Bí kíp trồng và chăm sóc cây chôm chôm cho bà con

chôm chôm
6 phút, 33 giây để đọc.

Khi đến mùa, nhiều người trồng chôm chôm bởi vì quả chôm chôm có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng và còn được coi là một vị thuốc quý chữa bệnh. Cây chôm chôm có nguồn gốc từ Malaysia và Indonesia. Cùng JIA tham khảo bên dưới đây nhé.

Nơi đây chôm chôm được coi như một loại quả quý đặc sản của người dân địa phương. Hương vị thơm ngon của chúng đã khiến diện tích trồng của loại quả này ngày càng rộng và có mặt trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.

Chôm chôm là loại cây thân gỗ có chiều cao có thể lên đến 10m. Cây có hệ tán lá khá phát triển với phiến lá thuôn và nhọn ở hai đầu. Lá nhỏ mọc cách màu xanh đậm. Hoa của chôm chôm có màu xanh hơi đỏ. Hoa nở thành từng chùm một tỏa mùi hương thơm dịu. Từ khi ra hoa đến khi quả chín sẽ mất khoảng 4 tháng.

Điểm thu hút nhất trên quả chôm chôm là hình dáng quả khá lạ mắt. Chúng trông như những quả cầu đỏ với lông bao phủ. Khi tách lớp vỏ ngoài ra sẽ để lộ phần thịt bên trong màu trắng trong khá bắt mắt. Khi ăn chôm chôm có vị ngọt thanh và bùi.

Giá trị dinh dưỡng từ quả chôm chôm

Theo như nghiên cứu thì trong một quả chôm chôm có khá nhiều chất dinh dưỡng. Chúng bao gồm có nước, chất xơ, Canxi, Fe, Vitamin A, các Vitamin nhóm B và C. Ăn thương xuyên chôm chôm sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh vì hàm lượng chất xơ dồi dào. Ngoài ra chôm chôm còn có thể loại bỏ độc tố trong thận, bổ máu và còn giúp giảm cân giữ dáng rất tốt.

Giá trị dinh dưỡng từ quả chôm chôm

Cách trồng cây chôm chôm năng suất cao

Chôm chôm là giống cây phát triển khá mạnh và ít sâu bệnh. Chính vì thế việc trồng được một cây chôm chôm trong vườn nhà bạn là điều hoàn toàn có thể làm được.

Cách trồng cây chôm chôm năng suất cao

Những lưu ý khi trồng chôm chôm

– Nhiệt độ: 22-30 ĐỘ c

– Lượng mưa: Cây ưa ẩm nên trồng ở nơi có lượng mưa nhiều hoặc cần tưới nước đầy đủ.

– Ánh sáng, ẩm độ, gió: Chôm chôm ưa nắng nhưng không nên trồng nơi có nhiều gió.

– Loại đất trồng: Chôm chôm phát triển tốt nhất ở nơi đất cao bằng phẳng không bị nhiễm mặn. Đất tơi xốp có chế độ thoát nước tốt.

– Thời vụ trồng : Chôm chôm thường được trồng ở nước ta vào mùa cuối mùa xuân đầu mùa hè. Khi lượng mưa cao và trời ấm lên.

Chọn giống và bắt đầu trồng cây

Hiện nay chôm chôm được trồng và nhân giống bằng phương pháp chiết hoặc ghép cây. Cây con chiết sẽ mang đầy đủ tính trạng tốt của cây mẹ nên sẽ phát triển khỏe mạnh và nhanh ra quả hơn. Cây con giống được chọn sẽ phải là những cây khỏe mạnh sinh trưởng tốt và không bị sâu bệnh hại.

Trồng cây con giống

Bạn tiến hành xử lý đất trước khi trồng cây con giống. Bằng việc phát quang bụi rậm, nhổ sạch cỏ dại và đào hố với kích thước tối thiểu 50x50x50cm cho mỗi cây. Bón lót cho mỗi hố một lượng phân chuồng hoai mục khỏng 20 kg, phân Lân 0,5 kg và 1kg vôi bột khử trùng đất cho sạch trước khi đem cây giống trồng.

Trồng chôm chôm

Khi trồng bạn tiến hành đặt bầu đất cây con giống vào đúng giữa phần hố đã đào. Nhẹ nhàng chỉnh cho cây con hướng đứng thẳng và lấp đất lại. Bạn tiến hành dùng tay nèn chặt phần đất quanh rễ cho chắc. Sau đó tiến hành tưới nước ngay cho cây để giúp cây mau chóng bén rễ phát triển xanh tốt.

Chú ý: Vì cây mới trồng nên còn non yếu đòi hỏi bạn cần phải cắm thêm cọc để giữ cho cây không bị ngã đổ bởi gió mưa.

Chăm sóc định kỳ cho chôm chôm

Do là giống cây nhiệt đới nên việc trồng và chăm sóc chôm chôm đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ nước. Trong mùa khô lượng nước tưới phải tăng lên. Tuy nhiên vào mùa mưa cần chú ý chống ngập úng cho rễ.

Trong năm đầu, việc cắt tỉa cành nhằm mục đích là tạo cho cây có hình dáng khỏe mạnh, đầy đặn, cành lá tỏa đều quanh cây. Sau khi trồng nên cắt ngọn ở độ cao 60 – 70cm.

Trong năm đầu sau khi trồng chưa cần cắt tỉa quá nhiều. Việc cần làm chỉ là cắt tỉa cho cây định hình dáng khỏe mạnh đầy đặn theo ý bạn. Khi cây có chiều cao khoảng 70cm bạn tiến hành cắt phần ngọn để tạo cành cấp 1. Sau khi cắt từ phần gốc và thân sẽ mọc ra các cành cấp 1. Chọn khoảng 4-5 cành cấp 1 khỏe mạnh nhất để giữ lại nuôi còn lại cắt tỉa hết. Cứ như thế bạn sẽ tạo dần đến cành cấp 2 cấp 3 như ý muốn.

Bón phân cho cây chôm chôm

Chôm chôm muốn ra nhiều quả và quả to đẹp thì việc bón thêm phân bón là điều nên làm. Tùy vào từng tuổi cây và tình trạng sức khỏe mà ta tiến hành bón thêm phân bón cho phù hợp:

Năm đầu: Sau khi trồng 1.5 tháng trở đi mỗi tháng bạn tiến hành bón cho mỗi gốc khoảng 100g phân NPK (15:15:15).

Sang năm thứ 2 bạn tiến hành bón thêm cho cây 100g N+50g K2O (200g urê+80g KCl). Bón vào 2 lần trong năm.

Những năm sau lượng phân bón tăng thêm khoảng 10% mỗi năm.

Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu ở các giai đoạn gốc ghép, sau ghép như sau:

Các loại sâu ăn lá

 Nhận dạng: một số loài sâu ăn lá như sâu róm, sâu xanh, sâu kén…phá hại lá non làm cây sinh trưởng chậm, phân nhánh nhiều làm ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ cây đạt ghép.

Phòng trừ: Sử dụng Emamectin 0,36G liều lượng 1gr/1ít nước, lượng nước dùng 600 lít/ha.

Bệnh thán thư (do nấm Colletotrichum gloeosporioides)

Triệu chứng:

Bệnh có thể tấn công trên lá và trên trái. Ở trên các lá trưởng thành các đốm bệnh không có hình dạng nhất định màu nâu và sau đó lan rộng ra đường kính khoảng 1 cm. Trên bề mặt vết bệnh có thể thấy những ổ nấm nhỏ màu nâu nhạt đến đen. Trên trái, nấm bệnh có thể tấn công vào giai đoạn trái sắp chín. Tuy nhiên bệnh này không phổ biến trên chôm chôm.

Phòng trị:

Khi phát hiện bệnh có thể xử lý các loại thuốc hoá học để phòng trị bệnh như Bendazol 50WP 25-35 g/8 lít, Mancozeb 80%, liều dùng 40 g/8 lít.

Thu hoạch khi xong mùa chôm chôm

Với mỗi chủng loại chôm chôm sẽ có thời gian thu hoạch khác nhau một chút. Tuy nhiên thông thường sau khi trồng đến năm thứ 3 thì chôm chôm đã bắt đầu cho thu hoạch quả. Khi chôm chôm có màu đỏ và quả to đẹp bạn có thể thu hái dần cho đến hết vụ. Bảo quản chôm chôm ở nơi thoáng mát sẽ giúp chôm chôm tươi lâu hơn

Trên đây là những thông tin chăm sóc, trồng trọt giống cây chôm chôm cho bà con, bà con hãy ghé vào đọc nhiều tin tức phương pháp trồng trọt tại JIA nhiều nhé. 

Nguồn: giongcayanqua.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết