Cách thức nuôi trâu thịt cho ra hiệu quả tốt, lợi nhuận cao

9 phút, 7 giây để đọc.

Trâu là một trong những gia súc được chăn nuôi phổ biến; theo hình thức chăn thả rộng rãi ở nước ta; người ta thường tập trung vào chăn nuôi trâu để kéo. Tuy nhiên, thịt trâu có chất dinh dưỡng rất cao; nên được thị trường ưa chuộng và được biết tốt cho trí óc. Mô hình chăn nuôi trâu thịt dần được các hộ chăn nuôi để ý và chú trọng hơn. 

Cũng như bò, trâu cũng có khả năng sản xuất thịt khá cao; thịt trâu ngày càng được đánh giá cao trên thị trường thế giới và được nhiều người ưa chuộng; kể cả một số nước châu âu và Mỹ vì nhiều nạc, ít mỡ, lượng cholesterol ít hơn thịt bò 41%.

Trâu có khả năng tăng trọng bình quân 500-800 g/ngày nuôi vỗ béo có thể tăng trọng 800-1000 g/ngày; có thể so sánh với các giống bò thịt cao sản. Tỷ lệ thịt xẻ của trâu cũng khá cao (43-48%); còn chất lượng thì không thua kém thịt bò.

Chúng ta chưa chú trọng thịt trâu vì còn những thành kiến và hiểu biết chưa đúng về thịt trâu. Thật ra chúng ta cũng chưa có trâu chuyên nuôi thịt; thịt trâu thường là từ trâu cày kéo bị loại thải. Vì vậy cần chú ý cải tạo đàn trâu và áp dụng các kỹ thuật vỗ béo; nhằm tăng sản lượng và phẩm chất thịt trâu trong tiêu thụ thực phẩm.

Muốn đảm bảo hiệu quả nuôi trâu vỗ béo thành công; bà con cần phải thực hiện hướng dẫn; tiến hành lựa chọn đúng đối tượng trâu cần vỗ béo, độ tuổi tiến hành vỗ béo; thức ăn trong giai đoạn vỗ béo; cũng như có kỹ thuật chăn nuôi và cách chăm sóc trâu trong quá trình vỗ béo.

Cách chọn loại trâu thịt vỗ béo

Bà con có thể tiến hành vỗ béo trâu con (nghé) từ 2 tuổi trở lên; sẽ cho sản lượng và chất lượng thịt thơm ngon; cũng như hiệu quả vỗ béo cao vượt trội hơn. Do nghé có tốc độ sinh trưởng và phát triển cao hơn trâu trưởng thành; bộ răng khỏe kết hợp với hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ tiêu hóa; và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong thức ăn tốt hơn; khả năng tích lũy thịt sẽ tăng cao.

chọn nuôi trâu thịt

Ngoài ra, bà con cũng có thể tiến hành vỗ béo các con trâu già; khả năng sinh sản và kéo cày kém để bán làm trâu thương phẩm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của loại trâu này khá thấp, cho lượng thịt ít và chất lượng thịt không thơm ngon bằng các loại trâu khác.

Quy trình nuôi trâu vỗ béo

Thời gian

Bà con cần tiến hành nuôi trâu vỗ béo từ 2 -3 tháng trước khi xuất bán hoặc giết thịt. Cần tiến hành vỗ béo khi thời tiết mát mẻ, có mưa để đồng cỏ phát triển; cũng như tạo điều kiện cho trâu phát triển tốt nhất. Đối với các tỉnh phía Bắc nên chọn mùa thu; còn các tỉnh phía Nam nên chọn mùa mưa để tiến hành vỗ béo trâu.

Mục tiêu 

Khi thực hiện cách nuôi trâu vỗ béo theo bất kì phương thức nào; từ chăn thả kết hợp với cho ăn bổ sung hoặc vỗ béo luôn tại chuồng, thì bà con cũng cần đảm bảo để trâu tăng từ 15 – 20% khối lượng cơ thể sau 3 tháng.

Đối tượng được chọn

Lựa chọn những con trâu có thân hình gầy gò, không mắc bệnh, có tác phong nhanh nhẹn, cơ thể cân đối và mắt tinh anh để tiến hành vỗ béo.

Kỹ thuật nuôi trâu thịt

Muốn đảm bảo hiệu quả nuôi trâu vỗ béo thành công; bà con cần phải thực hiện hướng dẫn, tiến hành lựa chọn đúng đối tượng trâu cần vỗ béo; độ tuổi tiến hành vỗ béo; thức ăn trong giai đoạn vỗ béo cũng như cách chăm sóc trâu trong quá trình vỗ béo.

Đối với những con trâu không may mắc bệnh; cần tiến hành điều trị khỏi bệnh mới tiến hành quá trình vỗ béo. Trong giai đoạn vỗ béo; phải tiến hành kiểm tra, cân đo khối lượng trâu 1 tháng 1 lần để đánh giá tốc độ phát triển; cũng như có những điều chỉnh hợp lý nhất. Kiểm tra lượng thức ăn hành ngày; khẩu phần ăn xem đã đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với sức ăn của trâu chưa.

