Giới thiệu phương thức chăn nuôi bò thịt cho năng suất cao nhất

Giới thiệu phương thức chăn nuôi bò thịt cho năng suất cao nhất
6 phút, 37 giây để đọc.

Trong những năm trở lại đây, chăn nuôi bò thịt ở nước ta đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, đa số các hộ dân nuôi bò đều áp dụng hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ nên hầu hết chưa đạt được hiệu quả như ý muốn. Hiểu và nắm bắt được tình hình đó nên qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn tới bà con một số bí quyết chăn nuôi bò cơ bản nhằm tạo ra loại thịt có chất lượng cũng như năng suất đạt được hiệu quả nhất.

Nên lựa chọn giống bò tốt

Việc lựa chọn giống bò là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của nghề chăn nuôi bò thịt hiện nay vì nó sẽ quyết định tới năng suất chất lượng thịt và giá thành sau này. Để nuôi bò thịt đạt hiệu quả bà con nên lựa chọn các giống bò ngoại.

Nên lựa chọn giống bò tốt

Tuy vậy bò ngoại thường đòi hỏi chi phí cao nên nếu điều kiện kinh tế không phù hợp thì nên chọn giống bò lai sind hoặc bò Italia. Ngoài ra khi chọn giống bò bà con nên chọn những con có thể chất khỏe mạnh, ngoại hình cân đối, lông óng mượt da mềm…

Hiện nay, một số trang trại nuôi bò thịt đang sử dụng giống bò ngoại nhập vì giống bò này có khả năng sinh trưởng rất nhanh; tỷ lệ thịt cao và chất lượng thịt lại ngon. Tuy nhiên, nhược điểm chính của giống bò này là giá thành lại cao và chi phí đầu tư nhiều; ngoài ra để nuôi và phát triển được giống bò này đạt được hiệu quả năng suất cao cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật cao.

Để tiết kiệm được chi phí đầu tư tối đa; bạn có thể lựa chọn giống bò lai hoặc bò ta; miễn sao bạn biết áp dụng biện pháp chăn nuôi tốt và công nghệ tiên tiến trong khâu chăm sóc thì chất lượng cũng như năng suất của giống bò này sẽ không hề thua kém loại bò ngoại nhập ở trên.

Xây dựng hệ thống chuồng trại

Để giúp bò có sức khỏe tốt thì việc xây dựng hệ thống chuồng trại là rất cần thiết; tạo điều kiện cho việc nuôi dưỡng và quản lý đàn bò. Chuồng trại nên xây dựng ở những nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát., nền chuồng không trơn trượt. Hướng chuồng xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam sẽ đảm bảo được đầy đủ yếu tố đông ấm; hè mát.

Bạn cần thiết kế chuồng trại theo 2 tiêu chí đó là đông ấm; hè mát sao cho phù hợp. Thông thường, nếu nuôi bò với số lượng lớn; bạn cần xây dựng chuồng thành từng dãy dài; mỗi chuồng có diện tích khoảng 4-5 m2 để thuận tiện cho việc quản lý; chăm sóc và nuôi dưỡng bò.

Xây dựng hệ thống chuồng trại

Tùy theo quy mô đàn bò mà chuồng có thể được xây theo 1 dãy hoặc 2 dãy; diện tích chuồng nuôi bình quân 3-5 m2/con. Có thể tận dụng các vật liễu sẵn có như tranh, tre, lá cọ. để làm chuồng.

Ngoài ra nên xây dựng hầm biogas để bảo đảm vệ sinh môi trường, đồng thời có khí để đun nấu và thắp sáng. Cần trang bị máng ăn cho bò; máng uống dọc theo hành lang; kích thước của máng ăn phù hợp với chuồng, trong lòng máng thường xây dạng hình mo. Có thể trồng thêm hệ thống cây xanh chống nóng cho bò vào hè sẽ tốt.

Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí tối đa cho quá trình làm chuồng; bạn có thể sử dụng các vật liệu có sẵn như tre, lá cọ, tranh…

Vệ sinh chuồng bò thường xuyên

Bà con nên thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy việc làm vệ sinh chuồng bò là vô cùng quan trọng. Chuồng trại, máng ăn, máng uống và môi trường xung quanh đàn bò phải luôn sạch sẽ. Chia đều định kỳ tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi, phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, thung om xử lý rác thải xung quang chuồng bò.

Thường xuyên diệt các loại côn trùng, chuột dán, ruồi muỗi,…. nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh trung gian gây hại cho đàn bò. Lương thực, thức ăn, thức uống phải luôn đảm bảo sạch sẽ và an toàn.

Bà con thường xuyên kiểm tra và theo dõi đàn bò, nên tiêm các loại vac-xin hoặc thuốc phòng bệnh cho đàn bò thường xuyên và khi có dấu hiệu bất thường hay dấu hiệu bị bệnh cần phải kịp thời can thiệp ngay.

Sau khi xuất chuồng toàn bộ vật nuôi phải tiến hành khử trùng và vệ sinh toàn bộ chuồng trại theo quy trình tổng vệ sinh trước khi bắt đầu nuôi lứa mới. Phải lập tức thực hiện chế độ khử trùng đúng theo hướng dẫn của thú y khi trong chuồng nuôi có vật nuôi bị chết vì bệnh dịch.

Chế độ ăn cho bò

Để cho bò phát triển khỏe mạnh và năng suất nhất cần phải đảm bảo nguồn năng lượng cao ăn vào hằng ngày. Trong đó cỏ là nguồn thức ăn chính của bò. Ngoài cỏ tự nhiên mọc trên các gò, bãi, bờ đê, bờ ruộng, trong vườn cây, công viên…. cỏ tự nhiên có thể được sử dụng cho trâu bò ngay trên đồng bãi dưới hình thức chăn thả hoặc cũng có thể thu cắt về và cho trâu bò ăn tại chuồng.

Chế độ ăn cho bò

Thành phần dinh dưỡng và chất lượng cỏ tự nhiên biến động rất lớn và tuỳ thuộc vào mùa vụ trong năm, nơi cỏ mọc, giai đoạn phát triển của cỏ (cỏ non hay già) và thành phần các loại cỏ trong thảm cỏ. Khi sử dụng cỏ tự nhiên cần lưu ý tránh cho trâu bò bị rối loạn tiêu hoá hoặc ngộ độc. Nguồn cỏ tự nhiên ngày càng khan hiếm nên có thể nói việc trồng cỏ rất quan trọng; đặc biệt là trong chăn nuôi thâm canh và chăn nuôi theo quy mô trang trại.

Các giống cỏ nuôi bò được trồng nhiều như cỏ voi đài loan , cỏ Ghinê, cỏ Va06… Trồng cỏ bảo đảm chủ động có nguồn thức ăn thô xanh chất lượng và ổn định quanh năm. Lượng cỏ cho trâu bò ăn thay đổi tuỳ theo từng đối tượng. Trung bình mỗi ngày có thể cho một con trâu bò ăn khoảng 30 – 35 kg cỏ.

Phòng ngừa một số bệnh cho bò

Điều cần lưu ý nhất trong quá trình chăn nuôi bò đó là bạn cần thực hiện tốt lịch tiêm phòng; giúp cho bò chống lại được các bệnh phổ biến như tụ huyết đường; lở mồm long móng…Bênh cạnh đó; bạn cần tẩy giun cho bò thường xuyên bằng các loại thuốc đặc hiệu như thuốc tẩy giun Levamisole; thuốc tẩy giun sán DextilB…Ngoài những lưu ý cơ bản này, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại thường xuyên để đảm bảo môi trường phát triển tốt nhất cho đàn bò của mình.

Có thể thấy, để nuôi được bò thịt đem lại năng suất cao thì bà con cần phải nắm vững bốn kỹ thuật cơ bản gồm lựa chọn giống bò tốt; xây dựng hệ thống chuồng trại phù hợp; vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và một chế độ thức ăn hợp lý.

Trên đây là một số bí quyết chăn nuôi bò thịt cơ bản mà JIA muốn giới thiệu đến các bạn. Chúc các bạn thành công trong quá trình chăm sóc và phát triển đàn bò của mình!

Nguồn: cochannuoi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

đậu tương

Học hỏi cách ủ phân đậu tương để bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng …
Xem Chi Tiết
khoai lang

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất …
Xem Chi Tiết
mít

Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy …
Xem Chi Tiết
dưa hấu

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại dưa hấu

Bọ trĩ là một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường xâm hại lúa, …
Xem Chi Tiết
cà chua

Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây cà chua tạo nên năng suất cao?

Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy …
Xem Chi Tiết
chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi

Những quy trình phòng trị bệnh cá rô phi nuôi lồng, bè tại hồ Sơn La

Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích của Betaine trong chăn nuôi gia súc có thể bạn chưa biết

Những lợi ích của Betaine trong chăn nuôi gia súc có thể bạn chưa biết

Nếu là một người trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm, chắc chắn bạn …
Xem Chi Tiết
Phương pháp phòng chống rét cho vật nuôi người dân cần thực hiện

Phương pháp phòng chống rét cho vật nuôi người dân cần thực hiện

Vật nuôi tốn nhiều năng lượng do phải chống rét, từ đó sẽ giảm sức đề kháng, dẫn đến nguy …
Xem Chi Tiết
Biện pháp chăm sóc gia súc trong mùa mưa bão để chúng luôn khỏe

Biện pháp chăm sóc gia súc trong mùa mưa bão để chúng luôn khỏe

Mưa bão là yếu tố bất lợi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe gia súc, gia cầm; đồng thời …
Xem Chi Tiết
Phương pháp chăm sóc bò cái mới sinh một cách hiệu quả

Phương pháp chăm sóc bò cái mới sinh một cách hiệu quả

Để chăm sóc cũng như nuôi bò cái sinh sản, đặc biệt khi bò cái mới sinh đòi hỏi người …
Xem Chi Tiết
Những nguồn thức ăn và điều kiện sinh hoạt của dê nhà nông nên biết

Những nguồn thức ăn và điều kiện sinh hoạt của dê nhà nông nên biết

Chăn nuôi dê hiện nay phát triển mạnh ở nhiều địa phương bởi lẽ dê là loài động vật dễ …
Xem Chi Tiết
Top 8 giống cỏ nuôi lợn rừng năng suất cao, tốt nhất hiện nay

Top 8 giống cỏ nuôi lợn rừng năng suất cao, tốt nhất hiện nay

Ngày nay, nuôi lợn rừng ngày càng phát triển do nhu cầu về thịt lợn rừng tăng cao, đem lại …
Xem Chi Tiết