh

Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp:

– Làm sạch môi tr­ường n­ước và ao nuôi

– Nguồn nư­ớc lấy vào ao phải sạch.

– Ao quang đãng, xung quanh ao không có cây cối rậm rạp.

– Tr­ước khi thả cá tháo cạn n­ước, phơi đáy ao và tẩy trùng bằng vôi bột với lượng 7 – 10 kg cho 100 m2.

– Vớt hết thức ăn thừa (nhất là cỏ, lá) trư­ớc khi cho cá ăn lần mới.

-Tăng sức đề kháng cho cá:- Chọn cá giống khoẻ mạnh, không bị xây xát, không dị hình.

– Nên thả cỡ cá giống từ 4- 6 cm/con, mật độ nuôi từ 2 – 4 con/m2

– Định kỳ bổ sung Vitamin C với liều lượng 30 – 50 mg/kg thức ăn.*Hạn chế tác nhân gây bệnh

– Tr­ước khi thả cá nên tắm cho cá giống bằng n­ước muối nồng độ 2 – 3% trong 5 -10 phút.

– Không dùng phân chuồng tư­ơi để bón cho ao; phân chuồng cần ủ với vôi (4 – 5 kg vôi/100kg phân chuồng) trong 20 ngày tr­ước khi sử dụng.

– Định kỳ bón vôi bột vào n­ước ao mỗi tháng 2 lần (Mỗi lần bón 1 – 2 kg vôi cho 100 m3 n­ước ao).

Trị bệnh

Thay 1/2 nước ao, 2 ngày/lần, bón 2 kg vôi bột/100 m3.  Dùng Doxycycline trộn vào thức ăn với liều lượng 5 – 7gam/100 kg cá/ ngày hoặc oxytracycline liều lượng 4 – 5 gam/100 kg cá/ngày kết hợp cho ăn thêm vitamin C với liều lượng 1 gam cho 100 kg cá/ngày ăn liên tục trong 7 ngày. Tốt nhất nên hoà tan thuốc trộn đều vào thức ăn viên nổi sau 30 phút rồi cho ăn. Hoặc nấu đặc cám ngô, gạo để nguội trộn đều thuốc rồi nắm thành từng nắm tiến hành cho cá ăn.

Lưu ý: Cho cá ăn từ từ, cá ăn gần hết mới tiếp tục cho cá ăn để hạn chế lượng thuốc thất thoát ra ngoài.

Những lưu ý khi trị bệnh

Dấu hiệu bị bệnh

– Cá chết, cá yếu cần được vớt ngay ra khỏi ao, lồng.

– Không vứt cá chết bừa bãi ra sông, suối, trên mặt đất, cần phải chôn vào hố cách ly có rải vôi sống để tiệt trùng.

– Sau những trận mưa đầu mùa nên té nước vôi để trung hòa lượng axít có trong nước mưa với liều lượng 1,5 kg/100 m3 ao.

– Sau mỗi vụ nuôi nên thu hoạch triệt để. Rồi cải tạo ao nuôi, không nên nuôi lưu năm này qua năm khác.

– Đối với những ao nuôi bị bệnh cần cải tạo kỹ bằng vôi bột 15 kg/100 m2 phơi nắng trong 7 ngày.

Cảm ơn bạn đã theo dõi JIA. Hy vọng đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Nguồn: baohagiang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết
hoa cúc

Trồng hoa cúc vào mùa Tết: Thu lãi cả trăm triệu đồng có thật không?

Vào đầu tháng 12, hàng trăm nghìn bông hoa cúc pha lê và hoa cúc ở Làng hoa cúc Quảng …
Xem Chi Tiết
cam quýt bị vàng lá

Phương pháp phục hồi nhanh chóng vườn cam, quýt khi bị vàng lá

Bệnh vàng lá thối rễ đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây có múi ở Đồng Tháp. Nhiều …
Xem Chi Tiết
Bệnh mốc sương là gì? Biện pháp phòng bệnh mốc sương trên khoai tây

Bệnh mốc sương là gì? Biện pháp phòng bệnh mốc sương trên khoai tây

Khoai tây là loại rau ăn củ có giá trị kinh tế cao nhưng thường gặp nhiều loại bệnh, trong …
Xem Chi Tiết
Căn bệnh thán thư ở dưa hấu và cách phòng bệnh

Căn bệnh thán thư ở dưa hấu và cách phòng bệnh

Việc đầu tư thâm canh không đúng mức sẽ gây ra sự phát triển của nhiều loại sâu bệnh; trong …
Xem Chi Tiết
mồng tơi

Bất ngờ với cách trồng mồng tơi cho lá tươi tốt, đem lại hiệu quả cao

Trồng rau mồng tơi để ăn sẽ giúp những cho người thiếu máu, huyết áp thấp, suy nhược và đặc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương tôm giúp đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất

Để có giống tôm đảm bảo chất lượng, ngoài tôm bố mẹ chất lượng tốt còn yêu cầu hiểu được …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cua xanh giúp đạt chất lượng cao nhất

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước …
Xem Chi Tiết
sán lá đơn ở cá

Tìm hiểu về cách phòng chống bệnh sán lá đơn ở cá

Sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus và Gyrodactylus 18 móc là những loài ký sinh phổ biến ở cá …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương nuôi cá chình bằng hệ thống RAS

Hệ thống RAS cho phép tăng mật độ ương nuôi cá, tiết kiệm nước, giảm chi phí vệ sinh, đặc …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết