Bưởi, cam, chanh, quýt … là những loại cây có múi được trồng với số lượng lớn ở nước ta. Để nâng cao năng suất và chất lượng của các loại cây ăn quả này, việc nắm vững các biện pháp phòng trị sâu bệnh là rất quan trọng.
Để phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi hiệu quả cần chủ động áp dụng các biện pháp sinh học, vi sinh trừ sâu, vi sinh trừ nấm bệnh… Nếu trường hợp bất khả kháng phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Mục lục
Đặc điểm của nhóm cây có múi
Trong số những loại cây ăn quả hiện nay ở nước ta thì nhóm cây có múi chiếm đa số. Với diện tích trồng cả nước lên đến vài trăm hecta; cho thấy nhóm cây này là nhóm chủ lực phát triển kinh tế của nước ta. Chính vì thế việc phòng trừ các loại sâu bệnh cho cây có múi cần được quan tâm nghiên cứu
Khi nhắc đến những lọai cây có múi người ta thường nghĩ ngay đến cam, quýt, bưởi, chanh, quất vv. Đây đều là những cây trồng được ưa chuộng khắp thế giới vì hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng của chúng mang lại.
Nhóm cây có múi có quả khá sớm và năng suất tăng dần qua các năm. Nếu chăm sóc tốt họ cây có múi có thể cho thu hoạch đến vài chục năm. Nhóm cây có múi với chủng loại phong phú và thời kì thu hoạch dài nên quanh năm người tiêu dùng vẫn được thưởng thức.
Nhóm cây có múi này được sử dụng để ăn tươi hay có thể chế biến thành nhiều mục đích khác nhau như làm sinh tố, làm mứt, chế biến thành hương liệu làm đẹp và cả chữa bệnh.
Chính vì lợi ích kinh tế to lớn này mà việc chăm sóc và phòng trừ các loại sâu bệnh cho cây có múi lại càng cần được chú trọng. Để giúp cây phát triển tốt hơn cần nghiên cứu những loại sâu bệnh thường xuất hiện trên cây có múi để có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Ngừa bệnh loét ghẻ cho cây
Ngừa bệnh cho cây là một phần trong Kỹ năng trồng trọt, bạn nên học cách phòng ngừa bệnh và chữa bệnh cho cây:
– Bệnh loét, ghẻ: Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa. Dùng thuốc gốc đồng phòng trị như: Copper Zine, Copper B, Zineb, Kasumin, Bordeux, Champion . . . Khi xuất hiện ghẻ loét trên vườn cần phải cắt bỏ và tiêu hủy các cành lá đã bị nhiễm bệnh.
– Bệnh vàng lá thối rễ, xì gôm chảy nhựa: Bệnh gây hại nhiều ở thân và cổ rễ. Dùng các thuốc Captan 75 BHN, Aliette 80 BHN, Copper Zinc, Ridomyl . . .
– Bệnh vàng lá gân xanh: Bệnh do do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra. Cần chủ động diệt trừ rầy chổng cánh là tác nhân lan truyền bệnh vàng lá gân xanh là rất quan trọng.
Đây là loại bệnh khá nguy hiểm và gây thiệt hại nặng nề nhất cho người làm vườn; với những cây có múi của họ. Chưa có biện pháp xử lý bệnh triệt để nên bà con cần thực hiện nguyên tắc không trồng cây con được chiết ghép trên những cây bị bệnh. Tiến hành trồng mới thay thế các giống sạch bệnh. Ngoài ra cần phun thêm một số loại thuốc trừ sâu bọ như Trebon 0,1%; Bi 58 chia làm 2 đợt mỗi đợt cách nhau 10 ngày.
Phòng bệnh về sâu bọ
– Sâu vẽ bùa: Gây hại thường xuyên cho cây có múi vào giai đoạn ra lá non. Dùng thuốc có tính nội hấp như: Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lannate hay dầu khoáng DC-Tronplus..
– Rầy chổng cánh: là đối tượng trung gian truyền bệnh Vàng lá Greening. Dùng thuốc Applaud MIPC 25%, Admire 50 ND, Bassan 50ND, Trebon 10 ND…
– Rầy mềm chích hút nhựa trên chồI non hay mặt dưới la non. Rệp sáp gây hại trên cả lá, cành già và trái Dùng thuốc Bassan 50ND, Supracide 40 EC, Polytrin 40 EC, Trebon 10 ND …
– Nhện đỏ: Ấu trùng và thành trùng đều gây hại. Dùng Confidor, Kelthane, Danitol …
Bạn cần theo dõi chặt chẽ những đợt ra lộc của cây. Vì thời điểm này sâu vẽ bùa phát triển khá mạnh sau đợt mưa hoặc khi tưới nước. Cần sử dụng một số loại thuốc phun đều lên cây như Sumicidin 50EC 0,2%, Polytrin 50EC 0,2%. Chia làm 2 lần phun mỗi lần cách nhau khoảng 10 ngày. Nếu thấy thuyên giảm thì ngừng phun.
Chùng tôi hy vọng với những gì mà JIA mang đến cho bạn hôm nay sẽ một phần nào đó góp phần vào kỹ năng trồng trọt của bạn
Nguồn: vuonsinhthai.com.vn