Kỹ thuật đơn giản giúp xử lý vường cây sầu riêng khi bị bị ngập úng

5 phút, 11 giây để đọc.

Thông thường  90% số cây sầu riêng bị ngập úng, úng nước sẽ chết.  Chúng có thể chết sau 1 ngày, 2 ngày… tùy theo cơ cấu, điều kiện đất đai nhanh. VÌ vậy cần phải xử lý vấn đề này càng sớm càng tốt, bằng các công nghệ xử lý kịp thời

Nguyên nhân cây bị ngập úng

Nguyên nhân cây bị ngập úng

Khi trồng sầu riêng trên vùng đất thấp sẽ dễ bị rủi ro do ngập úng, do tần suất xuất hiện lũ ngày càng cao trong những năm gần đây, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Lũ lụt ĐBSCL thường xảy ra trong ba tháng 9, 10, 11 hàng năm, với đỉnh lũ thường tập trung vào cuối tháng 9, 10. Hầu hết các vườn sầu riêng đều bị ảnh hưởng và thiệt hại với mức độ khác nhau do nước dâng cao hoặc mưa kéo dài.

Nguyên nhân là do:

Hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt do nước mưa xói mòn, hoà tan các hạt sét nhỏ và phủ kín các khoảng trống trên mặt đất hoặc do lớp phù sa (từ ngập lụt) bồi kín mặt đất làm đất không còn thoáng khí.

Đất bị ngập nước, nên không còn đủ oxy cung cấp cho rễ hô hấp (chỉ sau 24 – 48 giờ), đất trở nên dư thừa nước và rễ rất dễ bị huỷ hoại.

Do khả năng thoát lũ kém, mực nước trong các mương vườn thường rất cao (hiện tượng úng cục bộ hay từng phần) làm hạn chế và hủy hoại hệ thống rễ mọc sâu dưới tầng đất mặt.

Khả năng chịu ngập của cây

Tuổi cây: Cây tơ (chưa cho quả) chịu ngập kém hơn cây trưởng thành hoặc đã trồng lâu năm trên 10 năm.

– Tình trạng cây: Cây đang phát triển sinh khối (ra đọt, phát triển rễ tơ, ra hoa mang quả) phải tiêu tốn nhiều năng lượng dự trữ nên khả năng chịu đựng cũng kém hơn.

– Biện pháp canh tác: Cũng tác động đến khả năng chịu ngập của sầu riêng như bón phân (nhất là khi thừa N và P) trong khoảng một tháng trước khi bị ngập hay mưa dầm làm giảm khả năng chịu đựng của cây rất nhiều.

Có hai loại mức độ ngập

Khi vườn Sầu riêng bị ngập nước thường sẽ được phân ra thành 2 mức độ ngập:

– Ngập nặng: mực nước trong vườn dâng lên cao đến cổ rễ cây trồng hoặc quá thân. Ngày xưa tình trạng ngập chỉ xuất hiện ở khu vực đất đồng bằng, Miền Tây (do lũ về) hoặc đất vùng cao nhưng gần sông, hồ (ngập do mưa nhiều hoặc hồ thủy điện xả lũ)

– Ngập nhẹ: khi lượng nước cung cấp cho đất quá nhiều và trong thời gian dài, ví dụ: mưa liên tục ở Tây Nguyên hoặc tưới liên tục không ngừng ở Miền Tây, hoặc những vườn có kết cấu đất dẽ chặt, khó thoát nước

Kỹ thuật xử lý khi vườn bị ngập

Kỹ thuật xử lý khi vườn bị ngập

Rút thoát nước nhanh nhất có thể

– Đặt máy bơm để bơm nước liên tục ra ngoài, kết hợp xẻ hộc, khai rãnh thoát nước

– Riêng khu vực đất cao (Tây Nguyên) có thể mở bồn, làm rãnh thoát nước, sửa đất xung quanh gốc theo hình “Mu Rùa”: thấp dần từ gốc ra ngoài

Hủy lớp ván thoát khí

Sau khi nước đã rút, phần bề mặt đất bị đóng váng không thoáng khí. Kỹ thuật tiếp theo: nếu lớp váng là lớp bùn dày thì dùng cuốc hoặc xẻng cào hết lớp váng ra ngoài. Sau đó dùng chĩa 3 răng xơi nhẹ bề mặt đất giúp thoáng khí, giảm tình trạng ngộp rễ

Phạm vi: Toàn bộ khu vực trong tán (từ gốc ra đến hết tán)

Bổ dung dinh dưỡng cho lá

– Dưới gốc:

+ Tưới thuốc có hoạt chất như: Mantalaxyl, Mantalaxyl + Mancozeb, Fosetyl Aluminium…

+ Cách tưới: tưới vào phần đất dưới tán cây, tưới 2 lần cách nhau 5 ngày

+ Liều lượng: Tùy từng cây mà tưới lượng nước thuốc khác nhau; nhưng cần phải đủ lượng. Ví dụ: cây 1 năm tuổi (chăm sóc chuẩn) thì tưới khoảng 5 lít/gốc; cây 3-4 năm: 15 lít/gốc, cây 6 năm: 20 lít/gốc…

– Trên lá: Bổ sung dinh dưỡng giàu Amino và Vi Lượng; (Sử dụng Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI pha theo tỷ lệ 1:3000 định lỳ 15 ngày phun 1 lần).

Kích thích mọc rễ mới

Sau tưới thuốc bệnh 3-5 ngày thì kích rễ mới bằng việc bón phân hữu cơ đã ủ hoai bằng Nấm đối kháng Trichoderma. Kết hợp bổ sung thêm Humic (Sử dụng Chế phẩm KHUMATE giàu Humic). Ngoài ra có thể bón kèm thêm các dòng Lân cao để giúp rễ phát triển ổn định lại; và tăng sức đề kháng cho cây

Lời kết

Lời kết

Đối với cây đã bị ngập úng thì rất khó cứu chữa nếu không xử lý kịp thời. Cách tốt nhất là có các BIỆN PHÁP HẠN CHẾ từ đầu:

– Khu vực miền Tây chú ý đê bao, lên liếp, làm mô cao, mặt mô cách mặt nước tối thiểu 1m

– Khu vực Tây Nguyên không trồng trong hố sâu như cà phê. Tốt nhất nên trồng sao cho gốc hơi cao hơn mặt đất 1 chút. Nếu trồng sai cách vào thời điểm mùa mưa liên tục 10-15 ngày; kể những vùng cao, đất dốc vẫn sẽ thoát nước không kịp

– Xẻ rãnh: biện pháp nên áp dụng đối với tất cả các vùng đất kể cả miền Tây; miền Đông hay Tây Nguyên

Mong rằng một số chia sẽ trên có thể giúp nhà vườn hiểu hơn về cây sầu riêng; và đúc rút ra cách trồng phù hợp với vùng mình. Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để đối phó; hạn chế được một phần nào đó những ảnh hưởng của sức mạnh thiên nhiên. Chúc bà con thành công !

Hy vọng kỹ thuật trên do JIA mang đến sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để thu thập nhiều kiến thức hơn nhé.

Nguồn: vuonsinhthai.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết
hoa cúc

Trồng hoa cúc vào mùa Tết: Thu lãi cả trăm triệu đồng có thật không?

Vào đầu tháng 12, hàng trăm nghìn bông hoa cúc pha lê và hoa cúc ở Làng hoa cúc Quảng …
Xem Chi Tiết
cam quýt bị vàng lá

Phương pháp phục hồi nhanh chóng vườn cam, quýt khi bị vàng lá

Bệnh vàng lá thối rễ đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây có múi ở Đồng Tháp. Nhiều …
Xem Chi Tiết
Bệnh mốc sương là gì? Biện pháp phòng bệnh mốc sương trên khoai tây

Bệnh mốc sương là gì? Biện pháp phòng bệnh mốc sương trên khoai tây

Khoai tây là loại rau ăn củ có giá trị kinh tế cao nhưng thường gặp nhiều loại bệnh, trong …
Xem Chi Tiết
Căn bệnh thán thư ở dưa hấu và cách phòng bệnh

Căn bệnh thán thư ở dưa hấu và cách phòng bệnh

Việc đầu tư thâm canh không đúng mức sẽ gây ra sự phát triển của nhiều loại sâu bệnh; trong …
Xem Chi Tiết
mồng tơi

Bất ngờ với cách trồng mồng tơi cho lá tươi tốt, đem lại hiệu quả cao

Trồng rau mồng tơi để ăn sẽ giúp những cho người thiếu máu, huyết áp thấp, suy nhược và đặc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương tôm giúp đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất

Để có giống tôm đảm bảo chất lượng, ngoài tôm bố mẹ chất lượng tốt còn yêu cầu hiểu được …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cua xanh giúp đạt chất lượng cao nhất

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước …
Xem Chi Tiết
sán lá đơn ở cá

Tìm hiểu về cách phòng chống bệnh sán lá đơn ở cá

Sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus và Gyrodactylus 18 móc là những loài ký sinh phổ biến ở cá …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương nuôi cá chình bằng hệ thống RAS

Hệ thống RAS cho phép tăng mật độ ương nuôi cá, tiết kiệm nước, giảm chi phí vệ sinh, đặc …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết