COVID -19 là đại dịch toàn cầu, ảnh hưởng tới mọi ngành nghề của mỗi quốc gia. Đặc biệt như nước Mỹ, các ngành kinh tế của Đế quốc này cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Trong đó có ngành gia cầm cũng đang gặp khó khăn. Ngành gia cầm Mỹ chiến đấu trước tình hình phức tạp của COVID – 19. Đây là một ngành đặc thù, nó có liên quan trực tiếp tới cuộc sống hằng ngày của con người. Vì thế, trước tình hình dịch bệnh, thị trường gia cầm ở Mỹ vẫn phải chiến đấu để duy trì phát triển. Theo một số thông tin, những hãng sản xuất gia cầm lớn ở Mỹ đang đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ.
Mục lục
Cần đề phòng nghiêm túc
Gần 8 tháng sau đợt bùng phát virus corona mới đầu tiên tại Mỹ, đến nay Covid-19 vẫn ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến lĩnh vực chế biến và đóng gói thịt. Sau các đợt phong tỏa rải rác và tăng cường rà soát thời gian đầu bùng phát dịch bệnh, tỷ lệ ca nhiễm và số lượng nhà máy phải đóng đã giảm xuống. Tuy nhiên, vào tháng 9, Foster Farms, một trong 10 công ty nuôi gia cầm lớn nhất nước Mỹ đã dừng hoạt động tại Livingston, California sau khi số công nhân lây nhiễm virus lên đến 392 ca và 8 trường hợp đã tử vong. Sự cố tại Foster Farms đã thức tỉnh các trại gia cầm khác nhận ra dịch bệnh vẫn còn hiện hữu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Tại Mỹ, Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh của Mỹ và Cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe lao động; thuộc Bộ Lao động Mỹ là đầu mối thông tin về dịch bệnh. Các hãng gia cầm luôn cập nhật tin tức diễn biến Covid-19 để điều chỉnh hoạt động. Những giải pháp chung như giãn cách xã hội, sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) để ngăn chặn virus lan truyền; phổ biến liên tục về cách bảo vệ bản thân tại nơi làm việc và tại nhà cho công nhân; sử dụng phương pháp, công nghệ mới như ảnh nhiệt và đo thân nhiệt trước khi làm việc.
Đầu tư mạnh tay để chống dịch
Những phương pháp mới để ngăn chặn dịch bệnh khá tốn kém. Trong quý 3 năm tài khóa 2020, công ty Tyson Foods Inc đã chi 340 triệu USD để ứng phó Covid-19. Khoản tiền này gồm chi phí mua thiết bị PPE; khử khuẩn khu vực sản xuất, và kiểm tra virus. Tyson là hãng nuôi gia cầm tích hợp lớn nhất Mỹ có lực lượng lao động 120.000 người; hơn 450 bộ phận và 140 cơ sở sản xuất tại Mỹ. Ngoài gia cầm, công ty này còn tham gia sản xuất thịt bò, heo và thực phẩm chế biến.
Tại các cơ sở sản xuất, Tyson cung cấp nước rửa tay sát khuẩn; vô số khu vực rửa tay và tăng thiết bị PPE như khẩu trang y tế và kính chắn giọt bắn và bắt buộc mọi công nhân phải sử dụng. Sau khi tới cơ sở sản xuất, tất cả công nhân phải đi qua khu vực kiểm tra thân nhiệt bằng máy do hãng Thermoteknix Systems Ltd sản xuất. Nếu cần thiết, nhân viên y tế tại Tyson sẽ tiến hành kiểm tra thân nhiệt thêm một lần nữa. Những ai có thân nhiệt trên 104°F (40°C) phải ở nhà. Tất cả khu vực đều được khử khuẩn thường xuyên. Một số cơ sở sản xuấtdùng máy lọc không khí UV để kiểm soát truyền nhiễm dịch bệnh trong không khí. Những lao động có thể làm việc tại nhà đều được khuyến khích.
Tuyên truyền và kiểm soát chặt chẽ
Tyson tại Arkansans cũng xây dựng Chương trình kiểm tra Covid-19 cho người lao động. Trong tuyên bố mới nhất về dịch bệnh ngày 30/7/2020; đại diện Tyson cho biết đã kiểm tra được 1/3 nhân viên và chưa đến 1% bị nhiễm Covid-19. Từ tháng 7/2020, công ty này đã tuyển thêm chuyên viên y tế cho bộ phận dịch vụ y tế của công ty. Tyson vẫn tiếp tục kế hoạch kiểm tra công nhân viên hàng tuần trên toàn bộ hệ thống.
Pilgrim’s Pride Corp – doanh nghiệp gia cầm lớn thứ 2 tại Mỹ cũng thắt chặt kiểm soát dịch bệnh. Những biện pháp mà công ty này sử dụng hàng ngày gồm đo thân nhiệt; dịch vụ ngoại trú, cung cấp PPE, tăng cường khử khuẩn; vệ sinh và thực hiện giãn cách giữa nhân viên trong khu làm việc. Công ty cũng lập quỹ 120 triệu USD dành riêng cho chiến lược kiểm soát dịch bệnh.
Sanderson Farms Inc, công ty gia cầm lớn thứ 3 nước Mỹ với hơn 17.000 nhân viên là một trong những công ty đầu tiên công bố ca nhiễm corona vào tháng 3/2020. Từ đó, công ty quyết định chi một khoản tiền lớn để ngăn chặn dịch bệnh và bảo vệ lực lượng lao động.
Một số dịch bệnh khác cũng có thể xảy ra
Các bệnh mới nổi xuyên biên giới là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người; và ngành gia cầm thế giới trong thập kỷ tới. Khi dịch bệnh bùng phát, cần những nỗ lực phối hợp mang tính toàn cầu; bao gồm các chương trình tiêu hủy quy mô lớn; giám sát, tiêm phòng và kiểm soát sự vận chuyển động vật. Sự bùng phát dịch cúm gia cầm (HPAI) gây bệnh cao vào năm 2003 – 2004 tại Thái Lan đã làm mất khoảng 30 triệu con gia cầm.
Tương tự khoảng 43 triệu con gia cầm đã bị tiêu hủy ở Việt Nam vào cùng thời gian và 16 triệu con ở Indonesia; tương đương với 17% và 6% dân tổng đàn gia cầm của các quốc gia này. Đối với các hệ thống sản xuất thương mại; tác động lớn của dịch bệnh như dịch HPAI là cú sốc thị trường. Các nhà sản xuất gia cầm quy mô nhỏ cũng gặp khó khăn lớn trong việc đối phó với mối đe dọa của HPAI và các bệnh mới nổi khác và tương lai của họ cũng có thể không được đảm bảo.
Tham khảo thêm nhiều thông tin thị trường quốc tế hơn nữa tại trang jia hãy theo dõi nhé!
Nguồn: tapchigiacam.vn