
Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ lệ hư hỏng; trong quá trình sơ chế, bảo quản và vận chuyển; ngoài việc chăm sóc xoài trong thời kỳ ra hoa, người trồng cũng cần lưu ý và có biện pháp xử lý tốt; chăm sóc xoài trước khi thu hoạch.
Xoài là loại trái thu hoạch khi còn xanh. Do đó việc chăm sóc chúng trước khi thu hoạch phải thật tốt nhằm đảm bảo kéo dài thời gian vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ,… Sau đây là một số lưu ý mà JIA đã liệt kê lại cho bạn trong việc chăm sóc xoài trước khi thu hoạch:
Mục lục
Biện pháp chăm sóc xoài
Thạc sĩ Mai Văn Trị – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ; chia sẻ một số lưu ý về chăm sóc xoài giai đoạn trước thu hoạch như sau:
Cung cấp đủ nước
Khi thời tiết nắng nóng, khô hạn; cần cung cấp nước đầy đủ và hiệu quả lượng nước tưới cho cây. Nếu cây bị thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng đến khối lượng; chất lượng, thời gian bảo quản sau thu hoạch của trái xoài.
Bón phân
Đợt bón phân giai đoạn cuối sẽ kết thúc trước thu hoạch một tháng. Bón kali và canxi giúp hạn chế hiện tượng nứt trái;, bảo quản quả tốt. Việc bón phân đầy đủ sẽ giúp cây; cho trái đạt chất lượng tốt nhất.
Tỉa thưa quả xoài
Thực hiện việc tỉa thưa quả sau khi cây đậu quả, loại bỏ những trái sâu bệnh; trầy xước tránh cạnh tranh dinh dưỡng; với những quả còn lại, giúp cây dồn sức nuôi những quả đẹp.
Xử lý ra hoa sớm
Mục đích là tránh tình trạng vào vụ thu hoạch; chính thì bị rớt giá. Tất nhiên, bà con phải cân nhắc kỹ và có đủ trình độ kỹ thuật; và điều kiện thì mới có thể thực hiện được. Đối với cây già thì có thể tưới thuốc vào lúc cây ra 1-2 cơi đọt,; đối với cây tơ, bà con tưới lúc cây ra 2-3 cơi đọt. Tưới cây khi vừa ra đọt cuối khoảng 10cm; hoặc ra lá lụa. Bà con có thể dùng một số loại thuốc ức chế tăng trưởng; như Paclobutrazol 10%, liều lượng 10cc pha với 5-10 lít nước dùng cho 1m đường kính tán và tưới sát gốc, sau đó cần giữ ẩm 20 ngày. 2 tháng sau dùng KNO.
Bảo vệ hoa và trái non
Việc bảo vệ hoa và trái non là rất quan trọng. Bà con có thể phun thuốc (Butyl, Pyrinex, Sago Super) bảo vệ hoa lần 1 khi phát hoa dài 2-3cm để ngăn rầy chích hút. Lần hai phun vào khi hoa đạt kích thước tối đa. Sau đó, bà con ngưng phun thuốc để bảo vệ côn trùng có ích giúp cho hoa thụ phấn. Trong giai đoạn này, nếu trời mưa nhiều, và nhất là mưa đêm, thì sáng hôm sau bà con rung cành cho rơi bớt hoa không thụ phấn, kết hợp với phun thuốc phòng trừ nấm gây bệnh thán thư (Bendazol, Carbenzim). Cứ mưa xong là phun thuốc. Khi trái non đạt tới kích thước đường kính 1-2mm, bà con phun thuốc ngăn bệnh tán thư.
Hạn chế trầy xước quả
Trái không bị trầy xước sẽ ít bị nhiễm bệnh, chất lượng tốt, phẩm cách cao hơn.
Bao trái: Đây là biện pháp quan trọng giúp đối phó sâu bệnh, hạn chế dư lượng thuốc trong trái cao, giữ màu sắc quả đẹp, ước định được sản lượng và thời điểm thu hoạch…
Phòng trừ sâu bệnh gây ảnh hưởng đến xoài
Bệnh thán thư, bệnh đốm đen sẽ xuất hiện khi có những cơn mưa trái mùa hoặc khi tưới nước. Trái xoài bị trầy xước sẽ dễ bị nhiễm bệnh.
- Vệ sinh thu gom cành lá khô, trái rụng trong vườn tránh giữ lại nguồn bệnh trong vườn.
- Cắt tỉa cành tạo vườn thông thoáng sao cho ánh nắng có thể xâm nhập vào bên dưới tán cây. Ngăn ngừa sự phát triển của nấm, đồng thời khống chế chiều cao cây, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch.
- Cần bảo vệ bộ tán cây thật tốt giúp cây quang hợp, nâng cao năng suất và chất lượng quả. Khi cây bị gãy cành, mất lá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cây, ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá và chất lượng quả khi thu hoạch.
- Trước thu hoạch: Nhà vườn cần xác định độ chín đầy đủ của xoài để cho trái đạt chất lượng cao.
Trên đây là một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài. Nếu bà con quan tâm thêm nhiều phương pháp trồng trọt khác thì hãy ghé đến JIA nhé. Cám ơn quý bà con đã quan tâm, và kính chúc quý bà con thành công!
Nguồn: sinhhocvietnam.vn