Biện pháp bảo quản thức ăn cho gia súc tốt nhất trong mùa mưa lạnh

Biện pháp bảo quản thức ăn cho gia súc tốt nhất trong mùa mưa lạnh
7 phút, 58 giây để đọc.

Mùa mưa lạnh, nguồn thức ăn cho gia súc khan hiếm. Việc tìm hiểu các phương pháp bảo quản thức ăn cho gia súc thời điểm này là cần thiết với bà con nông dân để tránh thiệt hại kinh tế.

Đàn gia súc luôn cần một nguồn thức ăn đầy đủ đảm bảo dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển tốt. Vào mùa mưa lạnh, khí hậu khắc nghiệt khiến nguồn thức ăn cho gia súc trở nên khan hiếm. Để đảm bảo cho đàn gia súc có đủ lượng thức ăn và chất dinh dưỡng để luôn khỏe mạnh, cho năng suất cao thì bà con cần nắm được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho gia súc thời điểm này, tránh gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Bảo quản thức ăn cho gia súc nhằm đảm bảo chất lượng, dự trữ được trong thời gian cho phép (đối với từng loại) và chủ động giải quyết nhiên liệu, làm giảm thiệt hại, hư hỏng, ổn định được giá cả. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu bà con một số biện pháp bảo quản thức ăn tốt nhất.

Dự trữ thức ăn tinh

Các loại thức ăn tinh như hạt ngô, sẵn, cám gạo, bột đậu tương… chứa các thành phần dinh dưỡng quan trọng gồm đạm, tinh bột, đường, khoáng và vitamin.

Dự trữ thức ăn tinh

Thức ăn tinh sau khi được xử lý thường được dự trữ trong bao, quây cót… Kho chứa thức ăn là phải ở nơi cao ráo, thoáng mát, có mái che… Khi lấy thức ăn phải theo thứ tự chế biến trước dùng trước, chế biến sau dùng sau và kiểm tra hàng ngày; định kỳ đảo kho, sát trùng mọt, sâu… Kiểm tra thường xuyên thức ăn nếu có hiện tượng ẩm, vón mốc… phải có biện pháp phơi, sấy hoặc loại bỏ.

Về mặt dinh dưỡng, thức ăn thô không thể thay thế quá nhiều (khi thiếu) bằng thức ăn tinh trong khẩu phần ăn của gia súc. Hơn nữa, vì giá thành, người nuôi nên tận dụng tối đa các nguồn phụ phẩm để làm thức ăn cho gia súc nhằm tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Bảo quản thức ăn khô

Rơm khô là một nguồn cung cấp Protein, Gluxit, Vitamin và chất khoáng chủ yếu cho gia súc nhai lại vào mùa lạnh. Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản, rơm ít bị hỏng. Áp dụng với mọi quy mô chăn nuôi, nhất là các nông hộ. Có thể tận dụng thời gian, đầu tư thấp. Trâu bò được ăn nhiều mà không gây rối loạn tiêu hóa.

Bảo quản thức ăn khô

Để thu được rơm khô chất lượng tốt và giảm tổn thất các chất dinh dưỡng; sau khi thu hoạch phải phơi ( sấy ) khô nhanh chóng. Rơm kho thường được bảo quản bằng cách đánh thành từng đống như đống rơm; nén chặt và có mái che mưa là hình thức phổ biến.

Trồng các loại cỏ bổ sung

Thức ăn lý tưởng cho gia súc nhai lại là cỏ xanh nhưng năng suất lại thay đổi theo mùa vụ và trong mùa lạnh ( khô ) thường bị thiếu. Hiện nay, một số địa phương miền núi đã chủ động thực hiện việc chuyển một số diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang trồng các giống cỏ năng suất cao, chịu hạn, chịu rét tốt như cỏ voi, cỏ Ghi nê, VA06 … để trồng thâm canh nhằm có đủ nguồn thức ăn thô xanh.

Cần căn cứ vào nhu cầu từng loại gia súc và năng suất của cỏ trồng để tính toán diện tích trồng cho phù hợp. Trồng cỏ giúp đảm bảo chủ động có nguồn thức ăn xanh hay dự trữ để ổn định nguồn thức ăn cần thiết cho gia súc; nhất là vào mùa lạnh.

Ủ héo thức ăn xanh

Ủ héo là phương pháp trung gian giữa làm cỏ khô và ủ tươi; cỏ dùng làm ủ héo có hàm lượng chất khô cao hơn dùng để ủ tươi. Cỏ ủ héo thường lên mem ít, lượng chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình ủ thường ít hơn.

Ủ héo thức ăn xanh

Cách ủ cỏ héo: tùy theo số lượng và độ ẩm hiện tại có thể ủ ngay hoặc phơi tái rồi ủ . Độ ẩm của cỏ trong khoảng từ 50 – 60%; dùng bao nylon cho cỏ vào từng lớp; nén chặt cho đến khi bao chứa đầy cỏ

Dùng dây buộc kín miệng bao lại rồi cho cỏ vào bao nylon thứ 2, buộc thật kí; sau đó đem để nơi nào tránh được chuột hay các công trùng khác phá hoại. Đây là khâu quan trọng nếu bao bị hở thì cỏ trong bao dẽ bị hư hỏng.

Dự trữ thức ăn xanh bằng cách ủ chua

Thức ăn ủ chua là nén chặt các loại thức ăn có khả năng lên men trong điều kiện kín khí để bảo quản lâu dài . Nguyên liệu có thể là cây ngô; các loại phụ phẩm chế biến dứa (bã, chồi …) . Với công thức ủ xanh như 100 Kg thân cây ngô tươi + 3 Kg Ure + 0.5 Kg NaCl ( có thể bổ sung 2 – 4% rỉ mật đường)…

Thức ăn đem ủ cần chặt ngắn ( 5 – 10 cm); lượng nước thích hợp trong thức ăn nguyên liệu là 65 – 75% . Chỉ ủ những thức ăn sạch và đảm bảo chất lượng. Sau đó, cho từng lớp thức ăn dày 20 – 30 cm đầm kỹ, nén chặt rồi mới cho lớp khác .

Dự trữ thức ăn xanh bằng cách ủ chua

Chú ý : nén thật chặt ở các góc hố.

Sau khoảng 3 tuần là có thể cho gia súc ăn . Thức ăn ủ chua được bảo quản lâu dài và tổn thất ít chất dinh dưỡng. Nếu thức ăn ủ xanh có chất lượng tốt có thể cho gia súc ăn tới 5 – 7Kg/100Kg thể trọng/Ngày.

Dự trữ các phụ phẩm nhiều chất xơ

Nguồn phụ phẩm nhiều chất xơ phong phú và đa dạng như rơm, ngọn lá mía, ngọn sắn … Nguyên tắc làm tăng khả năng sử dụng phụ phẩm nhiều chất xơ gồm thu gom sau thu hoạch để dự trữ lâu dài . Bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu hay xử lý nhằm phá vỡ các liên kết phức tạp để là tăng tỷ lệ tiêu hóa và lượng thu nhận thức ăn. Trong đó, phương pháp xử lý vật lý và sinh học ít được áp dụng do quy trình phức tạp, chi tiêu thiết bị cao . Trong xử lý hóa học, có xử lý bằng ủ chua; ủ Ure là phương pháp được dùng phổ biến hiện nay.

Dự trữ các phụ phẩm nhiều chất xơ

Điều kiện bảo quản thức ăn cho gia súc

Thức ăn đã được pha trộn bao gồm rất nhiều những thực liệu có những thành phần khác nhau. Nếu bảo quản không tốt thì một số dưỡng chất của thức ăn sẽ bị hao hụt rất nhiều và thức ăn cũng là môi trường tốt cho nấm mốc phát triển. Trong điều kiện thực tế của các trại chăn nuôi  gia súc thì việc bảo quản thức ăn cần chú ý một số điểm sau:

Cần bảo quản thức ăn chăn nuôi tốt nhất để tránh ẩm mốc

– Nơi trữ thức ăn phải khô ráo, thoáng mát.

– Bao thức ăn phải để cao cách mặt nền và cách vách khoảng 30 – 40cm (3-4 tấc)

– Ngăn chặn chuột, kiến, mọt, mối, gián,… vào nơi trữ thức ăn.

– Cần chú ý những bao thức ăn bị rách (vì nấm mốc rất dễ nhiễm vào thức ăn ngay chỗ bao rách).

Vệ sinh theo định kỳ

Thông thường theo định kỳ nhân viên làm vệ sinh hốt các thức ăn rơi vãi trong kho; do tiết kiệm hoặc giảm số hao hụt thức ăn người ta trộn thức ăn rơi vãi này lại với thức ăn mới cho heo ăn; rất nhiều trường hợp được ghi nhận heo chết và bệnh hoặc ảnh hưởng sinh sản trên đàn heo nái mà đôi khi có nhân viên kỹ thuật không rõ nguyên nhân gì; thực ra là do các độc tố nấm mốc phát triển trên thức ăn rơi vãi này.

Định kỳ khoảng 15-20 ngày thực hiện dọn dẹp, vệ sinh, sát trùng và diệt côn trùng. Nên sử dụng những loại thuốc có độ an toàn cao; như thuốc Virkon ( thuốc sát trùng, pha 10 gram/4lít nước), thuốc solfac (thuốc diệt ruồi, mọt,mối, kiến, gián,…pha 10 gram/5 lít nước; có thể sử dụng để phun trực tiếp lên bao thức ăn trong quá trình bảo quản).

Không để những bao chứa thức ăn cũ (bao không) chung với nơi trữ thức ăn (vì rất dễ nhiễm nấm mốc từ bao không sang bao có thức ăn).

Tóm lại

Bảo quản thức ăn từ khi sản xuất cho đến khi sử dụng là một quá trình; thông qua nhiều giai đoạn trung gian (như ở kho của nhà máy, ở các đại lý thức ăn gia súc, ở trại chăn nuôi…). Nếu thức ăn được bảo quản tốt ở tất cả các giai đoạn trên thì chất lượng thức ăn sẽ ổn định hơn.

Trên đây là các phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn dự trữ cho gia súc. JIA hi vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: cochannuoi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết
hoa cúc

Trồng hoa cúc vào mùa Tết: Thu lãi cả trăm triệu đồng có thật không?

Vào đầu tháng 12, hàng trăm nghìn bông hoa cúc pha lê và hoa cúc ở Làng hoa cúc Quảng …
Xem Chi Tiết
cam quýt bị vàng lá

Phương pháp phục hồi nhanh chóng vườn cam, quýt khi bị vàng lá

Bệnh vàng lá thối rễ đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây có múi ở Đồng Tháp. Nhiều …
Xem Chi Tiết
Bệnh mốc sương là gì? Biện pháp phòng bệnh mốc sương trên khoai tây

Bệnh mốc sương là gì? Biện pháp phòng bệnh mốc sương trên khoai tây

Khoai tây là loại rau ăn củ có giá trị kinh tế cao nhưng thường gặp nhiều loại bệnh, trong …
Xem Chi Tiết
Căn bệnh thán thư ở dưa hấu và cách phòng bệnh

Căn bệnh thán thư ở dưa hấu và cách phòng bệnh

Việc đầu tư thâm canh không đúng mức sẽ gây ra sự phát triển của nhiều loại sâu bệnh; trong …
Xem Chi Tiết
mồng tơi

Bất ngờ với cách trồng mồng tơi cho lá tươi tốt, đem lại hiệu quả cao

Trồng rau mồng tơi để ăn sẽ giúp những cho người thiếu máu, huyết áp thấp, suy nhược và đặc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương tôm giúp đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất

Để có giống tôm đảm bảo chất lượng, ngoài tôm bố mẹ chất lượng tốt còn yêu cầu hiểu được …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cua xanh giúp đạt chất lượng cao nhất

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước …
Xem Chi Tiết
sán lá đơn ở cá

Tìm hiểu về cách phòng chống bệnh sán lá đơn ở cá

Sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus và Gyrodactylus 18 móc là những loài ký sinh phổ biến ở cá …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương nuôi cá chình bằng hệ thống RAS

Hệ thống RAS cho phép tăng mật độ ương nuôi cá, tiết kiệm nước, giảm chi phí vệ sinh, đặc …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết