Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết
6 phút, 9 giây để đọc.

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên các chất kháng sinh thông thường sẽ gây ra những tác dụng phụ hoặc gây độc cho vật nuôi nếu việc sử dụng không đúng cách. Cao atiso hay Artichoke chính là giải pháp trong việc giúp vật nuôi giải độc hiệu quả. Và để hiểu rõ hơn về công dụng của loại thảo dược này trong chăn nuôi gia cầm, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài chia sẻ sau đây.

Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng và môi trường, là một trong những nguyên nhân gây ra sự đề kháng ngày càng mạnh của vi khuẩn gây bệnh trên người. Liên minh châu Âu đã ban hành Quy định số 2377/90EC quy định giới hạn cho phép thuốc thú y trong sản phẩm động vật (EU, 1990).

Ở Việt Nam cũng có một số nghiên cứu khoa học về tồn dư kháng sinh trong thực phẩm của Hoàng Văn Tiệu (2003), Trần Quang Thủy (2007), … Hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra kết quả tồn dư kháng sinh vượt giới hạn cho phép.

Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm giảm dư lượng kháng sinh trong thực phẩm. Đáng kể đến đó là sử dụng Cao Atiso nhằm tăng cường chức năng gan; thúc đẩy đào thải kháng sinh ở vật nuôi.

Đặc điểm thực vật của cây Atiso

Atiso là cây thảo cao 1-1,2m, thân cây có lông mềm và có khía dọc. Lá Atiso to dài, mọc so le; phiến lá ở gốc chia thuỳ lông chim 2-3 lần; các lá ở ngọn gần như nguyên; mặt trên màu lục, mặt dưới có lông trắng; cuống lá to và ngắn. Cụm hoa hình đầu ở ngọn các nhánh của thân, gồm nhiều hoa hình ống màu lam tím đính trên một đế hoa nạc đường kính 6-15cm; được bao bởi nhiều lá bắc ở gốc; có chóp nhọn. Quả Atiso bế nhẵn màu nâu sẫm với các tơ trắng dài hơn quả và dính nhau ở gốc; thành vòng dễ tách ra khi quả chín. Hạt Atiso không có nội nhũ.

Đặc điểm thực vật của cây Atiso

Tìm hiểu về cao Atiso

Atiso là loại cây thân thảo lớn có nguồn gốc từ Địa Trung Hải; cây có thân cao và thẳng đứng, lá cây to dài, cụm hoa có màu tím, hình đầu người. Cây được trồng và sử dụng như một loại thuốc, trà thảo mộc giúp ích cho sức khỏe người sử dụng. Artichoke được trồng và biết đến nhiều tại Việt Nam vào những năm 1930 do người Pháp mang vào. Hiện nay, atiso được trồng phổ biến tại Đà Lạt, trở thành loại thảo mộc được ưa chuộng của nhiều gia đình.

Tìm hiểu về cao Atiso

Ngoài công dụng giúp ích cho sức khỏe con người trong việc thanh lọc; giải độc, hoa atiso còn được sử dụng trong chăn nuôi. Người ta thường sử dụng cao atiso trên vật nuôi nhằm giúp vật nuôi giải độc gan hiệu quả, thúc đẩy quá trình đào thải kháng sinh ở vật nuôi. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của Artichoke trong chăn nuôi gia cầm; hãy tiếp tục theo dõi bài viết bạn nhé!

Thành phần hóa học trong Cao Atiso

Cao Atiso được chiết xuất từ 100% dược liệu Atiso đạt tiêu chuẩn chất lượng Dược điển Việt Nam V, chứa đầy đủ các thành phần có hoạt tính sinh học như:

  • Cynarin (Acid 1- 4 Dicafein Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafein, Acid Clorogenic, Acid Neoclorogenic)
    Inulin, tannin
  • Các muối của kim loại Kali, Magie, Calci, Natri, …
  • Acid hữu cơ như Acid Alcol, Acid Succinic
  • Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin): Cynarozid, Scolymozid
  • Cynaopicrin: chất có vị đắng thuộc nhóm Guaianolid

Lợi ích của cao artichoke trong chăn nuôi gia cầm

Atiso thường sử dụng trong chăn nuôi dưới dạng cao atiso được chiết xuất từ 100% atiso tự nhiên.

