
Nếu tổ chức lễ hội mùa xuân ở một nơi lạnh giá, bạn và gia đình có thể sum vầy bên món lẩu nghi ngút khói và ấm bụng bên bàn tiệc đầy ắp đồ ăn …
Lẩu là sự lựa chọn hợp lý giúp bạn đổi vị khi ngán bánh chưng, dưa hành, thịt mỡ… Nếu thích nước dùng thanh, bạn có thể nấu lẩu gà lá giang, bò nhúng giấm để chiêu đãi gia đình. Trong khi đó, lẩu Thái phù hợp với những tín đồ ẩm thực chuộng hương vị chua cay, đậm đà.
Hơn nữa, giá thành cũng khá hợp lý và vấn đề về giá trị dinh dưỡng của các món lẩu này lại vô cùng đảm bảo. Chính vì vậy mà những món lẩu nóng hổi luôn là sự lựa chọn đầu tiên của mọi người trong mỗi bữa ăn sum họp gia đình, bạn bè.
Và để mang đến cho những người thân yêu trong gia đình cũng như bạn bè có được những bữa ăn với nhiều món lẩu ngon nhất thì kênh cẩm nang mẹo nhỏ mỗi ngày xin được tổng hợp lại danh sách cách làm các món lẩu ngon nhất như: lẩu thái, lẩu kim chi hàn quốc, lẩu gà, lẩu cua đồng, lẩu hải sản, lẩu cá,… để các bạn tham khảo và bổ sung vào thực đơn cho riêng mình.
Lưu ý: Mỗi loại lẩu đều có những bí quyết sử dụng nguyên liệu, rau lẩu ăn kèm, định lượng gia vị và bày trí vô cùng đẹp mắt và hấp dẫn, đảm bảo các bạn sẽ có được những món lẩu thơm ngon, tròn vị cùng người thân thưởng thức.
Mục lục
Món lẩu gà lá giang chua cay
Lẩu gà lá giang không chỉ là món ăn khoái khẩu của nhiều người mà còn có tác dụng tốt đối với sức khoẻ. Theo y học cổ truyền, lá giang tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu viêm và giảm đau hiệu quả. Kết hợp với thịt gà tạo ra món lẩu không gây đầy bụng mà còn giảm nguy cơ đau nhức các khớp.
Nguyên liệu chính
Một con gà, lá giang, sả, ớt, ngò gai, rau ăn lẩu, bún, gia vị cơ bản.
Các bước nấu
– Xào sả cây, đầu hành và ớt đập dập cho thơm, tiếp tục cho thịt gà vào đảo săn. Tỏi băm được phi thơm, để riêng.
– Đổ khoảng 2 lít nước vào nồi gà đã xào, vớt bọt liên tục để nước dùng trong hơn, thêm lá giang, nêm nếm cho vừa miệng.
– Thả hành tây cắt múi, ớt, ngò thái nhỏ, tỏi phi vào nồi để hoàn thiện món lẩu.
Lưu ý:
– Lá giang có vị chua nổi bật, bạn nên điều chỉnh lượng phù hợp để có nồi lẩu hài hòa nhất.
– Tránh nấu lẩu gà trong nồi nhôm, vì chất chua từ lá giang có thể tạo ra phản ứng hóa học gây ngộ độc. Bạn nên dùng các loại nồi inox hay tráng men.
– Bí quyết có nước lèo ngon ngọt là thêm một củ hành tây vào nấu cùng.
>>> Tham khảo thêm các bài viết về ẩm thực
Món lẩu bò nhúng giấm
Nguyên liệu chính
Thịt bò, nước hầm xương, giấm, chanh, nước dừa non, dứa, bánh tráng, bún tươi, rau sống, gia vị các loại.
Các bước nấu
– Sơ chế nguyên liệu: Hành tây cắt nhỏ, sả đập dập. Thơm được lấy nước cốt 3/4 quả, phần còn lại băm nhỏ. Thịt bò được ướp với mắm, hạt nêm, hành tím trong 30 phút.
– Làm nước lẩu: Đổ nước cốt dứa, hầm xương, dừa tươi vào nồi, thêm hành tây, giấm, sả vào đun sôi, nêm nếm lại cho vừa ăn.
– Pha mắm nêm: Thêm đường, chanh, tỏi, ớt, dứa băm vào bát mắm tùy theo sở thích.
Lưu ý:
– Bạn nên chọn loại thịt thăn bò nõn hoặc phi lê mềm để món lẩu ngon hơn.
– Lượng giấm nên được cho vừa phải để món lẩu không bị gắt vị.
Món lẩu Thái
Nguyên liệu chính
Xương ống, hải sản, thịt bò, đậu phụ, các loại rau, nấm ăn kèm, sả, lá chanh, ớt, cà chua, sa tế, gói gia vị lẩu Thái.
Các bước nấu
– Ninh xương ống khoảng 1-2 tiếng, thêm chút muối, vớt bọt thường xuyên để nước lẩu trong.
– Phi thơm hành, tỏi, sả, cho cà chua, lá chanh vào xào cùng. Đổ hỗn hợp này vào nồi nước hầm xương, nêm nếm bằng gói gia vị lẩu Thái.
– Thêm ngao, mực, tôm đã sơ chế vào nồi lẩu. Một ít sa tế sẽ giúp món lẩu đậm vị, nước dùng đẹp mắt hơn.
Lưu ý:
– Các loại hải sản nên được cho vào trước để tạo độ ngọt cho nồi lẩu. Nấm, bò, rau chín nhanh hơn sẽ được nhúng sau.
– Nếu nấu bằng gói lẩu Thái, bạn nên hạn chế nêm thêm gia vị đường, bột ngọt…
Bạn đã quá ngán với những món ăn ngày Tết; thì hãy thử đổi vị với 3 công thức nấu lẩu siêu ngon do trang JIA cung cấp này.
Nguồn: zingnews.vn