Hãy cùng trang phân tích thị trường ngũ cốc ở Việt Nam và thế giới trong bài viết sau nhé!
Mục lục
Thế nào là ngũ cốc?
Ngũ cốc là tên gọi chung của loại thức phẩm được làm từ 5 loại hạt khác nhau được dân gian; và Y học hiện đại nghiên cứu và khẳng định mang đến nhiều giá tri dinh dưỡng kể cả người già; và trẻ nhỏ. Thông thường ngũ cốc nguyên hạt được làm từ 5 loại hạt thông dụng là: mè; gạo nếp; gạo tẻ, lúa mì và các loại đậu.
Mè
Mè là hạt đầu tiên trong ngũ cốc.
Trong hạt mè (vừng) có chứa nhiều dưỡng chất như: protein (đạm); lipit (chất béo), gluxit (chất bột đường), calo nhiệt lượng, canxi, photpho; sắt và các vitamin (như B1; B2, niacin…).
Ngoài ra trong hạt mè còn có folic acid, saccharose, pentose; hắc sắc tố… Và đặc biệt là hàm lượng vitamin E rất lớn; đứng hàng đầu trong các thực phẩm (mỗi 100g mè đen chứa tới 5.14mg vitamin E).
Gạo nếp
Gạo nếp là 1 thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, trong đó thì nếp cẩm xếp hàng đầu; được xem như 1 siêu thực phẩm xét ở góc độ dinh dưỡng. 1 thìa gạo nếp cẩm chứa 1 lượng đáng kể vitamin E, chất xơ; sắt và chất chống oxy hóa.
Gạo tẻ
Là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào, chất protein, vitamin (B1, B2, niacin, vitamin E); chất sắt; kẽm và nhiều chất khoáng (Magie, Photpho; Kali, Canxi).Gạo nguyên cám hay gạo lứt sẽ giữ được những thành phần dinh dưỡng quý giá trong gạo tốt hơn so với gạo trắng.
Dù khá nhiều dinh dưỡng nhưng nó không đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể nên dùng gạo tẻ cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng đa dạng thực phẩm khác.
Lúa mì
Carbonhydrate là thành phần dinh dưỡng chính của lúa mì; nó cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng có thể ảnh hưởng tăng nồng độ đường trong máu.
Trong lúa mì chứa phần lớn chất xơ không hòa tan (1 số làm thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột) và ít chất xơ hòa tan. Nó chứa 1 lượng protein vừa phải; và các vitamin và khoáng chất: selen; mangan, đồng, photpho, folate.
Lúa mì nguyên cám sẽ tốt hơn lúa mì trắng.
Các loại đậu
Đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan… đều là nguồn dinh dưỡng dồi dào và có ích cho con người, kể cả trẻ nhỏ. Cũng vì thế mà nhiều người có chế độ ăn chay trường có thể bổ sung; và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể nhờ các thực phẩm chế biến từ các loại đậu.
Ăn các loại đậu nguyên hạt sẽ tốt hơn so với đậu tách vỏ vì thành phần chất xơ; và nhiều dưỡng chất khác tồn tại trong vỏ của chúng.
Phân tích thị trường ngũ cốc ở Việt Nam
Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến là một nước có truyền thống nông nghiệp mạnh mẽ; và lâu đời bậc nhất. Với vị trí đứng thứ 2 trong xuất khẩu lúa gạo chỉ sau Thái Lan; lúa gạo là loại ngũ cốc được sử dụng chính trong các bữa ăn ở Việt Nam.
Tuy nhiên, sau khi nhận thấy được nguồn dinh dưỡng dồi dào và an toàn từ các loại ngũ cốc khác như: các loại đậu; yến mạnh, mè đen,… mang lại thì thị trường ngũ cốc ở Việt Nam bắt đầu có sự chuyển biến mạnh mẽ. Từ đó thị trường ngũ cốc Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh việc sản xuất; và nhập khẩu các loại ngũ cốc.
Sản xuất ngũ cốc trong nước không đủ cung cấp cho thị trường Việt Nam; do đó nhập khẩu đang chiếm phần lớn. Thị trường ngũ cốc Việt Nam nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau như: Nga, Asutralia; Đài Loan, Hàn Quốc,… mang lại sự lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng.
>>> Xem thêm các bài viết về kinh tế – thị trường Việt Nam
Phân tích thị trường ngũ cốc ở Thế giới
- Giá đậu nành kỳ hạn tháng 11 cuối kỳ phiên giao dịch ngày 12/09 tăng 29,0 cent, ở mức 895,50 cent/bushel; giảm 0,50 cent so với mức cao nhất; và tăng 26,50 cent so với mức thấp nhất. Giá đậu nành kỳ hạn tháng 01/2020 chốt phiên tăng 28,50 cent; ở mức 909,0 cent/bushel; tăng 25,50 cent so với mức thấp nhất; và giảm 0,25 cent so với mức cao nhất.
- Giá khô dầu đậu nành kỳ hạn tháng 10 chốt phiên tăng 6,60 usd, ở mức 297,60 usd/short tấn, giảm 0,10 usd với mức cao nhất; và tăng 6,20 usd so với mức thấp nhất.
- Giá dầu đậu nành kỳ hạn tháng 10 chốt phiên tăng 0,36 cent; ở mức 29,01 cent/pound, giảm 0,14 cent so với mức cao nhất; và tăng 0,37 cent so với mức thấp nhất.
Bộ NN Mỹ cho biết sản lượng đậu nành dự kiến là 98,79 triệu tấn trong năm nay, với năng suất trung bình quốc gia là 3,22 tấn/ha; gần với ước tính trung bình trước báo cáo; giảm 1,28 triệu tấn sản lượng; và 0,04 tấn/ ha năng suất so với tháng trước.
Bắp
Sản lượng bắp năm 2019-2020 được dự báo giảm 2,6 triệu tấn so với ước tính của tháng trước; xuống còn 350,51 triệu tấn; giảm từ 365,77 triệu tấn trong năm 2018-2019. Năng suất vẫn cao hơn dự đoán là 10,56 tấn/ ha, giảm từ 10,64 tấn/ ha ước tính trong tháng 08.
Lúa mì
Dự báo sản lượng lúa mì Mỹ ở mức 53,89 triệu tấn; và năng suất trung bình ở mức 3,47 tấn/ ha. Tồn kho cuối kỳ lúa mì vụ mới của Mỹ ở mức 27,6 triệu tấn, như dự đoán của các nhà phân tích trước báo cáo. Bộ NN Mỹ cũng giữ nguyên lượng sử dụng trong nước; và nhu cầu so với báo cáo tháng 08.
Tính trên toàn cầu, tồn trữ lúa mì vụ cũ (2018-2019) ước tính là 277,24 triệu tấn, giảm nhẹ so với ước tính của tháng 8 là 275,5 triệu tấn, nhưng trong mức dự báo trước báo cáo.
Tồn trữ cuối kỳ thế giới vụ mùa mới ở mức 286,51 triệu tấn; trong kỳ vọng trước báo cáo. Mặc dù sản lượng của Úc giảm 2 triệu tấn và tình trạng hạn hán đang kéo dài tới năm thứ 2 nhưng con số này vẫn được xem là mức tồn kho cao kỷ lục, trong đó Trung Quốc chiếm 51%.
Trong tuần kết thúc ngày 05/09, Bộ NN Mỹ báo cáo lúa mì xuất khẩu tăng 610.900 tấn, giao hàng trong năm kinh doanh 2019-20 và giảm 8.200 tấn cho giao hàng năm kinh doanh 2020-21. Lượng xếp hàng xuất khẩu tuần qua đạt 0,41 triệu tấn; thấp hơn mức 0,51 triệu tấn cần thiết trong tuần để đạt được mức xuất khẩu ước tính của Bộ NN Mỹ là 26,54 triệu tấn cho năm 2019-20. Tổng lượng lúa mì xuất bán trong năm 2019-20 đạt 12,0 triệu tấn, tăng 23% so với cách đây 01 năm.
JIA cám ơn các bạn đã cùng trang theo dõi bài viết.
Nguồn: dautuhanghoa.vn