
Bệnh gà rù hay Niucatxơn là một trong những căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Với mức độ nguy hiểm cùng khả năng lây lan nhanh, việc tìm hiểu một vài thông tin cơ bản trong phòng và trị bệnh gà rù là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết mà bà con có thể tham khảo.
Mục lục
Đặc điểm bệnh newcastle ở gà
Bệnh NewCastle hay còn có gọi là bệnh gà rù, bệnh tân thành gà. Do virus Paramyxo gây ra. Bệnh này rất phổ biến ở gia cầm và được người chăn nuôi quan tâm nhiều; vì loại bệnh này có thể mắc mọi lứa tuổi qua đường tiêu hóa; hô hấp có khả năng lây lan diện rộng. Đặc biệt nguy cơ tử vong cao.
Gà mắc bệnh sẽ có biểu hiện như: kém ăn, lông xù, chảy nước mắt, phân màu xanh, vàng, mào thâm, diều căng phồng.
Nguyên nhân gây bệnh gà rù
Bệnh gà rù xuất hiện do một loại virus, thường lây lan qua đường tiêu hóa hay hô hấp. Vì vậy, gà khỏe có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với gà hay gia cầm ốm; dùng chung thức ăn; nước có chứa mầm bệnh. Bên cạnh đó, một số loài chim di cư cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh này.
Con đường lây truyền
Loài vật mắc bệnh
- Gà ở mọi lứa tuổi đều đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh
- Gà con mới nở sẽ được bảo hộ nhờ có kháng thể mẹ truyền (gà mẹ được tiêm phòng vaccine đầy đủ)
- Trong tự nhiên các loài chim cũng cảm thụ với bệnh
- Vịt và ngỗng có thể bị nhiễm virus chủng độc lực cao, nhưng gần như không có biểu hiện, triệu chứng của bệnh.
Đường lây lan
- Virus xâm nhập vào cơ thể gà thông qua đường tiêu hóa; ngoài ra cũng có thể lây qua đường hô hấp
- Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào vụ đông xuân
Cơ chế gây bệnh
- Virus xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp qua niêm mạc hầu họng rồi vào máu gây nhiễm trùng huyết. Sau đó, virus theo máu đi đến các cơ quan tổ chức của cơ thể. Virus tấn công vào các thành, các mạch quản gây ra hiện tượng xuất huyết, hoại tử
- Virus tấn công gây rối loạn tuần hoàn; ảnh hưởng đến trung khu hô hấp; hệ thần kinh trung ương gây các biểu hiện thần kinh, khó thở.
Triệu trứng của bệnh gà rù
Bệnh gà rù có những triệu trứng khá rõ rệt. Do đó, bà con có thể dễ dàng phát hiện ra gà mắc bệnh để từ đó biết cách áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Đầu tiên, gà mắc bệnh gà rù sẽ xuất hiện một số triệu trứng như: bỏ ăn, đứng im một chỗ, các hoạt động diễn ra chậm chạp. Bên cạnh đó, gà còn có một số biểu hiện khác như khò khè; chảy nước mũi, uống nhiều nước, phân trắng hoặc xanh…Nếu không áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời; gà sẽ bị xuất huyết, máu nhiễm trùng, đường tiêu hóa viêm loét và từ đó sẽ tử vong rất nhanh.
Phòng bệnh
Hiện nay, chưa có bất kỳ phương thuốc nào có thể điều trị bệnh gà rù hiệu quả. Do đó, cách tốt nhất là bà con nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh để có thể bảo vệ đàn gà một cách tốt nhất.
Đầu tiên, bà con cần chú ý phân loại gà khi nuôi, tránh nuôi chung gà giữa nhiều độ tuổi khác nhau. Bên cạnh đó, hệ thuống chuồng trại cần được đảm bảo sạch sẽ; máng ăn, máng uống cần được làm sạch thường xuyên.
Để gà có thể có khả năng kháng bệnh cao; bà con cần áp dụng một chế độ ăn hợp lý với đầy đủ chất dinh dưỡng như bổ sung vitamin C trong chế độ ăn, sử dụng Men ủ vi sinh NN1 để ủ thức ăn. Ngoài ra, nếu muốn làm sạch chuồng trại, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh hiệu quả, bà con có thể sử dụng đệm lót Balasa N01; giúp tiết kiệm thời gian mà có thể mang đến hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, hiện nay, trên thị trường có một số loại vắc xin giúp phòng bệnh gà rù vô cùng hiệu quả. Do đó, bà con có thể áp dụng để có thể bảo vệ sức khỏe của gà một cách tối ưu. Đầu tiên, đối với gà con, bà con có thể sử dụng vắc xin Laxota để nhỏ mắt, mũi. Khi gà được 60 ngày tuổi và 135 ngày tuổi; bà con có thể sử dụng vắc xin dạng uống hoặc dạng tiêm theo hướng dẫn của chuyên gia về thú y.
Làm gì khi gà mắc bệnh?
Khi gà có dấu hiệu mắc bệnh gà rù, bà con cần tiến hành cách ly gà ngay lập tức; tránh để gà tiếp xúc với đàn nuôi khỏe mạnh.Sau đó, bà con hãy sử dụng vôi bột; rắc quanh chuồng cũng như phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh.
Với gà chết do bệnh gà rù, bà con tránh sử dụng làm thực phẩm mà phải tiêu hủy bằng cách chôn, rắc vôi bột. Nếu gà mắc bệnh với phạm vi cả đàn; bà con cần thông báo cho các cơ quan chức năng; tránh trường hợp dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Cách chữa trị:
- Dùng vacxin Medivac Clone 45 tiêm dưới da cổ.
- Nếu sốt cho uống PARADISE liều 1g/1 lít nước đến khi hạ sốt.
- Để long đờm cho uống uống ROMECIN liều 1g/2 lít nước.
- Bổ sung thêm thuốc giải độc, nước điện giải để gà hấp thụ tốt hơn.
Bệnh Newcastle ở gà là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở nhiều trại nuôi. Phát hiện bệnh càng sớm càng nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Do đó, để giảm thiểu thiệt hại và tỷ lệ tử vong thì các chủ trang trại cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh; tiêm phòng đầy đủ, định kỳ xét nghiệm chẩn đoán bệnh trên gà để chủ động điều trị.
Trên đây là bài viết “Cách phòng và chữa bệnh gà rù hiệu quả cho nhà nông”. JIA hi vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Chúc bạn chăn nuôi thành công!
Nguồn: chephamsinhhoc.net