Cá mú lai là một thuật ngữ chung cho bất kỳ loài cá nào trong phân họ Adrenalaceae của họ Serranidae trong bộ Perciformes.
Mục lục
Cá mú và đặc điểm nổi bật
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhóm đều được gọi là cá nhóm, vì nhóm này cũng bao gồm cả cá rô. Tên gọi cá mú thường dùng để chỉ một trong hai chi chính Epinephelus và Mycteroperca.
Ngoài ra, loài này còn được xếp vào các loài nhỏ hơn là Oneperodon, Cromileptes, Dermatolepis, Gracila, Saloptia và Triso (hay còn gọi là cá mú). Cá trong chi Plectropomus được gọi là Plectropomus.
Cá mú và cá hồi san hô (cá mú chấm) có thể đồng hành với những loài dưới biển khác để săn mồi. Cá mú thường đi cùng với lươn biển moray và cá bàng chài Napoleon, các loài cá này có thể ám chỉ vị trí con mồi bằng cách dùng đầu hướng về đó, giúp bạn đồng hành của chúng phát hiện con mồi.
Khi một con cá chạy trốn khỏi nhóm săn mồi, cá mú di chuyển đến nơi mà mục tiêu đang ẩn nấp. Chúng sẽ xoay thân cho đầu hạ thấp xuống, sau đó lắc đầu tới-lui hướng về phía con mồi để ra hiệu cho đồng bọn.
Cá mú đồng hành với lươn và cá wrasse Napoleon và sử dụng khả năng bơi nhanh để bắt mồi. Lươn mora khổng lồ, loài có thể trườn vào những hốc nhỏ, kết hợp với cá wrasse, loài có hàm khỏe nên có thể nghiền nát san hô để con mồi lộ ra.
Cá mú lai
Đây là loại cá biển có giá trị kinh tế cao được Trung Quốc, Indonesia… sản xuất giống thành công. Tại Việt Nam bước đầu nghiên cứu và sản xuất thành công con giống cá mú lai này. Đây là đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế được người nuôi thương phẩm và thị trường tiêu thụ đón nhận.
Ông Phạm Văn Hai ở ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những hộ đã nhiều năm nuôi cá mú đen trong ao đất, sử dụng con giống đánh bắt tự nhiên theo phương pháp truyền thống, dùng cá tạp làm thức ăn trong suốt chu kỳ nuôi.
“Với quy trình kỹ thuật nông nghiệp này, môi trường ao nuôi thường hay bị ô nhiễm do lượng thức ăn dư thừa phân hủy. Nguồn thức ăn không chủ động, giá cá tạp tăng cao mỗi khi vào vụ nuôi chính; thậm chí về mùa mưa bão lượng cá tạp hầu như không có.
Cá mú đen
Mặt khác con giống cá mú đen đánh bắt từ thiên nhiên không chủ động; không rõ nguồn góc, kích thước không đồng đều; cá nuôi với thời gian dài từ 12-24 tháng”, ông Hai cho biết.
Sau khi được Trạm Khuyến nông Long Điền – Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; mời tham gia lớp tập huấn về quy trình kỹ thuật nuôi cá mú lai sử dụng thức ăn công nghiệp; phổ biến các tiêu chí chọn điểm làm mô hình trình diễn như điều kiện vùng nuôi; diện tích mặt nước ao phù hợp, cũng như nguồn kinh phí đầu tư đối ứng.
Nhận thấy hệ thống ao nuôi của gia đình đủ tiêu chuẩn để lựa chọn; ông đã mạnh dạn tham gia và đăng ký xin xây dựng mô hình với nguồn vốn đối ứng 50% chi phí mua con giống; và 70% chi phí mua thức ăn, thuốc phòng trị bệnh; phần còn lại được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ.
“Mô hình được triển khai với quy mô diện tích mặt nước 2.000m2; cá giống thả nuôi là con giống cá mú lai được mua tại những cơ sở sản xuất có uy tín; kích thước 8-10cm, phản ứng nhanh với tác động bên ngoài, màu sắc tươi sáng…
Mật độ thả nuôi 1con/m2, sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Sau hơn 4 tháng thả nuôi cá phát triển tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước đồng đều; trọng lượng trung bình khoảng 3con/kg”, ông Hai cho biết thêm.
Kỹ thuật nuôi hiệu quả
Anh Trần Quang Phong có nhiều năm nuôi các đối tượng thủy sản như tôm kẹt; cua, cá chim vây vàng, cá mú đen;… khi được tham quan mô hình nuôi cá mú lai sử dụng thức ăn công nghiệp so sánh: Nếu cùng thời gian nuôi thì con cá mú lai phát triển nhanh hơn; kích thước cũng đều hơn, môi trường ao nuôi trong sạch hơn.
Theo đánh giá của anh Võ Xuân Hậu, cán bộ chỉ đạo mô hình; cá mú là đốí tượng có giá trị kinh tế, cá thương phẩm bán trên thị trường cao hơn; so với các đối tượng thủy sản khác.
So với cá mú đen thì nuôi cá mú lai người nuôi có thể chủ động trong việc chọn con giống; cá có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, thời gian nuôi ngắn hơn 1-2 tháng.
Sau khoảng 10 tháng nuôi cá có thể đạt kích cỡ thương phẩm 1kg/con. Tỷ lệ sống có thể đạt từ 60-80%. So với sử dụng cá tạp để nuôi; dùng thức ăn công nghiệp hạn chế được mầm bệnh lây nhiễm, số lượng thức ăn luôn được kiểm soát; và điều chỉnh phù hợp cũng như đảm bảo ổn định về mặt dinh dưỡng.
Với những kết quả bước đầu có thể cho thấy mô hình nuôi cá mú lai; là đối tượng mới nhưng thích nghi và phát triển rất tốt; phù hợp với thổ nhưỡng của vùng nuôi An Ngãi, phù hợp với tiềm năng; và sự phát triển của địa phương, tăng năng suất, ổn định, bền vững lâu dài…
Đừng quên JIA còn rất nhiều điều hữu ích đang chờ bạn.
Nguồn: nghenong.com