
Phân tích thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam và thế giới. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Đôi nét về thức ăn chăn nuôi
Khái niệm
Thức ăn chăn nuôi mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi; sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; và những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật; vi sinh vật; khoáng vật; những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học…; những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng; đảm bảo cho con vật khỏe mạnh; sinh trưởng, sinh sản; và sản xuất bình thường trong một thời gian dài.
>>> Xem thêm các bài viết liên quan đến Kinh tế – thị trường Việt Nam
Phân loại thức ăn chăn nuôi
- Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; hay thức ăn đơn là thức ăn dùng để cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho vật nuôi;
- Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng; để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất; mà không cần thêm bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài nước uống.
- Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi; và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
- Thức ăn chăn nuôi bổ sung là nguyên liệu đơn hay hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn; để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi.
- Phụ gia thức ăn chăn nuôi là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi trong quá trình chế biến; xử lý nhằm duy trì hoặc cải thiện đặc tính nào đó của thức ăn chăn nuôi.
Phân tích thị trường thức ăn ở Việt Nam và thế giới
Thị trường Việt Nam
Thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã phải chi 1,6 tỷ đô la để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi; và nguyên liệu. Chứng tỏ ngành chăn nuôi hiện tại phát triển mạnh mẽ bởi Việt Nam là một nước Nông nghiệp; và lượng gia súc, gia cầm lớn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nong thôn; ngành chăn nuôi Việt Nam đang có mức tăng trưởng khoảng 3-4%/năm trong giai đoạn 2011 đến nay, đặc biệt là cá sản phẩm gia súc; gia cầm như lợn, bò và gà.
Tuy nhiên, sản lượng ngô; và đậu tương trong nước chỉ đáp ứng được 50-55% nhu cầu sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Do đó nguồn thức ăn chăn nuôi; và nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều ở thị trường ngoài nước.
Thị trường Thế giới
Hiện nay giá heo tăng là do khan hiếm của nguồn cung; và nguyên liệu tăng giá. Mà nguồn nguyên liệu; và thức ăn chăn nuôi cho Heo trên thế giới là bắp và khô đậu tương. Điều đó là móc kéo, khi giá heo tăng thì bắp; và đậu tương cũng tăng theo.
Sản lượng Bắp năm 2019-2020 được dự báo giảm 2,6 triệu tấn so với ước tính của tháng trước, xuống còn 350,51 triệu tấn; giảm từ 365,77 triệu tấn trong năm 2018-2019. Năng suất vẫn cao hơn dự đoán là 10,56 tấn/ ha; giảm từ 10,64 tấn/ ha ước tính trong tháng 08.
Kỳ hạn tháng 10 chốt phiên tăng 6,60 usd; ở mức 297,60 usd/short tấn, giảm 0,10 usd với mức cao nhất; và tăng 6,20 usd so với mức thấp nhất.
Bộ NN Mỹ cho biết sản lượng đậu nành dự kiến là 98,79 triệu tấn trong năm nay; với năng suất trung bình quốc gia là 3,22 tấn/ha, gần với ước tính trung bình trước báo cáo; giảm 1,28 triệu tấn sản lượng và 0,04 tấn/ ha năng suất so với tháng trước. JIA cám ơn bạn theo dõi bài viết.
Nguồn: dautuhanghoa.vn