Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu
5 phút, 29 giây để đọc.

Bệnh chết chậm và biện pháp phòng bệnh trên cây hồ tiêu. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu thế nào là bệnh chết chậm? Các biện pháp nào phòng bệnh chết chậm?

Bệnh chết chậm

Bệnh chết chậm

Ngoài bệnh chết nhanh gây hại trên cây hồ tiêu thì bệnh úa vàng lá; thối rễ ( thường gọi bệnh chết chậm ) là bệnh không kém phần nguy hiểm đối với các nhà vườn

Tuy không làm cây chết ngay nhưng sự hành hạ của các mầm bệnh ăn dần vào các bộ phân cây theo thời gian làm cây kiệt sức dần và chết; tuy biểu hiên cây không xuống cấp đột ngột nên mọi người hay chủ quan nhưng đến khi có biểu hiện vàng kèm rụng đốt; Rễ thối thì lúc đó chăm chữa trị càng khó khăn hơn. Sau đây chia sẻ với mọi người nguyên nhân biểu hiện bệnh vàng lá thối rễ do nấm; và cách khắc phục

Triệu chứng bệnh

  • Nhìn chung cây sinh trương chậm, lúc mới nhiễm bệnh lá trên cây chuyển vàng và rụng ( thường lá vàng phân bố đều cả cây); cây biểu hiện nặng lá và cả đốt rụng dần.
  • Dưới rễ: Ban đầu rễ tơ bị thối đen sau đó ăn dần vào các rễ phụ; và thân ngầm làm cho cây không phát triển được rễ mới.
  • Sau đó bắt đầu vàng lá và rụng lá
  • Lâu ngày cây sẽ suy nặng, thân chính và các đốt cành nhanh già cỗi dần cây mất sức dẫn đến chết

Nguyên nhân gây ra bệnh

Tác nhân gây nên bệnh chết chậm là tuyến trùng Meloidogyne incognita và nấm Fusarium solani. Ban đầu tuyến trùng tấn công vào bộ rễ gây ra những vết thương tổn trên rễ; tạo điều kiện cho nấm Fusarium tấn công. Rễ tiêu bị nhiễm nấm yếu dần, việc cung cấp nước và dinh dưỡng cho phần cành lá bên trên không hiệu quả. Đồng thời theo thời gian sợi nấm; và bào tử sẽ lan dần lên phần thân và cành; rễ bắt đầu thối và cây sẽ chết.

Nước mang các bào tử nấm bệnh lây lan sang các cây bên cạnh và từ đó lan rộng ra; đây là nguyên nhân vì sao bệnh chết chậm thường xuyên xuất hiện.

Các biện pháp phòng trừ bệnh

Chọn các loại giống tốt

  • Chọn các giống tiêu có khả năng sinh trưởng khỏe mạnh và kháng bệnh tốt như: Giống tiêu Vĩnh Linh, Giống tiêu trâu, Giống tiêu ghép.
  • Xem thêm các biện pháp phòng bệnh cây trồng tại trang JIA nhé!

Kỹ thuật chăm sóc

  • Không trồng tiêu trên các vườn cà phê; vườn tiêu vừa bị tuyến trùng phải nhổ bỏ; nếu muốn trồng lại thì phải tiến hành cày xới, thu gom rễ; phơi đất, sau đó luân canh ít nhất 2-3 vụ màu. Để diệt mầm tuyến trùng còn sót lại trong đất.
  • Tạo môi trường thông thoáng cho vườn tiêu nhất là vào mùa mưa. Đối với cây trụ sống làm trụ tiêu cần rong tỉa mạnh đầu mùa mưa.
  • Mọi thao tác đào rãnh, xăm đất; cày xới, làm cỏ nên cách gốc tiêu 30cm, hạn chế tối đa làm tổn thương bộ rễ. Nhổ cỏ bằng tay ở phần sát gốc tiêu.
  • Hàng năm nên dùng các loại thuốc diệt nấm, diệt tuyến trùng tưới hoặc phun vào gốc tiêu. (Tuyến trùng: đợt 1 vào đầu mùa mưa; đợt 2 vào cuối mùa mưa. Nấm: đợt 1 vào đầu mùa mưa cách đợt phun tuyến trùng 15-20 ngày, đợt 2 cách đợt 1 30-40 ngày). Các loại thuốc sử dụng thường chứa hoạt chất Metalaxyl, Mancozeb; Streptomycin, Kasugamycin… Liều lượng và cách sử dụng nên tham khảo trên bao bì và khuyến cáo của nhà sản xuất.

Bón phân hợp lý

  • Khi bón phân hóa học cần pha loãng để tưới, không nên bón nhiều trong một lần làm xót rễ, nấm dễ tấn công.
  • Phân chuồng bón cho tiêu nhất thiết phải là loại đã hoai mục.
  • Rãnh bón phân, ép xanh nên đào lên xịt thuốc nấm và phơi rãnh khoảng 10-15 ngày trước khi bỏ phân, cây xanh rồi lấp đất.

Một số các biện pháp khác

  • Xử lý hom tiêu ngay khi cắt và ươm bầu bằng các loại thuốc trị nấm.
  • Hố trồng tiêu cần xử lý bằng các loại thuốc trị nấm và phải chuẩn bị trước 10-15 ngày trước khi trồng tiêu.
  • Khi trồng tiêu tốt nhất không nên tạo bồn, đồng thời cần phải có rãnh thoát nước ở giữa các hàng tiêu, tránh hiện tượng đọng nước ở gốc tiêu tạo điều kiện sinh sôi các loại nấm.
  • Tủ gốc trong mùa khô cũng không nên tủ vào sát gốc mà cách gốc 20-30cm; tưới nước vừa đủ, hạn chế tưới tràn làm bệnh lây lan nhanh hơn.
  • Phần tán tiêu cách mặt đất 20-30cm nên cắt bỏ các cành ngang, tạo sự thông thoáng nơi gốc tiêu.

Có thể chữa bệnh bằng thuốc hóa học

Có thể chữa bệnh bằng thuốc hóa học

Thường chỉ áp dụng cho các trụ tiêu bị bệnh nhẹ; phát hiện đã bị tuyến trùng nhưng chưa bị nhiễm nấm; hoặc xử lý để ngừa bệnh. Cây bị bệnh nặng quá nên đào bỏ; và xử lý tận gốc trước khi trồng lại.

  • Từ năm thứ 2 tiến hành tưới vào gốc tiêu dung dịch Bordaux 1% (Còn gọi là thuốc Boóc-đô). Tưới 2-3 lần chia đều suốt mùa mưa. Để phòng bệnh
  • Năm thứ 3 trở đi thường là thời điểm bệnh bắt đầu xuất hiện; nên dùng các thuốc Trepachbul 607SL; Alpine 80WP, 800WDG, Mexyl MZ 72 WP phun hoặc tưới vào gốc 2-3 lần /năm; chia đều suốt mùa mưa để phòng bệnh, nếu để chữa bệnh thì phun 1 lần/tháng đến khi bệnh khỏi hẳn.
  • Tuyệt đối không bón phân chứa nhiều đạm cho cây đang bị chết chậm, cây sẽ chết nhanh hơn.

Cách sử dụng: 1 chai chế phẩm sinh học vườn sinh thái (100ml) + 1 viên NaNo-Tricho pha  cho 300 lít nước phun lên cây (phun vào sáng sớm hoặc chiều mát); và đổ xuống gốc đối với tiêu kinh doanh là 35-40 gốc. Mỗi gốc đổ 7-10 lít/ 1 gốc. Ngoài ra có thể bón thêm phân khoáng; phân hữu cơ vi sinh cho cây,….

Trên đây là những thông tin bổ ích mà JIA muốn chia sẻ. Cám ơn bạn đã đọc.

Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết
hoa cúc

Trồng hoa cúc vào mùa Tết: Thu lãi cả trăm triệu đồng có thật không?

Vào đầu tháng 12, hàng trăm nghìn bông hoa cúc pha lê và hoa cúc ở Làng hoa cúc Quảng …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương tôm giúp đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất

Để có giống tôm đảm bảo chất lượng, ngoài tôm bố mẹ chất lượng tốt còn yêu cầu hiểu được …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cua xanh giúp đạt chất lượng cao nhất

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết