Đặc điểm nhận biết bệnh tụ huyết trùng ở dê và cừu

Đặc điểm nhận biết bệnh tụ huyết trùng ở dê và cừu
5 phút, 55 giây để đọc.

Bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm, mưa nắng thất thường hoặc gia súc thay đổi điều kiện sống, điển hình ở dê và cừu chuyển vùng.

Bệnh tụ huyết trùng (THT) ở dê cừu là một bệnh truyền nhiễm, lây lan mạnh và gây thiệt hại lớn. Bệnh xảy ra quanh năm trên mọi lứa tuổi, nhưng thường bị nặng khi chuyển mùa với những biểu hiện điển hình là viêm phổi, nhiễm trùng máu và viêm vú.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella gây nên.

Vi khuẩn tụ huyết trùng dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng, ánh nắng mặt trời và chất sát trùng. Vi khuẩn bị diệt ở nhiệt độ 580C trong 20 phút, 800C sau 10 phút; 1000C chết ngay.

Trong tổ chức của động vật bệnh bị thối nát, vi khuẩn sống được 1 – 3 tháng, các chất sát trùng thông thường diệt vi khuẩn nhanh chóng như axit phenic 5%, crezil 3%, nước vôi 1%, formol 2% ….

Vi khuẩn sống khá lâu và sinh sản trong đất ẩm thiếu ánh sáng, có nhiều muối nitrat và chất hữu cơ.

Trong chuồng nuôi súc vật và trên đồng cỏ vi khuẩn sống hàng tháng, có khi hàng năm.

Tham khảo thêm PP. Phòng và Trị Bệnh ở gia cầm, gia súc nhé!

Đặc điểm chung của Bệnh

Loài P. multocida thường gây bệnh ở thể nhiễm trùng máu xuất huyết, còn loài P. haemolytica thường gây bệnh ở thể viêm phổi. Đây là vi khuẩn có sức đề kháng yếu với các chất sát trùng, với ánh sáng chiếu trực tiếp, sức nóng nhưng lại sống khá lâu trong nền chuồng, trong đất trên đồng cỏ đến vài tháng, có khi cả năm, hơn nữa vi khuẩn lại có thể sống ở đường hô hấp vì vậy mà việc hạn chế xâm nhập cơ thể hay tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn là rất khó khăn.

Khi gia súc gặp điều kiện bất lợi làm giảm sức đề kháng (như khí hậu, thức ăn thay đổi đột ngột, vận chuyển hay nhiễm một bệnh khác) thì chúng nhân lên và gây bệnh. Dê, cừu bệnh thường có biểu hiện sốt, ủ rũ, bỏ ăn, ho… Ở thể cấp tính dê, cừu khó thở, thè lưỡi thở và chết. Nếu sống sót, bệnh chuyển sang thể mãn tính làm giảm khả năng hô hấp dẫn đến làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của dê. Việc điều trị rất khó khăn, thường chậm hiệu quả và tốn kém, vì vậy áp dụng phòng bệnh bằng vác xin là biện pháp có lợi nhất.

Bệnh tích

Tụ huyết và xuất huyết ở niêm mạc mắt, mồm, mũi và tổ chức dưới da. Cơ thịt mầu tím hồng thấm nhiều nước.

Hệ thống hạch lâm ba sưng to, thuỷ thũng và xuất huyết rõ nhất là hạch hầu, hạch vai và hạch trước đùi.

Tim sưng to trong xoang bao tim, màng phổi, xoang ngực và xoang bụng tích nhiều nước vàng. Phổi viêm gan hoá từng đám.

Những biểu hiện của bệnh

Những biểu hiện của bệnh

Bệnh THT dê cừu thường có 3 biểu hiện sau:

Viêm phổi

Con vật thường mệt mỏi, ăn ít, ho, thở khó. Mũi có chất nhầy tRắng hoặc vàng dính quanh lỗ mũi, đôi khi vật ho ra cả đám dịch nhầy. Dê cừu gầy sút và có thể chết sau một thời gian. Nếu mổ khám sẽ thấy phổi xẹp, có những vùng phổi bị nhục hóa, khí quản chứa nhiều dịch nhầy. Thể bệnh này rất thường gặp ở đàn dê cừu nuôi nhốt chật chội, thiếu ánh sáng và ẩm lạnh.

Nhiễm trùng máu

Con vật sốt cao (40-41 độ C), ủ rũ, mệt mỏi không ăn, nằm một chỗ và chết nhanh. Nếu có điều kiện mổ khám sẽ thấy một số đặc điểm sau: tim sưng to, trong xoang bao tim, xoang ngực và xoang bụng chứa nhiều nước vàng; thịt sẫm mầu, trên bề mặt cơ tim, phổi xuất huyết nặng.

Viêm vú

Xuất hiện ở dê cừu cái, vật sốt nhẹ, bầu vú sưng to, cứng; đôi khi thấy có mủ khi nặn đầu vú, không cho con bú hoặc không cho vắt sữa. Điều trị bệnh: Sử dụng kháng sinh sớm và đúng liều sẽ có hiệu quả cao. Có thể dùng các loại kháng sinh như Penicilin kết hợp Streptomyxin, Oxytetracyclin hoặc các thuốc sau đây để điều trị bệnh NAVET PEN-STREP loại bột hòa tiêm hoặc dung dịch tiêm. Với loại dung dịch tiêm: dùng 1,5-2ml/10kg thể trọng/ngày, tiêm bắp thịt liên tục trong 3-5 ngày. NAVET-OXYTETRA 200, loại dung dịch tiêm. Sử dụng tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch.

Liều dùng

Dê cừu lớn 1ml/20kg thể trọng/ngày. Dê cừu non: 1ml/10kg thể trọng /ngày. Dùng liên tục 3-5 ngày. Chú ý phối hợp điều trị bằng kháng sinh kết hợp với các loại thuốc trợ sức thông thường; lưu ý trường hợp khó thở, ho nhiều nên sử dụng thêm thuốc long đờm, thuốc hạ sốt. Chăm sóc, hộ lý tốt vật đang điều trị sẽ giúp phục hồi khỏi bệnh nhanh hơn.

Phòng bệnh

Ngoài phương pháp phòng bệnh bằng vệ sinh, tẩy uế chuồng trại định kỳ bằng các chất sát trùng thông dụng, đảm bảo đầy đủ thức ăn phù hợp thì dê cừu nên được tiêm phòng bằng vác xin sẽ phòng bệnh THT hiệu quả. Hiện trong nước có vác xin THT dê cừu vô hoạt, liều tiêm 2 ml dưới da cho dê cừu khỏe mạnh từ 2 tháng tuổi trở lên. Vác xin có miễn dịch 6 tháng

Định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, bãi chăn, bãi thả. Vệ sinh, tẩy uế chuồng nuôi và khu vực xung quanh, quét dọn, khơi thông cống rãnh hàng ngày và thường xuyên đốt rác thải.

Trước khi đưa dê vào nuôi và sau khi xuất chuồng cần thu gom hết phân thải, rửa sạch chuồng bằng nước sau đó khử trùng chuồng trại bằng một số hóa chất BIOXIDE, HANKON WS…. Để chuồng trại 7 – 10 ngày trước khi nuôi vụ mới.

Không chăn thả dê cố định ở một bãi mà cần luân phiên để cây cối có thể phát triển và hạn chế ô nhiễm. Nên tránh những bãi chăn có vũng nước nhằm hạn chế dê bị giun sán

Hàng ngày, theo dõi sức khỏe của dê, không sử dụng thức ăn ướt, dính nước mưa, bùn đất. Vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống hàng ngày. Nước sử dụng cho dê uống phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm, đảm bảo đầy đủ thức ăn phù hợp thì dê.

Trên đây là “Đặc điểm nhận biết bệnh tụ huyết trùng ở dê và cừu”. JIA hi vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin cần thiết nhất. Chúc các bạn thành công trong chăn nuôi.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết
hoa cúc

Trồng hoa cúc vào mùa Tết: Thu lãi cả trăm triệu đồng có thật không?

Vào đầu tháng 12, hàng trăm nghìn bông hoa cúc pha lê và hoa cúc ở Làng hoa cúc Quảng …
Xem Chi Tiết
cam quýt bị vàng lá

Phương pháp phục hồi nhanh chóng vườn cam, quýt khi bị vàng lá

Bệnh vàng lá thối rễ đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây có múi ở Đồng Tháp. Nhiều …
Xem Chi Tiết
Bệnh mốc sương là gì? Biện pháp phòng bệnh mốc sương trên khoai tây

Bệnh mốc sương là gì? Biện pháp phòng bệnh mốc sương trên khoai tây

Khoai tây là loại rau ăn củ có giá trị kinh tế cao nhưng thường gặp nhiều loại bệnh, trong …
Xem Chi Tiết
Căn bệnh thán thư ở dưa hấu và cách phòng bệnh

Căn bệnh thán thư ở dưa hấu và cách phòng bệnh

Việc đầu tư thâm canh không đúng mức sẽ gây ra sự phát triển của nhiều loại sâu bệnh; trong …
Xem Chi Tiết
mồng tơi

Bất ngờ với cách trồng mồng tơi cho lá tươi tốt, đem lại hiệu quả cao

Trồng rau mồng tơi để ăn sẽ giúp những cho người thiếu máu, huyết áp thấp, suy nhược và đặc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương tôm giúp đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất

Để có giống tôm đảm bảo chất lượng, ngoài tôm bố mẹ chất lượng tốt còn yêu cầu hiểu được …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cua xanh giúp đạt chất lượng cao nhất

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước …
Xem Chi Tiết
sán lá đơn ở cá

Tìm hiểu về cách phòng chống bệnh sán lá đơn ở cá

Sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus và Gyrodactylus 18 móc là những loài ký sinh phổ biến ở cá …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương nuôi cá chình bằng hệ thống RAS

Hệ thống RAS cho phép tăng mật độ ương nuôi cá, tiết kiệm nước, giảm chi phí vệ sinh, đặc …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết