Chăn nuôi bò sữa – Một số vấn đề cần lưu ý để đàn bò khỏe mạnh

Chăn nuôi bò sữa - Một số vấn đề cần lưu ý để đàn bò khỏe mạnh
7 phút, 47 giây để đọc.

Người ta có thể ví con bò sữa như một cỗ máy. Để cho máy chạy khoẻ, hiệu quả cao ta phải chọn mua loại máy tốt, phải thường xuyên chăm sóc, bảo dưỡng. Để cho máy hoạt động được thì ta phải cung cấp nhiên liệu cho nó. Máy càng tinh vi, hiện đại thì nhiên liệu cũng càng phải có chất lượng cao …Con bò sữa là một “cỗ máy” hiện đại. Chính vì vậy, việc chọn mua, chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác phải đặc biệt cẩn thận. Trong chăn nuôi bò sữa chúng ta cần chú ý những vấn đề sau đây:

Chăn nuôi bò sửa ở Việt Nam

Chăn nuôi bò sữa hiện nay ở Việt Nam chưa được nhân rộng mà chủ yếu chỉ chăn nuôi theo mô hình của các hộ gia đình nhỏ lẽ. Nếu chỉ nuôi với số lượng vài con như vậy thì khó có thể đem lại nguồn kinh tế cao và thu nhập ổn định cho gia đình được; một phần do chi phí đầu tư cao; và điều kiện khí hậu gặp khó khăn. Tuy nhiên bò sữa là giống vật nuôi mang lại kinh tế rất cao cho bà con phát triển theo mô hình chăn nuôi trang trại. Do đó hôm nay kỹ thuật nông nghiệp sẽ chia sẻ tới bà con kỹ thuật chăn nuôi bò sữa để bà con có thể áp dụng tốt cho việc chăn nuôi bò sữa của gia đình mình.

Chăn nuôi bò sửa ở Việt Nam

Một số vấn đề cần chú ý khi chăn nuôi bò sữa

Hiện nay, ngành chăn nuôi bò ở nước ta đã trở thành một nghề đem lại nguồn lợi kinh tế khá cao cho người nông dân; đặc biệt là chăn nuôi bò sữa. Người chăn nuôi cũng đã hiểu được phần nào tầm quan trọng của việc lựa chọn con giống tốt; điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng sữa sau này của vật nuôi. Dưới đây là một số vấn đề chúng tôi muốn chia sẻ với bà con trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa. Rất mong những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bà con có một đàn bò sữa khỏe mạnh; và cho năng suất cao.

Lựa chọn giống bò sữa

Trong việc lựa chọn con giống bò sữa, bò Hà Lan (HF) là giống bò cho năng suất cao sữa cao nhất. Tuy nhiên việc lựa chọn con giống không hề đơn giản như thế mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ kỹ thuật; kinh nghiệm chăn nuôi của chủ hộ; cũng như các điều kiện chăm sóc; nuôi dưỡng và chuồng trại (điều kiện kinh tế và hạ tầng kỹ thuật) của mỗi gia đình.

Đối với những gia đình mới bắt đầu chăn nuôi bò sữa, do còn thiếu kinh nghiệm nên chọn mua loại bò lai F1 (Lai Sind + Hà Lan) hoặc bò lai F2 (F1 + Hà Lan). Không nên chọn mua bò Hà Lan thuần hoặc bò lai có tỷ lệ máu bò Hà Lan cao (F3, F4,…). Bởi vì bò sữa Hà Lan thuần hoặc bò lai có tỷ lệ máu bò Hà Lan càng cao thì càng “khó tính”; càng kém chịu đựng được điều kiện nóng ẩm. Ngoài ra khi nhiệt độ trên 34°C; bò có tỷ lệ máu bò Hà Lan cao thường thở dốc; xù lông, năng suất sữa giảm. Mặt khác, tỷ lệ nhiễm bệnh tăng; đặc biệt là các bệnh ký sinh trung đường máu và bệnh tụ huyết trung.

Tóm lại dù cho nuôi bò lai F1 hay F2,… việc lựa chọn con có năng suất cao là rất quan trọng. Hiện nay trên thị trường giá bò sữa thường tính theo năng suất sữa. Vì vậy, khi mua bò với những con đang khai thác sữa thì cần kiểm tra năng suất sữa thực tế.

Việc kiểm tra hình dạng và cấu trúc bầu vú; cũng như hệ thống mạch máu tuyến vú là rất quan trọng. Chỉ khi bầu vú phát triển; mềm mại, các tĩnh mạch nổi rõ thì mới cho nhiều sữa.

Quá trình nuôi dưỡng bò

Cũng như các động vật khác, bò sữa cần một hàm lượng dinh dưỡng để duy trì sự sống. Ngoài ra, bò sữa cần một lượng dinh dưỡng rất lớn cho tăng trọng; nuôi thai và sản xuất sữa. Chúng ta hãy thử hình dung: hàm lượng vật chất khô trong sữa trung bình là 12% (tức là trong 1kg sữa có chứa 120g vật chất khô).

