Các doanh nghiệp ngoại đang ‘thâu tóm’ thị trường giống cây Việt Nam với chiến thuật “cáo gửi chân”. Hãy cùng theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết nhé!
Công ty sản xuất hạt giống Vilmorin của Pháp đã mua lại cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhiệt đới (Tropdicorp); một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về nhân giống; và sản xuất hạt giống. Doanh thu tại thời điểm chuyển nhượng là 6 triệu USD (2014)), chiếm 20% thị phần của ngành giống cây trồng Việt Nam; đưa Vilmorin trở thành nhà sản xuất giống cây trồng nước ngoài đầu tiên trực tiếp kinh doanh tại Việt Nam.
Mục lục
Thị trường cây giống ở Việt Nam
Năm 2014, thị trường cây giống và hạt giống Việt Nam được xem là nhộn nhịp khi cùng lúc diễn ra hàng chục thương vụ mua bán cổ phần không chỉ giữa các DN trong nước với nhau; mà còn diễn ra giữa DN FDI với DN Việt Nam.
Nếu như trên sàn chứng khoán; thời điểm đó, những cái tên như Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam (MCP: NSC), Công ty CP Giống cây trồng Trung ương (MCP: SSC); Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (MCP: TSC); Công ty CP Xuyên Thái Bình Dương (MCP: PAN) trở thành tiêu điểm bình luận của các chuyên gia phân tích chứng khoán với nhiều nhận định về tiềm năng phát triển ngành hạt giống; cây giống.
Cùng lúc, những cuộc mua bán “ngoài sàn” tuy thầm lặng nhưng tác động không nhỏ đến ngành này. Đơn cử nhà sản xuất hạt giống của Pháp là Vilmorin mua lại cổ phần Công ty CP Phát triển; và Đầu tư Nhiệt Đới (Tropdicorp); một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về lai tạo và sản xuất hạt giống; với doanh số 6 triệu USD thời điểm chuyển nhượng; chiếm 20% thị phần ngành giống cây trồng của Việt Nam.
>>> Xem thêm các bài viết về kinh tế – thị trường Việt Nam
Tìm hiểu về chiến thuật “cáo gửi chân”
Thành công của thương vụ này đã; và đang mở đường cho nhà sản xuất hạt lớn thứ tư thế giới Vilmorin (có doanh số 1,9 tỷ USD) “định vị” vững chắc hơn tại thị trường Việt Nam; đặc biệt trong bối cảnh hội nhập cùng nhiều chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp được nhà nước hướng đến.
Điều đáng nói, theo GS Võ Tòng Xuân, trong số 10 tập đoàn phát triển hạt giống; cây giống chiếm khoảng 70% thị phần hạt giống rau thế giới; đã có 6 tập đoàn hiện diện tại Việt Nam với những tên tuổi như: Syngenta (Thụy Sĩ); Takii và Sakata (Nhật Bản); East West (Hà Lan)… với tỷ lệ chiếm hữu lên đến trên 85% thị trường cây giống; hạt giống tại Việt Nam.
Con đường chiếm lĩnh thị trường giống cây trồng Việt Nam của các ông lớn này chủ yếu thông qua mạng lưới phân phối của chính các doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam. Đơn cử như; Tập đoàn Lộc Trời hiện đang là nhà phân phối lúa giống; và bắp lai giống thương hiệu Syngenta lớn thứ hai tại Việt Nam. Đến nay; Lộc Trời đã có 25 chi nhánh; và hơn 5.000 đại lý; nhà bán lẻ cũng phân phối chủ yếu các sản phẩm từ Công ty Syngenta.
Và mới đây nhất; ngày 12/5/2017; Tập đoàn Lộc Trời đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Phát triển Khoa học Viên Thị Hồ Nam (Trung Quốc) để thành lập hai Công ty liên doanh ở lĩnh vực giống cây trồng; và thương mại nhằm phát triển công nghệ tạo giống lúa lai siêu năng suất; phục vụ sản xuất tại Việt Nam; và các nước trong khu vực.
Vì sao các doanh nghiệp nội không thể trụ nổi
Quy mô nhỏ lẻ, phân tán
Thực tế cho thấy, doanh nghiệp ngành giống cây trồng Việt Nam có quy mô nhỏ; hoạt động khá phân tán với khoảng 260 doanh nghiệp hoạt động tại các địa phương. Trong đó; chỉ có 5 doanh nghiệp lớn, gồm Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương; Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ; Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình; Công ty TNHH Giống cây trồng An Giang là trực tiếp đầu tư nghiên cứu; và cung ứng giống.
Với quy mô thị trường giống cây trồng sẽ đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020 (theo dự báo của Công ty Chứng khoán Thiên Việt), rõ ràng, số doanh nghiệp trên là con số quá khiêm tốn.
Thiếu vốn và thiếu công nghệ
Theo phân tích của giới chuyên gia, vốn và công nghệ là hai nút thắt của các doanh nghiệp Việt. Theo tính toán của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương, để xây dựng nhà làm việc; phòng kiểm nghiệm chất lượng hạt giống đạt tiêu chuẩn quốc gia; hệ thống chế biến, bảo quản hạt giống đạt tiêu chuẩn quốc tế; số tiền lên tới 130 tỷ đồng. Đây là số vốn đầu tư không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt.
Mặc dù, không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng yếu; thiếu năng lực; điều này được minh chứng bằng thành quả Việt Nam sau hàng chục năm nhập khẩu bắp giống, lúa giống, mấy năm nay đã chủ động được hai loại giống quan trọng nhất này; nhưng rõ ràng; nếu không thay đổi; thì việc nhường “sân” cho khối ngoại trong lĩnh vực giống cây trồng chỉ còn là vấn đề thời gian.
Vậy trên đây là những thông tin mà JIA muốn chia sẻ đến các bạn.
Nguồn: nhadautu.vn