EU là khu vực chủ yếu nhập khẩu ròng thủy hải sản do sản lượng sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người ở EU rất cao; đứng thứ hai thế giới sau Nhật Bản. Vương quốc Anh đã xuất khẩu 2,14 tỷ bảng hải sản và các sản phẩm thủy sản vào năm 2019, trong đó EU tiêu thụ 2/3 số lượng.
Mục lục
Mức tiêu thụ thủy hải sản tại EU
Theo dữ liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế, xuất khẩu của Anh; từng đạt kỷ lục trong năm 2017, sang khối EU trong năm 2019 tăng 5% so với năm trước; lên tới 1,41 tỷ bảng. Xuất khẩu sang Pháp, thị trường lớn nhất của Anh; tăng 14% so với cùng kỳ lên 556 triệu bảng.
Xuất khẩu hải sản lớn nhất của Vương quốc Anh là cá hồi nuôi; cá biển sống ở các tầng nước không gần với đáy vùng ngoài khơi, và động vật giáp xác.
Năm 2019, xuất khẩu toàn bộ cá hồi Đại Tây Dương nuôi tươi trị giá 626 triệu bảng; tăng 23% so với cùng kỳ 2018. Xuất khẩu lớn nhất tiếp theo của Vương quốc Anh là tôm hùm Na Uy trị giá 113 triệu bảng; tăng 4% so với cùng kỳ 2018.
Khoảng 53% toàn bộ xuất khẩu cá hồi tươi Đại Tây Dương của Anh là sang EU. Cùng với đó, 86% lượng tôm hùm Na Uy đông lạnh xuất khẩu của Anh được thị trường EU tiêu thụ. Đối với tôm hùm Na Uy sống và tươi, tỷ lệ này lên tới gần 100%, dữ liệu của ITC cho thấy.
Năm ngoái, xuất khẩu thủy hải sản của Anh sang các nước ngoài EU tăng 33% so với cùng kỳ lên tới 730 triệu bảng; chủ yếu nhờ xuất khẩu cá hồi Đại Tây Dương nuôi sang Mỹ; thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Vương quốc Anh
Thống kê mức tiêu thụ mỗi năm
Tổng mức tiêu thụ ở thị trường EU mỗi năm vào khoảng 10 triệu tấn; bằng 12% tổng mức tiêu thụ của thế giới. Tây Ban Nha, Pháp, Italy là những thị trường tiêu thụ hải sản lớn nhất ở châu Âu.
Nếu như ở Pháp loại cá tươi và cá phi lê được bán nhiều hơn cá nguyên con thì ở Ba Lan lại chuộng loại mặt hàng này hơn. Đặc biệt người Pháp còn ưa chuộng các loại động vật thân mềm, đặc biệt là hến. Ở thị trường Đức, đến 90% các sản phẩm thủy hải sản tiêu thụ lại là cá. Những động vật có vỏ (trai, sò, tôm, cua…) lại không được tiêu thụ mạnh. Không giống như các nước ở khu vực Địa Trung Hải, hầu hết người tiêu dùng ở Đức quan tâm đến những sản phẩm thủy hải sản được bảo quản và chế biến sẵn.
Ở Tây Ban Nha, cá tươi là mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất. Tuy nhiên động vật thân mềm, loài giáp xác (tôm, cua) và đặc biệt là mực ống cũng được người tiêu dùng ưa chuộng. Ở Italy, phần lớn hải sản được bán dưới dạng tươi hoặc ướp lạnh; động vật thân mềm đặc biệt phổ biến. Italy cũng là một thị trường quan trọng đối với mực phủ; hiện nay sức tiêu thụ tôm càng và hến có mức tăng trưởng đáng kể.
Thủy hải sản ngày càng được tin dùng
Người tiêu dùng châu Âu đang chuyển hướng mạnh sang tiêu thụ tôm biển loại nhỏ và tôm pandan nước ấm. Xu hướng này có thể nhận thấy ở hầu hết các nước châu Âu, ngoại trừ Đức. Hiện nay một số loài cá đang được tiêu thụ rất mạnh ở châu Âu như cá tra; cá basa của Việt Nam và cá rô Sông Nile với khối lượng tăng lên nhanh chóng. Những loài thủy hải sản mới này được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng do có mùi vị trung tính và giá thấp.
Cá phi lê đang giành lại thị phần từ cá nguyên con trên toàn EU do người tiêu dùng đòi hỏi sự thuận tiện hơn khi mua hải sản. Các sản phẩm giá trị gia tăng như cá hun khói; sản phẩm cá chế biến sẵn và những món ăn từ cá đang trở nên phổ biến. Một xu hướng đáng chú ý là sự phát triển những sản phẩm hải sản mới dành cho những dịp đặc biệt hoặc để thưởng thức; đặc biệt như món ăn mặn Tây Ban Nha, món khai vị cá, sushi và các sản phẩm tẩm bột.
EU – Thị trường tiêu thụ tiềm năng
Một số người tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận các sản phẩm thủy hải sản trong thực đơn hàng ngày của họ do họ cảm thấy cá là món ăn khó chuẩn bị. Nếu hải sản được chế biến tiện lợi hơn và người tiêu dùng được hướng dẫn cách nấu thì doanh số hải sản có thể tăng. Những khía cạnh tích cực về mặt sức khỏe của hải sản cũng là một động lực khuyến khích người tiêu dùng mua hải sản ngày càng nhiều hơn.
EU luôn là thị trường nhập khẩu thủy hải sản đầy tiềm năng. Để đáp ứng nhu cầu về mặt hàng này, các nước phải nhập khẩu hầu hết đó là: Tây Ban Nha, Pháp, Italy, Đức và Anh. Đan Mạch và Hà Lan chuyên tái xuất và bổ sung giá trị gia tăng cho các sản phẩm nhập khẩu. Giá nhập khẩu trung bình của những nước này ở mức cao nhất EU. Iceland, Ma Rốc và Hoa Kỳ là những nước cung cấp hàng đầu không thuộc châu Âu.
Trang jia chân thành cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết
Nguồn: nhandan.com.vn