Lợi ích của cao artichoke trong chăn nuôi gia cầm

Cao atiso có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh về gan; thận ở vật nuôi nhờ có chất cynarin. Cũng nhờ chất này, gan được bảo vệ; nuôi dưỡng và tái tạo từ đó giúp tăng sức khỏe vật nuôi. Gan là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc lọc thải các chất độc nên rất dễ bị nhiễm độc hại làm ảnh hưởng xấu đến vật nuôi, do đó, cynarin trong cao artichoke sẽ là giải pháp hiệu quả để khắc phục hiện trạng này trên vật nuôi.

Cao atiso giúp hệ tiêu hóa ở vật nuôi được hoạt động tốt hơn bởi khả năng chữa trị các bệnh thuộc về đường tiêu hóa; đồng thời còn hạn chế quá trình tạo sỏi ở đường tiết niệu gia cầm.

Nhờ các hợp chất Flavonoid là những chất oxi hóa chậm mà cao atiso có chức năng ngăn chặn quá trình oxi hóa các góc tự do đồng nghĩa với việc hạn chế và bảo vệ vật nuôi khỏi các biến dị, hủy hoại tế bào, ung thư, sự lão hóa vật nuôi,…

Ứng dụng của cao Atiso

Bạn có thể thực hiện nhiều cách để bổ sung artichoke vào khẩu phần ăn của vật nuôi. Sau đây sẽ là một số ứng dụng khi sử dụng atiso trên vật nuôi:

Sử dụng atiso trong thức ăn vật nuôi: bạn có thể sử dụng atiso hoặc cao atiso trong khẩu phần ăn của vật nuôi bằng cách trộn thức ăn cùng với cao atiso hoặc cũng có thể dùng atiso tự nhiên sau đó sơ chế bằng cách cắt nhỏ rồi cho vật nuôi ăn như bình thường. Đây là ứng dụng đơn giản nhất; bạn có thể thực hiện cho đàn gia cầm của mình.

Sử dụng atiso làm phụ gia: Chất phụ gia atiso cũng là một trong những ứng dụng từ chiết suất atiso mà bạn có thể sử dụng để bổ sung vào khẩu phần ăn vật nuôi. Các chiết xuất phụ gia này thường có dạng lỏng nên bạn có thể dễ dàng sử dụng để bổ sung cùng thức ăn hoặc nước uống của vật nuôi.

Sử dụng các chế phẩm từ atiso: trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm chăm sóc sức khỏe vật nuôi có chiết xuất atiso. Bạn có thể sử dụng bổ sung các sản phẩm này cho gia cầm để hỗ trợ quá các quá trình đào thải độc tố; cải thiện chất lượng vật nuôi; tránh để vật nuôi bị ảnh hưởng quá nhiều bởi kháng sinh.

Kết

Trên đây là những chia sẻ của JIA về artichoke hay atiso trong chăn nuôi gia cầm. Atiso thật sự là một loại thảo mộc có giá trị dinh dưỡng rất cao đồng thời cũng là phương thuốc hiệu quả giúp cải thiện sức khỏe vật nuôi. Các chủ trang trại có thể vận dụng các tính năng của atiso để chăm sóc vật nuôi của mình được tốt hơn. Ngoài atiso tươi, các chế phẩm chăn nuôi từ atiso đã qua kiểm định cũng là một trong những lựa chọn phù hợp để bạn có thể bổ sung các hợp chất của atiso cho vật nuôi.

Nguồn: animaid.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

đậu tương

Học hỏi cách ủ phân đậu tương để bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng …
Xem Chi Tiết
khoai lang

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất …
Xem Chi Tiết
mít

Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy …
Xem Chi Tiết
dưa hấu

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại dưa hấu

Bọ trĩ là một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường xâm hại lúa, …
Xem Chi Tiết
cà chua

Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây cà chua tạo nên năng suất cao?

Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy …
Xem Chi Tiết
chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi

Những quy trình phòng trị bệnh cá rô phi nuôi lồng, bè tại hồ Sơn La

Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết