
Vài năm trở lại đây, chăn nuôi gia cầm đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ nghề chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, tự phát, dần phát triển thành chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Ngành chăn nuôi gia cầm đã đạt được vị thế mới và góp phần thay đổi nhanh chóng cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam và xóa đói, giảm nghèo.
Mục lục
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Trọng
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho hay:
Năm 2018, ngành chăn nuôi đạt 409 triệu con gia cầm; trong đó có 317 triệu con gà; chiếm 77,5% và 92 triệu con thủy cầm, chiếm 22,5%. Trong tổng đàn gà thì gà thịt chiếm 77,6%, gà đẻ chiếm 22,4%. Sản lượng thịt gia cầm đạt gần 1,1 triệu tấn, thịt gà gần 840 nghìn tấn; chiếm 76,5%, thịt thủy cầm gần 258 nghìn tấn; chiếm 23,5%. Năm 2018, số lượng trứng gia cầm và thủy cầm cũng đạt trên 11,6 tỷ quả; trong đó trứng gà chiếm 60%, trứng thủy cầm chiếm 40%.
Đặc biệt, Việt Nam đang sở hữu bộ giống gà đặc sản, rất quý như: Gà Đông Tảo (Hưng Yên); gà ri, gà mía, gà nhiều cựa Phú Thọ, gà Tiên Yên (Quảng Ninh); gà ri Ninh Hòa… Bằng việc lai tạo, một số công ty tư nhân đã tạo ra các giống gà màu được người chăn nuôi ưa chuộng như: Thương hiệu gà Minh Dư, gà Lượng Huệ (Hải Phòng); gà Phùng Dầu Sơn, gà Gò Công (Tiền Giang)… Hiện các giống gà ngoại nhập: ROSS, Cobb, Hubbard, AA (Arbor Acres), Redbro, Sasso; Kabir, JA57, Ai Cập… đang được bảo tồn tại Việt Nam. Các giống vịt có năng suất cao trên thế giới cũng xuất hiện, như: Bộ giống vịt của Vương quốc Anh (SM); bộ giống vịt của Cộng hòa Pháp (MT, STAR, ST); Khaki Campbell; Kỳ Lừa, Đại Xuyên PT…
Mất cân đối giữa cung – cầu
Số liệu thống kê trong 3 năm (2016 – 2019)
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng cho biết: Theo số liệu thống kê của ba năm (2016-2018) thì tổng sản lượng thịt gia cầm chiếm 17,5-19% so với tổng sản lượng thịt các loại; tăng trưởng bình quân qua ba năm đạt 6,83%. Thịt gà tăng trưởng bình quân 6,46%, trong đó thịt gà nuôi công nghiệp tăng 8,89%. Thịt thủy cầm tăng cao tới 8,09% trong đó thịt vịt tăng 8,75%; ngan tăng trưởng bình quân 5,49%; ngỗng tăng trưởng cao nhất là gần 22%.
Sản lượng thịt gia cầm đạt gần 1,1 triệu tấn, thịt gà gần 840 nghìn tấn chiếm 76,5%, thịt thủy cầm gần 258 nghìn tấn chiếm 23,5%.
>>> Xem thêm các bài viết về Kinh tế – thị trường Việt Nam
Những công nghệ được áp dụng trong quá trình chăn nuôi
Đồng thời, chăn nuôi gia cầm đã tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến cả về con giống; và trang thiết bị, đã coi khoa học công nghệ là động lực phát triển, là lực lượng sản xuất quan trọng; và đã có được những bước đột phá trong khoa học công nghệ để cho ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao có tính cạnh tranh trên thị trường.
Đến nay, có thể nói rằng đã có nhiều thay đổi về phương thức nuôi,; chất lượng con giống và sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp một cách hợp lý hơn, có nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất có hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này một cách bài bản, cùng những giải pháp căn cơ, đã có những sản phẩm gia cầm có lợi thế, có tính cạnh tranh; tham gia xuất khẩu đi một số nước.
Việt Nam đã cơ bản làm chủ được công nghệ sản xuất con giống bố mẹ trong nước; đồng thời chọn lọc tạo ra được một số dòng có năng suất; và chất lượng cao cho nên các giống gia cầm phát huy mạnh trong sản xuất đã trở thành nguồn thu nhập lớn cho người chăn nuôi.