Kỹ thuật nuôi trâu thịt

Tiến hành vệ sinh chuồng trại hàng ngày, đảm bảo trâu có môi trường sống sạch sẽ, khô ráo, thoải mái nhất để tăng trọng. Ngoài ra, cọ rửa máng ăn máng uống thường xuyên, cho trâu uống nước sạch, ăn thức ăn tươi ngon và đảm bảo không cho ăn uống thức ăn, nước uống bị ôi thiu, nhiễm bẩn.

Tẩy giun và kí sinh trùng trước khi tiến hành vỗ béo trâu

  • Tẩy kí sinh trùng ngoài da như: ve, ghẻ, rận và ký sinh trùng trong ruột như: giun sán … bằng cách sử dụng các loại thuốc chuyên trị như Ivermectin tiêm dưới da với liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.
  • Điều trị sán lá gan bằng Fasiolid tiêm dưới da hoặc uống Dertyl – B theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Mô hình nuôi trâu thịt vỗ béo

Có 2 mô hình nuôi trâu vỗ béo là chăn thả và bán chăn thả

Vỗ béo trâu bằng mô hình chăn thả: duy trì thời gian chăn thả trâu trên đồng cỏ từ 8 – 10 tiếng/ngày để tận dụng nguồn thức ăn tươi từ tự nhiên. Chỉ bổ sung thức ăn tinh và khoáng chất cho trâu vào ban đêm. Những địa phương có diện tích đồng cỏ rộng, cỏ phát triển tối đủ cung cấp cho trâu với lượng 20 -25kg/ngày thì nên áp dụng cách vỗ béo này để tiết kiệm chi phí nuôi trâu vỗ béo.

Vỗ béo trâu bằng mô hình bán chăn thả: phương pháp này được áp dụng cho những địa phương có ít đồng cỏ, bãi chăn thả diện tích nhỏ, không đủ cung cấp lượng cỏ cho trâu ăn no, chỉ tận dụng được một nửa hoặc một phần của bãi thức ăn, phần còn lại cần bổ sung khi về chuồng bằng thức ăn tinh.

Cách nuôi trâu thịt

  • Tháng đầu tiên: vẫn cho ăn đầy đủ thức ăn thô xanh như rơm, cỏ, và tiến hành cho những con gầy yếu tập ăn dần và ăn thêm các loại thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để hồi phục cơ thể và tạo tiền đề để tăng cân nhanh trong các tháng tiếp theo.
  • Tháng thứ hai: vẫn tiến hành chăn thả trâu bình thường, cho ăn lượng thức ăn thô xanh theo nhu cầu và tăng dần lượng thức ăn tinh.
  • Tháng thứ ba: chỉ chăn thả ở khu vực gần chuồng hoặc nhốt trâu trong chuồng, hạn chế tiêu hao năng lượng để gia tăng lượng tích lũy, tăng lượng thức ăn giàu tinh bột để nhanh tăng trọng.

Thức ăn cho trâu

Để trâu tăng trọng nhanh, bà con cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trâu ăn, đúng và đủ lượng và cho ăn nhiều bữa trong ngày sẽ tăng cân nhanh nhất. Các loại thức ăn vỗ béo cho trâu bao gồm:

Thức ăn thô xanh

có thể sử dụng cỏ khô, cỏ tươi, cỏ ủ chua để làm thức ăn vỗ béo trâu; ngoài ra có thể tận dụng các loại rau xanh, thân ngô, dây khoai lang… Trong trường hợp vỗ béo trâu vào thời điểm cỏ khan hiếm, bà con có thể sử dụng rơm khô ủ ure để cho ăn thay thế.

Trong trường hợp vỗ béo trâu số lượng lớn, bà con nên sử dụng máy băm cỏ; để hỗ trợ băm nhỏ thức ăn ra kích thước từ 3 -5cm; rồi đem trộn với thức ăn tinh hoặc thức ăn hỗn hợp rồi cho trâu ăn vừa tiết kiệm thức ăn; vừa giúp trâu dễ tiêu hóa. Nếu có thể thu lượm cỏ ở tự nhiên là tốt nhất; tiết kiệm chi phí trồng trọt; nếu không bà con có thể trồng thêm một số giống cỏ chuyên dụng; để nuôi trâu thịt: cỏ Ghine, cỏ Mulato II, cỏ Ruzi, cỏ Stylo…

Thức ăn tinh

Nên lựa chọn các thức ăn giàu đạm, giàu năng lượng; như ngũ cốc, các loại hạt, khô dầu, khô đậu, cám hỗn hợp để cho trâu ăn.

Mô hình nuôi trâu thịt vỗ béo

Thức ăn cung cấp năng lượng

đây là nhóm thức ăn giúp trâu tăng trọng nhanh nhất; bao gồm các loại ngũ cốc, cám… Nhưng muốn trâu hấp thu được tối đa dưỡng chất có trong thức ăn, nên nghiền mịn nguyên liệu và đem trộn với các loại thức ăn khác rồi mới cho trâu ăn. Trong cách nuôi trâu vỗ béo, sơ chế nguyên liệu làm thức ăn vô cùng quan trọng.

Ví dụ cỏ cần băm nhỏ, thức ăn giàu đạm cần nghiền nát nhuyễn; thức ăn giàu tinh bột cần nghiền mịn, do vậy sử dụng công cụ hỗ trợ như máy băm nghiền đa năng có cả 3 tính năng trên là vô cùng tiện lợi khi vỗ béo trâu.

Thức ăn giàu đạm

Như các loại khô dầu: khô dầu lạc, khô dầu đậu tương, khô dầu dừa, hạt bông… Có thể trộn thêm ure tương đương 2% lượng thức ăn.

Muối khoáng

Sử dụng bột xương hoặc muối khoáng có lượng bằng 1% lượng thức ăn.

Lưu ý: nếu bổ sung thêm ure vào công thức phối trộn thức ăn tinh; thì chỉ nên cho ăn khô, không được hòa vào nước uống sẽ làm trâu bị ngộ độc.

Một số lưu ý để nuôi trâu thịt hiệu quả

  • Cách phòng bệnh hiệu quả nhất trong giai đoạn vỗ béo trâu; chính là tiêm phòng đầy đủ và định kỳ các loại vaccine.
  • Quét dọn, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, cọ rửa máng ăn; máng uống đều đặn và sát khuẩn chuồng trại định kì 2 tuần/lần.
  • Thức ăn bị lên nấm mốc hoặc có mùi chua do ôi thiu không được cho trâu ăn.
  • Nền chuồng cần đảm bảo khô ráo. Chuồng phải có mái che, kín gió và đảm bảo có khí lưu thông tốt.
  • Mật độ nuôi trong chuồng đảm bảo 1 con từ 4 – 5 mét vuông.
  • Hạn chế ký sinh trùng hút máu trâu bằng cách thường xuyên cho trâu tắm rửa, đầm nước.

Mong rằng những thông tin trên hữu ích với bà con. Mời mọi người truy cập thêm nhiều tin tức khác tại JIA.

Nguồn: khomay3a.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Cách xử lý triệt để nhện đỏ bằng biện pháp sinh học

Cách xử lý triệt để nhện đỏ bằng biện pháp sinh học

Nhện đỏ là loài côn trùng gây hại và kháng thuốc rất mạnh. Nó có thể gây hại nặng nề …
Xem Chi Tiết
Sầu riêng bị rụng trái non nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?

Sầu riêng bị rụng trái non nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?

Nguyên nhân chính của bị rụng trái non là do cây sầu riêng ra chồi mạnh, thiếu dinh dưỡng và …
Xem Chi Tiết
Mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho cây trồng đơn giản bạn nên biết

Mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho cây trồng đơn giản bạn nên biết

Bài viết này JIA muốn chia sẻ đến bà con nhà nông mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho …
Xem Chi Tiết
Xử lý triệt để bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long

Xử lý triệt để bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long

Nỗi lo của bà con trồng thanh long ở Bình Thuận đó là bệnh đốm trắng. Bệnh đốm trắng thường …
Xem Chi Tiết
Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Bệnh chết chậm và biện pháp phòng bệnh trên cây hồ tiêu. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu thế …
Xem Chi Tiết
Các loại bênh gây hại cho dưa hấu và biện pháp phòng bệnh

Các loại bệnh gây hại cho dưa hấu và biện pháp phòng bệnh

Các loại bệnh gây hại cho dưa hấu và biện pháp phòng bệnh cây trồng mà trang muốn chia sẻ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Các công việc cần làm trong việc cải tạo ao nuôi tôm

Trước khi bắt đầu mỗi vụ nuôi tôm, cần phải cải tạo ao đúng quy trình để đạt kết quả …
Xem Chi Tiết
Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bật mí ứng dụng tinh dầu oregano trong chăn nuôi gia cầm, gia súc hiệu quả

Bật mí ứng dụng tinh dầu oregano trong chăn nuôi gia cầm, gia súc hiệu quả

Các sản phẩm tinh dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên luôn được mọi người thích sử dụng cho chăn …
Xem Chi Tiết
Cách nhận biết gia cầm bị thiếu vitamin và biện pháp khắc phục

Cách nhận biết gia cầm bị thiếu vitamin, khoáng chất và biện pháp khắc phục

Khi gà thiếu vitamin và khoáng chất không dẫn đến hậu quả ngay lập tức hay gây chết đột ngột, …
Xem Chi Tiết
Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Bổ sung Vitamin A, E vào khẩu phần ăn cho gia cầm trong môi trường nắng nóng mùa hè có …
Xem Chi Tiết
Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ và muối của chúng được sử dụng như là chất phụ gia trong thức ăn dùng cho …
Xem Chi Tiết
Những vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Vitamin là 1 hợp chất hữu cơ mà gia cầm chỉ cần 1 lượng rất ít để cơ thể hoạt …
Xem Chi Tiết
Phương pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm, gia súc

Phương pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm, gia súc

Trong ngành chăn nuôi hiện nay, kháng sinh được dùng để phòng và trị bệnh, đồng thời được dùng như …
Xem Chi Tiết