Quá trình nuôi dưỡng bò

Như vậy, nếu 1 con bò sữa nặng 400kg có sản lượng sữa trung bình 4000kg/ chu kỳ thì trong thời gian một chu kỳ nó tạo ra 1 lượng vật chất khô là 480kg; nghĩa là lớn hơn nhiều so với khối lượng cơ thể nó. Mà các chất này chỉ có thể tạo ra trong sữa; từ thức ăn cung cấp cho bò. Điều này chứng tỏ việc cung cấp đầy đủ thức ăn với chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng sữa.

Bà con cần hiểu được việc nuôi dưỡng bò sữa chính là nuôi dưỡng các loại vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Nuôi dưỡng bò sữa đúng kỹ thuật tức là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hệ vi sinh vật trong dạ cỏ phát triển. Bà con phải cung cấp khẩu phần ăn cân đối; phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng con.

Trong nuôi dưỡng bò sữa, bà con đảm bảo đầy đủ khẩu phần thức ăn thô xanh; bởi vì chính thức ăn thô xanh là yếu tố cơ bản cho hệ vi sinh vật dạ cỏ hoạt động bình thường; bò cho năng suất sữa cao và chất lượng sữa tốt.

Thức ăn của bò sữa rất đa dạng; các loại phế phụ phẩm nông nghiệp; công nghiệp. Việc tận dụng các nguồn thức ăn này kết hợp với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xử lý, bảo quản cho phép bà con hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa.

Vấn đề chăm sóc và khai thác sữa

Quy tắc quan trọng nhất trong chăn nuôi gia súc mà bà con cần nhớ đó là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì thế bà con không được lơ là trong việc phòng bênh, dịch bệnh ở bò sữa.

Các biện pháp phòng bệnh hiệu quả như:

– Thường xuyên vệ sinh chuồng trại; bảo đảm chuồng trại luôn trong tình trạng sạch sẽ; thông thoáng.

– Diệt ruồi, muỗi và các loại ký sinh ngoài da.

– Nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật.

– Áp dụng các biện pháp phòng bênh viêm vú.

– Tiêm điều trị dự phòng ký sinh trung đường máu.

– Tiêm phòng bệnh tụ huyết trung, dịch tả, lở mồm long móng.

Việc chăm sóc bò sữa tốt nhằm 2 mục đính đó là bê con và lấy sữa. Để việc chăm sóc bò sữa hiệu quả bà con cần có kế hoạch theo dõi từng con; diễn biến quá trình sinh sản của từng con bò cái như ngày đẻ, đẻ dễ hay khó, ngày động dục, phối loại tinh gì,…

Cuối cùng là khâu vắt sữa, bà con cần biết bò cho nhiều sữa nhất là khi nó ở trong trạng thái thoải mái; bò có tình cảm với người nuôi nó. Bà con cần tuân thủ quy định kỹ thuật vắt sữa như đúng giờ giấc vệ sinh bò; vệ sinh chuồng trại trước khi vắt, vệ sinh dụng cụ vắt sữa,… Để tạo cảm giác thoải mái cho bò khi vắt sữa thì người tiến hành vắt sữa nên là người hàng ngày chăm sóc và cho chúng ăn.

Tóm lại

Một vấn đề quan trọng khác là làm sao để bò đẻ càng nhiều càng tốt; tốt nhất là năm một. Chỉ khi bò chửa, đẻ ta mới có sữa, có bê con. Như vậy, ngoài các biện pháp kỹ thuật chăm sóc; nuôi dưỡng và phòng trị bệnh; vấn đề đặt ra là phải phát hiện động dục kịp thời; phối tinh với chất lượng tốt; đúng kỹ thuật; đúng thời điểm; để làm sao bò cái sớm có chửa lại sau khi đẻ; tức là rút ngắn khoảng cách lứa đẻ.

Bỏ lỡ, hỏng một chu kỳ động dục là chúng ta chẳng những mất đi một lượng sản phẩm đáng kể mà còn phải chịu thêm nhiều chi phí cho thức ăn; nhân công… do phải “nuôi báo cô”. Muốn vậy, không nên coi phát hiện động dục là một công việc tuỳ tiện; ngẫu nhiên mà là công việc có chương trình; có kế hoạch. Để nâng cao hiệu quả; cần có quyển sổ theo dõi động dục và các diễn biến quá trình sinh sản của từng con bò cái: ngày đẻ; đẻ như thế nào (đẻ dễ hay khó); ngày động dục, ngày phối, phối loại tinh gì, ai phối…

Trên đây là bài viết “Chăn nuôi bò sữa – Một số vấn đề cần lưu ý để đàn bò khỏe mạnh”. JIA hi vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Nguồn: namthai.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương tôm giúp đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất

Để có giống tôm đảm bảo chất lượng, ngoài tôm bố mẹ chất lượng tốt còn yêu cầu hiểu được …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cua xanh giúp đạt chất lượng cao nhất

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết