Hướng dẫn cách làm 2 món chân giò ngâm sả ớt và chân giò muối

Hướng dẫn cách làm 2 món chân giò ngâm sả ớt và chân giò muối
4 phút, 28 giây để đọc.

Chân giò ngâm sả ớt là món ăn ngày Tết được nhiều người yêu thích, hương vị chua ngọt đậm đà chinh phục mọi người và chống ngán. Và chân giò muối cũng là là một trong những món ăn cổ truyền thông thể thiếu trọng dịp đặc biệt như Tết.

Món chân giò ngâm sả ớt chấm cùng với tương ớt cay cay ăn rất ngon. Đây là một món ăn rất giàu đạm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và đặc biệt không làm cho người thưởng thức cảm thấy bị ngán, rất hợp khi ăn cùng cơm trắng. 

Bài viết dưới đây của trang JIA sẽ cùng bạn vào bếp với cách làm 2 món chân giò ngâm sả ớt, chân giò muối thơm ngon, đậm vị.

Món chân giò ngâm sả ớt

Món chân giò ngâm sả ớt

Nguyên liệu cần có

  • Móng giò: 1-2 chiếc
  • Tỏi, giấm, sả, ớt, gừng
  • Nước mắm, đường
  • Hũ, bát to hoặc thuỷ tinh

Hướng dẫn cách làm chân giò sả ớt

Hướng dẫn cách làm chân giò sả ớt

Bước 1: Sau khi mua móng giò về tiến hành rửa sạch, cho vào nồi đập vào nhánh gừng, ít muối và dấm, nước ngang mặt giò, đun sôi. Sau đó vớt ra xả sạch bẩn dưới vòi nước.

Bắc 1 nồi nước khác, đun sôi cho thêm 1 thìa muối và mẩu gừng đập dập, rồi cho móng giò vào luộc chín.

Nhớ đun nhỏ lửa trong khoảng 40 phút, lấy đũa xiên thử thấy mềm là được.

Bước 2: Khi móng giò đã chín thì vớt ra thả vào thố có đá. Giò lạnh, vớt ra rửa kĩ, để ráo rồi cho vào tủ lạnh cho móng giò săn và giòn hơn.

Bước 3: Lấy sả đem cắt khúc, chẻ nhỏ hoặc thái lát. Gừng thái chỉ. Ớt cắt miếng nhỏ. Tỏi bóc vỏ thái miếng mỏng.

Bước 4: Cách pha nước ngâm móng giò: 1 chén nước mắm ngon + 1 chén đường + 1 chén dấm + 3 chén nước – hòa trong nồi rồi đun sôi để nguội (cho đậm đà hơn một chút khi ngấm vào móng giò là vừa, không nên nhạt quá). Cho sả, ớt, gừng vào. Nêm nếm sao cho vị chua, ngọt vừa phải là được.

Lưu ý: Không nên cho ít sả quá vì mùi sả sẽ làm dậy mùi món ăn, cho thêm hạt tiêu.

Bước 5: Pha nước ngâm xong, xếp móng giò vào bát to hay hũ thuỷ tinh rồi đổ hỗn hợp nước mắm chua ngọt ngâm lên, đến khi ngập nước trên móng giò là được.

Món này để ngăn mát tủ lạnh cho ngấm gia vị, sau 1 -2 ngày là ăn cực ngon.

Món chân giò muối

Nguyên liệu cần có

Nguyên liệu cần có

  • Thịt chân giò 800 g
  • Nước tương 20 ml
  • Ngũ vị hương 1 muỗng cà phê
  • Tỏi 1 củ
  • Gừng non 1 nhánh
  • Chanh 1 quả
  • Tương ớt 1 muỗng canh
  • Ớt tươi 1 ít
  • Giấy bạc 1 ít
  • Dưa leo & kiệu ăn kèm 1 ít

Bí quyết chọn mua thịt chân giò tươi ngon:

  • Nên mua chân trước, giò heo trước thẳng, mềm và ngọt thịt hơn. Chân giò phải có độ đàn hồi khi chạm vào, phần móng vẫn nguyên vẹn, không lông mới tươi ngon.
  • Ngoài ra, nên chọn mua được chân giò tươi ngon tại địa chỉ cung cấp uy tín.

Cách làm món chân giò muối

Cách làm món chân giò muối

Sơ chế tất cả nguyên liệu

Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Gừng cạo vỏ, băm nhỏ. Hành tím thái lát mỏng, ớt tươi bỏ hạt thái nhỏ (dùng để pha nước chấm).

Chân giò sau khi rút xương (có thể nhờ người bán rút xương hộ cho tiện) thì đem rửa sạch, để ráo.

Ướp gia vị cho thịt chân giò

Lộn phần thịt chân giò phía trong ra và tiến hành ướp với các nguyên liệu sau: phần tỏi băm nhỏ, 1 thìa ngũ vị hương, 20ml nước tương. Đeo bao tay và bóp cho đến khi thịt thấm đều gia vị.

Ướp thịt chân giò khoảng 10-15 phút rồi sử dụng giấy bạc để cuộn chặt thịt chân giò lại. Lưu ý, khi cuộn bạn cuộn sao cho phần da heo ở phía ngoài.

Luộc chân giò

Đun sôi 1 nồi nước cùng 1 thìa muối và chút nước mắm (nước mắm sẽ giúp cho thịt chân giò có màu đậm hơn thay vì muối) sau đó cho chân giò bọc giấy bạc vào luộc khoảng 40 phút. Trong thời gian luộc bạn sẽ tiến hành pha chế nước chấm.

Tiến hành pha nước chấm chân giò muối

Pha nước chấm chân giò muối theo công thức như sau: 1 thìa nước tương, 1/3 thìa tương ớt, 1/3 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh, 1 củ hành tím thái thật mỏng, 1 thìa gừng non băm nhuyễn, 2 – 3 quả ớt cay bỏ hạt, băm nhuyễn.

Hoàn thành

Hoàn thành

Thịt chân giò mềm, có độ dai giòn vừa rất hấp dẫn, thịt thấm đều hương vị và có mùi thơm hấp dẫn chấm cùng nước mắm chua ngọt và hơi cay với công thức pha trên sẽ rất hợp.

Chân giò muối còn ăn kèm với củ kiệu muối cùng vài lát dưa leo thì vô cùng hợp vị.

>>> Tham khảo thêm các bài viết về ẩm thực

Nguồn: vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

đậu tương

Học hỏi cách ủ phân đậu tương để bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng …
Xem Chi Tiết
khoai lang

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất …
Xem Chi Tiết
mít

Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy …
Xem Chi Tiết
dưa hấu

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại dưa hấu

Bọ trĩ là một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường xâm hại lúa, …
Xem Chi Tiết
cà chua

Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây cà chua tạo nên năng suất cao?

Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy …
Xem Chi Tiết
chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi

Những quy trình phòng trị bệnh cá rô phi nuôi lồng, bè tại hồ Sơn La

Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bật mí ứng dụng tinh dầu oregano trong chăn nuôi gia cầm, gia súc hiệu quả

Bật mí ứng dụng tinh dầu oregano trong chăn nuôi gia cầm, gia súc hiệu quả

Các sản phẩm tinh dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên luôn được mọi người thích sử dụng cho chăn …
Xem Chi Tiết
Cách nhận biết gia cầm bị thiếu vitamin và biện pháp khắc phục

Cách nhận biết gia cầm bị thiếu vitamin, khoáng chất và biện pháp khắc phục

Khi gà thiếu vitamin và khoáng chất không dẫn đến hậu quả ngay lập tức hay gây chết đột ngột, …
Xem Chi Tiết
Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Bổ sung Vitamin A, E vào khẩu phần ăn cho gia cầm trong môi trường nắng nóng mùa hè có …
Xem Chi Tiết
Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ và muối của chúng được sử dụng như là chất phụ gia trong thức ăn dùng cho …
Xem Chi Tiết
Những vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Vitamin là 1 hợp chất hữu cơ mà gia cầm chỉ cần 1 lượng rất ít để cơ thể hoạt …
Xem Chi Tiết
Phương pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm, gia súc

Phương pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm, gia súc

Trong ngành chăn nuôi hiện nay, kháng sinh được dùng để phòng và trị bệnh, đồng thời được dùng như …
Xem Chi Tiết