Các kỹ thuật trong chăn nuôi ong mà nhà nhà cần biết

tổ ong
7 phút, 12 giây để đọc.

Mật ong ẩn chứa giá trị dinh dưỡng và dược liệu trong hàng trăm năm. Nó chứa flavonoid và chất chống oxy hóa; giúp giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim. Vậy có cách nào để chăn nuôi ong; sản xuất ra những thành phần tuyệt vời này nhiều hơn không?

Nước ta, ong nội (Apis cerana) đã được nuôi từ lâu với nhiều hình thức như : nuôi ong trong hốc cây, hốc đá tự nhiên ; nuôi trong thùng. Song, mọi phương thức nuôi ong đều mang tính thô sơ, năng suất thấp. Ngày nay, việc áp dụng kỹ thuật nuôi trong thùng cải tiến có khung cầu di động; đưa năng suất mật tăng gấp 5 – 10 lần. Để nuôi ong thành công và thu được nhiều sản phẩm; cần phải nắm vững, kết hợp nhiều yếu tố như kỹ thuật tạo chúa chất lượng cao; kỹ thuật nuôi và sử lý đàn ong, các bước đi hoa.

Công tác nhân giống ong trong kỹ thuật nuôi ong mật rất quan trọng; đặc biệt là khâu chọn lọc nâng cao chất lượng giống để được những đàn ong tốt có những đặc điểm mong muốn; từ đó nhân giống ra phục vụ sản xuất. Muốn nhân giống ong ta phải chọn những đàn ong bố mẹ; đàn nuôi dưỡng tốt và thực hiện đầy đủ các khâu kỹ thuật trong quá trình tạo chúa. Tạo chúa được chọn lọc kỹ từ mũ chúa (thẳng, thon đều).

Khi chúa tơ nở ta chọn con to, khoẻ có lớp lông tơ mịn màu táo tàu hoặc cánh gián; không què chân xước cánh. Loại bỏ chúa tơ lâu không đi giao phối. Tiếp tục chọn lọc nhiều thế hệ như vậy ta được những đàn ong tốt. 

Các dụng cụ cần thiết

Thùng nuôi ong: Theo phương pháp nuôi ong mới; ong được nuôi trong các thùng gỗ có sơn các màu xanh, vàng; hay trắng vừa để chống ẩm, vừa để ong dễ nhận biết tổ.
Thùng quay mật: Dùng để quay lấy mật ong. Thùng quay mật thiết kế hình trụ, làm bằng thép không gỉ, bên trong thiết kế bộ phận đặt cầu bánh tổ ong, bộ phận quay ly tâm. Khi quay, mật ong từ các cầu văng ra ngoài, bắn lên thành thùng và được thu lại ở dưới đáy thùng.
Đặt thùng ong ở chỗ cao ráo có bóng mát, cửa tổ của thùng quay về hướng nam; để tránh ánh nắng, tránh rét. Thùng đặt cách mặt đất 30cm, các thùng cách nhau 3-4m. Mỗi thùng đặt 7 -10 cầu ong là vừa.

Chăn nuôi đàn ong

Thức ăn chính của ong là mật và phấn hoa tự nhiên; do đó phải đặt thùng ong ở nơi có nguồn hoa phong phú. Vào thời gian địa phương thiếu nguồn hoa tự nhiên; hay những ngày thời tiết không thuận lợi, ong không thể rời tổ tìm thức ăn được thì phải cho ong ăn nước đường có bổ sung via- min. Cần che chắn cẩn thận không để mưa gió táp vào thùng ong.

Chăn nuôi đàn ong 

Thay bánh mới cho tổ ong

Qua nhiều thế hệ ấu trùng nên các bánh tổ cũ bị đen bẩn do tích chứa phân; ong chúa không thích đẻ vào tổ cũ nên cần thay bánh tổ mới. Hiện nay các cơ quan chuyên môn nuôi ong; đã nghiên cứu chế tạo được các cầu ong in sẵn chân nền bằng sáp khử trùng đúng tiêu chuẩn; để đặt vào thùng cho đàn ong xây tổ mới nhanh chóng. Ong chúa rất thích đẻ trứng vào bánh tổ ong mới này; làm hệ số nhân của đàn tăng nhanh hơn.

Hiện tượng và cách xử lý

Khi ong chúa đẻ mạnh, số lượng ong trong đàn đông đúc; nguồn thức ăn bên ngoài dồi dào, mật và phấn hoa tích trữ trong các tổ dư thừa,; đàn ong sẽ xây mũ chúa mới và sẻ đàn tự nhiên; người nuôi ong sẽ có thêm một đàn ong mới. Song nhiều khi nguồn thức ăn thiếu, tổ ong nóng bức, ong chúa đẻ kém; trứng nở nhiều ong đực mà đàn ong cũng tạo mũ chúa mới để sớm sẻ đàn.
Lúc này tuy  được thêm đàn mới song cả hai đàn cũ và mới đều thiếu sinh lực; chóng suy tàn, khả năng tạo mật ong kém, gây thiệt hại cho người nuôi. Trong trường hợp này cần cho đàn ong xây thêm cầu mới; để ong chúa có nơi đẻ trứng, tổ không chật chội; cắt bỏ bớt lỗ tổ ong đực ở các góc bánh tổ; thay thế ong chúa, bổ sung nguồn thức ăn cho đàn ong và tiến hành chống nóng, chống rét cho tổ ong.

Cách tạo ra ong chúa và nhân đàn

Người nuôi ong cần luôn kiểm tra để duy trì con ong chúa tốt cho mỗi đàn. Khi ong chúa già cần được thay thế bằng cách kích thích để đàn ong tự tạo ong chúa mới hoặc đưa mũ ong chúa tốt từ đàn ong khác sang. Ong chúa tốt có thân hình lớn, đẻ đều, đẻ nhiều trứng hàng ngày, tỷ lệ trứng thụ tinh cao. Khi đàn ong đã phát triển đông đúc, chủ động tạo thêm mũ chúa để đàn ong sớm sẻ thành 2 đàn một cách tự nhiên.

Phương pháp tạo ong chúa

Khi đàn ong xung mãn, nguồn phấn, mật dồi dào hoặc ong chúa đã già thì đàn ong có khuynh hướng tạo nụ để nuôi chúa mới thay thế hoặc chia bay. Đây là đặc điểm sinh học nhằm bảo vệ nòi giống, luôn có ong chúa dự trữ trong đàn. Có hai phương pháp tạo chúa nhân tạo:

Phương pháp đàn không chúa

Chọn một đàn ong từ  6-7 cầu tiêu chuẩn, bỏ bớt đi cầu trứng và trùng nhỏ, con chúa có thể nhốt lại hoặc đem đi chỗ khác. Sau đó đưa vào giữa tổ 1 khung có gắn 2 thang nụ chúa với khoảng 20-25 nụ chúa.
Ngày thứ nhất: Dùng kim di trùng đưa vào mỗi nụ chúa 1 con ấu trùng từ  1 một đến 2 ngày tuổi.
Ngày thứ hai: Lấy thang chúa này ra gắp bỏ các con ấu trùng đã đưa vào hôm trước. Lấy tăm chấm vào sữa trong nụ và bôi vào các nụ ong không tiếp thu. Sau đó dùng kim di trùng đưa vào mỗi ấu chúa một con ấu trùng một ngày tuổi (càng nhỏ càng tốt). Các con ấu trùng này được lấy ở đàn ong giống tốt nhất.
Bốn ngày sau, đàn ong bắt đầu vít nắp các nụ chúa này.
Ngày thứ sáu, đưa vào một đàn ong không có chúa để bảo ôn các nụ này.

Chăn nuôi đàn ong tạo ong chúa

Phương pháp đàn có chúa

Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông (có thể quân bu cả trên nắp). Dùng một ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở bên ngoài và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Đưa khung tạo chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn không chúa.

Cách chăn nuôi ong nhân đàn

Những đàn từ  7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn.

Lấy 2 cầu nhộng và 1 cầu mật cả quân đưa vào một thùng không đặt ở chỗthoáng đường bay. Chọn đàn ong đang ra đời có nhiều ong non, giũ hết số quân này vào thùng mới (đã có 2 cầu nhộng và một cầu mật). Đóng cửa để nhốt ong lại. Khoảng 5 giờ chiều mở cửa cho số quân già bay về và lấy nụ chúa ở ngày tạo chúa thứ 11 (phương pháp di kép) hoặc ngày thứ 10 nếu di đơn (di một cầu).

Cách chăn nuôi ong nhân đàn

Cắt rời các nụ này khỏi thang nụ chúa (phải làm nhẹ nhàng và trong thao tác luôn luôn để đầu nụ chúa trúc xuống). Sau đó gắn vào phần trên của cầu nhộng. Tối đó cứ tiếp tục đóng cửa đến 5 giờ chiều hôm sau mới mở của (chắn cửa nhỏ lại, chỉ để khoảng 2cm cho ong ra vào nhằm chống bị cướp mật).
Mong rằng với thông tin trong bài, bà con thành công với công cuộc chăn nuôi của mình. Hãy truy cập thêm nhiều bài viết hay khác tại JIA nhé!

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương tôm giúp đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất

Để có giống tôm đảm bảo chất lượng, ngoài tôm bố mẹ chất lượng tốt còn yêu cầu hiểu được …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết