Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công tác phòng trị bệnh trong quá trình sản xuất. Tôm càng xanh cũng ẩn chứa rất nhiều bệnh lý nếu bạn không chăm sóc kỹ. Vì vậy, hãy cùng JIA tìm hiểu về các phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm càng xanh giống nhé.
Mục lục
Tôm càng xanh là tôm gì?
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), còn được gọi là tôm sông khổng lồ hay tôm nước ngọt khổng lồ là một loài tôm thuộc họ Tôm gai quan trọng về mặt thương mại. Nó được tìm thấy ở khắp các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, từ Ấn Độ đến Đông Nam Á và Bắc Úc. Tôm càng xanh cũng đã được giới thiệu đến các vùng của Châu Phi, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Châu Mỹ và Caribe.[3] Nó là một trong những loài tôm nước ngọt lớn nhất trên thế giới và được nuôi trồng thủy sản rộng rãi ở một số quốc gia để làm thực phẩm.[2] Trong khi M. rosenbergii được coi là loài nước ngọt, giai đoạn ấu trùng của nó phụ thuộc vào vùng nước lợ.[4] Một khi cá thể tôm đã phát triển vượt qua giai đoạn sinh vật phù du và trở thành con non, nó sẽ sống hoàn toàn trong nước ngọt.[4]
Nó còn được gọi là tôm Malaysia, scampi nước ngọt (Ấn Độ), hoặc cherabin (Úc). Ở địa phương, nó được gọi là Golda Chingri ở Bangladesh, udang galah ở Indonesia và Malaysia, uwang. Hoặc ulang ở Philippines, và koong mae nam hoặc koong ghram gram ở Thái Lan.
Xử lí từ tôm bố mẹ
Tôm bố mẹ phải khỏe mạnh, không mang mầm bệnh. Trước lúc thả phải được tắm khử trùng bằng hóa chất. Ao, bể nuôi phải được tẩy vôi tiệt trùng. Bể ương, dụng cụ ương nuôi phải được tiêu độc bằng Chlorine (40 – 50 mg/m3) hoặc thuốc tím.
>> Đọc thêm tại Phòng bệnh thủy sản
Trong quá trình nuôi tôm bố mẹ, cần giữ cho môi trường (mức nước, nhiệt độ, pH, độ mặn…) ổn định, tránh tác động xấu bất lợi cho tôm.
Thức ăn cho tôm bố mẹ phải tươi sống, giàu đạm, có thể bổ sung Vitamin C, khoáng chất và một số loại thuốc phòng, trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng.
Xử lí ấu trùng tôm
Trong sản xuất tôm giống, khâu ương nuôi ấu trùng rất quan trọng. Vì vậy, phải áp dụng triệt để các biện pháp phòng ngừa:
Trước lúc ương phải tiêu độc triệt để bể ương, dụng cụ ương, bằng thuốc tiêu độc. Có thể dùng Chlorine, Formalin hoặc thuốc tím.
Trường hợp tôm bố mẹ có dấu hiệu bệnh lây nhiễm, cần phải tiến hành tiêu độc hoàn toàn bể. Cách ly tôm bệnh, dụng cụ chuyên dùng phải cất giữ cẩn thận, không để lây truyền bệnh.
Thức ăn phải đảm bảo chất lượng tốt, sạch, khi cho ăn phải đủ lượng thức ăn. Cho ăn nhiều lần, tránh để thừa, lắng bám ở đáy bể.
Quá trình ương phải tiến hành xiphông loại trừ chất thải, cặn bẩn trong bể hàng ngày. Thay nước và giữ chất lượng nước tốt, ổn định.
Khống chế nhiệt độ thật chặt chẽ, đảm bảo nhiệt độ tương đối ổn định.
Sử dụng một số loại thuốc phòng bệnh sau mỗi lần thay nước.
Những cách trị một số bệnh
Bệnh vi khuẩn hình cung
Do vi khuẩn hình cung ngoài môi trường xâm nhập ruột, dạ dày và máu của ấu trùng tôm gây cảm nhiễm toàn thân. Ấu trùng bị bệnh yếu. Hoạt động hướng quang yếu, bụng cong, chuyển màu trắng. Có thể dùng hỗn hợp Furazone và Sulfanilamide để chữa trị, liều lượng dùng 1 – 3 g/m3 nước.
Bệnh vi khuẩn dạng sợi
Là vi khuẩn thường bám ở mang ấu trùng, trên các phụ bộ khiến cho hoạt động của ấu trùng bị trở ngại. Chìm ở đáy rồi chết. Dùng thuốc tím KMnO4 liều lượng 0,5 ppm để điều trị.
Bệnh gan đục trắng
Bệnh này do virus cảm nhiễm vào hệ tiêu hóa mà phát bệnh. Ấu trùng bị bệnh sẽ quay tròn trên mặt nước, hoạt động chậm, yếu. Gan và đường ruột đục trắng, tỷ lệ chết cao. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này mà nên phòng bệnh bằng cách khử trùng nguồn nước nuôi. Vệ sinh bể, ao ương và tắm khử trùng tôm bố mẹ trước khi đưa vào sinh sản.
Bệnh tiên mao trùng
Bệnh này do một vài loại ký sinh trùng (như trùng hình chuông, trùng co tụ, trùng co đơn, trùng nhánh chồng…) bám trên cơ thể ấu trùng tôm. Khi bị nhiễm bệnh, bề mặt ngoài thân ấu trùng tôm nổi lên từng đám lông xù ra như bông (giống trứng cá bị nấm thủy mi). Soi kính hiển vi sẽ thấy ký sinh trùng co duỗi như hình quạt xòe. Bộ phận bị bám nhiều nhất là mang tôm, khiến tôm bị ách tắc đường thở.
Trước khi cho tôm mẹ mang trứng vào ao để ấp xả tôm con. Phải xử lý bằng Mycostatin 30 – 35 gam/m³ trong 2 – 3 giờ. Soi kính hiển vi thấy ký sinh trùng bong ra khỏi tôm thì mới thả vào ao ương.
Trong giai đoạn từ khi mới nở đến khi thành tôm con. Nếu xuất hiện ký sinh trùng thì xử lý ngâm bằng Mycostatin (35 g/m³ nước) trong một ngày. Sau đó dọn vệ sinh rồi thay nước.
Nguồn: tomvang.com