Nguyên nhân mất cân bằng cung – cầu
Mặc dù vậy; Phó Cục trưởng Chăn nuôi cũng thừa nhận, chăn nuôi gia cầm còn hạn chế trong liên kết sản xuất, còn tình trạng mất cân đối cung – cầu do chăn nuôi nông hộ còn nhiều;, giá thành sản phẩm còn cao, dịch bệnh luôn đe dọa. Nên chăn nuôi gia cầm cần phải có định hướng và các giải pháp để phát triển bền vững.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng; trong bối cảnh ngành chăn nuôi gia súc đang gặp nhiều khó khăn, việc phát triển chăn nuôi gia cầm là một giải pháp giúp cân bằng ngành chăn nuôi nói riêng; và ngành nông nghiệp nói chung.
Hiện nhu cầu tiêu dùng trong nước về thịt gia cầm ngày càng tăng cao; với thị trường hơn 95 triệu dân và khoảng 15 triệu khách du lịch. Bên cạnh đó, trứng vịt là một trong những sản phẩm có khả năng xuất khẩu sang các nước Đông – Nam Á; và Nam Á. Thịt và gan xuất khẩu sang các nước châu Âu.
Việc tiếp cận và tham gia các tổ chức quốc tế, các Hiệp định song phương; đa phương; Hiệp định thương mại tự do đã; và đang được đẩy mạnh sẽ có tác động đến khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm gia cầm.
Công tác quản lý giống; thức ăn chăn nuôi được tăng cường; Luật Chăn nuôi và các văn bản dưới luật sẽ có hiệu lực từ năm 2020; chăn nuôi sẽ có điều kiện đạt được hiệu quả cao.
Đẩy mạnh chăn nuôi để phát huy tiềm năng
Việt Nam là thị trường rất tiềm năng của chăn nuôi gia cầm
Theo ông Nguyễn Quốc Toản; Quyền Cục trưởng Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, với dân số 97,2 triệu người (năm 2019); và nền kinh tế tăng trưởng ổn định; Việt Nam là thị trường rất tiềm năng của chăn nuôi gia cầm. So với các nước trong khu vực, Việt Nam tiêu thụ thịt gà ở mức chưa nhiều và còn có xu hướng tăng cao.
Mặt khác, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, sản lượng tiêu thụ trứng gà của người dân Việt Nam còn rất thấp; chỉ ở mức 89 quả/người/năm. Trong khi đó ở các nước láng giềng như Thái-lan, Indonesia sản lượng này ở mức 125-340 quả/người/năm; người Israel ăn trứng nhiều nhất thế giới; trung bình là 404 quả/người/năm. Ngoài ra; ngành sản xuất bánh kẹo, thực phẩm chế biến trong nước cũng đang phát triển; đẩy tăng nhu cầu trứng gia cầm các loại. Các dự báo cũng cho thấy, việc sản xuất và tiêu thụ trứng sẽ tăng mạnh trong những năm tới vì Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng; và hội nhập nhanh vào nền kinh tế quốc tế.
“Như vậy, xét cả về thịt gia cầm và trứng; thị trường trong nước vẫn có nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác;” ông Nguyễn Quốc Toản khẳng định.
Bên cạnh đó, sản xuất trên thế giới năm 2019 dự báo tăng 3% so với năm 2018 đạt mức 98,4 triệu tấn. Đây là tỷ lệ tăng trưởng mạnh nhất trong vòng năm năm qua, phần lớn do nhu cầu tăng tại Trung Quốc. Đó chính là cơ hội lớn để đẩy mạnh ngành chăn nuôi gia cầm vươn ra thị trường thế giới.
Hướng đi đưa sản phẩm gia cầm ra thị trường thế giới
Tại hội nghị, các tham luận của đại biểu cũng đưa ra nhiều ý kiến nhằm thúc đẩy sản xuất và hướng đến xuất khẩu sản phẩm gia cầm.
Theo Thứ trưởng Nông nghiệp; và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến; để phát triển ngành chăn nuôi gia cầm, trước mắt, cần phát triển các sản phẩm chế biến nhằm tránh các rào cản đối với các quốc gia có hàng rào kiểm dịch; và an toàn vệ sinh thực phẩm cao như: trứng muối; thịt gà; thịt vịt đã qua chế biến nhiệt (thí dụ thị trường Nhật Bản; Hàn Quốc, một số nước ASEAN).
Tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn có nhứng nhận chất lượng. Đồng thời cần đầu tư nghiên cứu sâu nhằm gắn sản xuất với nhu cầu; và yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã có sản phẩm gia cầm đi các thị trường trên thế giới mở rộng quy mô sản xuất; phát triển các sản phẩm (Koyu United; CP…). Đồng thời tiếp tục mở thị trường; và xuất khẩu sản phẩm gia cầm vào các thị trường tiềm năng như Trung Quốc; Hàn Quốc, Philippines…
JIA cám ơn các bạn đã đọc.
Nguồn: nhandan.com.vn