Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất
6 phút, 52 giây để đọc.

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây lan mạnh làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của gia cầm đặc biệt là giống Gà. Bởi vậy, khi mùa mưa về thì người chăn nuôi gia cầm cần phải có những biện pháp phòng và chống bệnh kịp thời hiệu quả để cho gia cầm được phát triển tốt nhất.

Việc chăm sóc và nuôi dưỡng gia cầm vào mùa lạnh không phải là điều dễ dàng; vì vậy bà con có thể tham khảo một số cách chăm sóc gia cầm vào mùa lạnh mà chúng tôi chia sẻ dưới đây!

Rủi ro khi nuôi gia cầm vào mùa lạnh

Theo kinh nghiệm của người chăn nuôi, hàng năm; để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán; bà con thường bắt tay vào việc gây nuôi gà; vịt vào khoảng tháng 10 âm lịch với kỳ vọng bán được giá cao. Tuy nhiên, giai đoạn này, thời tiết có nhiều thay đổi; càng về cuối năm càng trở lạnh dễ làm tăng nguy cơ dịch bệnh trên gia cầm. Hầu hết người nuôi gia cầm đều nhận định đây là giai đoạn khó khăn nhất trong năm.

Rủi ro khi nuôi gia cầm vào mùa lạnh

Theo nhiều hộ chăn nuôi, việc nuôi gà mùa lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ và khả năng thất thoát; nếu không có biện pháp chăm sóc hợp lý. Vì thế, chính bản thân người nuôi đã tự đúc kết được kinh nghiệm trong việc chăm sóc đàn để hạn chế thấp nhất thiệt hại vào những tháng cuối năm. Trong đó, việc nuôi nhốt khi bước vào mùa lạnh là giải pháp tối ưu và hiệu quả được nhiều hộ dân áp dụng.

Ngoài những kinh nghiệm được đúc kết trong chăn nuôi gia cầm mùa lạnh; đa số người nuôi cho rằng yếu tố cốt lõi giúp hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh là phải tiêm phòng đầy đủ. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh; tôi luôn bảo vệ đàn vịt nhà mình bằng cách tiêm phòng là chính. Bây giờ chăn nuôi thì lắm rủi ro; mình phải thận trọng mới không xảy ra thua lỗ.

Theo ngành chức năng, để hạn chế những thất thoát khi chăn nuôi gia cầm vào thời điểm giao mùa cuối năm; người nuôi cần thận trọng với một số bệnh dễ bộc phát theo thời tiết như Niu cát xơn, Gumboro, dịch tả vịt và cúm gia cầm. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo người dân ngoài việc theo dõi sát đàn vật nuôi; cần lưu ý giữ vệ sinh chuồng trại thông thoáng; thường xuyên tiêu độc môi trường chăn nuôi để diệt trừ mầm bệnh.

Hướng dẫn chăm sóc gia cầm vào mùa lạnh

Hướng dẫn chăm sóc gia cầm vào mùa lạnh

Đảm bảo Chuồng trại chăn nuôi

Chuồng nuôi gia cầm cần kín gió không nên có khe hở vì gió lùa gà sẽ rất lạnh dẫn đến việc gà sẽ bị ốm ngay. Nên thắp bóng đèn cho gà; và đốt úm trấu cho gà ấm; nhất là những hôm trời rét buốt; và độ ẩm cao. Đặc biệt, không nên làm cửa thông gió quá thấp sẽ khiến gió lùa vào và không được để nền chuồng ướt vì ban đêm hơi lạnh sẽ làm gà dễ bị viêm phổi.

Đối với chuồng nuôi gia cầm; mọi người nên chia ngăn ra làm từng ô nhỏ để thuận tiện cho việc sưởi ấm. Tránh tình trạng để gà trong diện tích lớn khó khăn trong việc sưởi ấm; giữ ấm cho gà.

Vì mùa đông nhiệt độ giảm; và độ ẩm tăng cao nên người chăn nuôi cần đảm bảo chuồng phải được khô thoáng; và sạch sẽ. Bà con nên tiêu độc khử trùng chuồng trại; các trang thiết bị; dụng cụ chăn nuôi bằng Bencocid; Clozin hoặc dùng vôi bột, nước vôi, để khử trùng mỗi tuần 1 lần.

Chăm sóc và nuôi dưỡng gia cầm đúng cách

Nên cung cấp cho gà ăn đầy đủ về số lượng; và đảm bảo chất lượng thức ăn tốt. (theo từng loại, từng giai đoạn phát triển). Khi thay đổi thức ăn cho gà không được thay đổi đột ngột mà thay đổi từ từ (để gia cầm làm quen với thức ăn mới).

Cho gia cầm uống nước sạch; trong ngày nhiệt độ xuống thấp cần cho gia cầm uống nước ấm để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó, bà con nên cho gà uống thêm B.Complex giúp cho gà khoẻ mạnh tăng sức đề kháng.

Khi chăn nuôi gà để giúp gà miễn dịch tốt thì bên cạnh việc tiêm vacxin cúm gia cầm theo quy định thì cần tiêm đầy đủ các loại vacxin như: Marek gà; Gumboro; đậu gà; tả gia cầm; tụ huyết trùng gia cầm theo lịch của cơ quan thú y địa phương.

Trong mùa lạnh rét buốt thì nên thả gà muộn; nhốt gà sớm hơn với những ngày trời mát mẻ nhiệt độ ổn định. Đặc biệt chuồng nuôi cần đảm bảo nhiệt độ ổn định; nhốt và thả theo độ ngày; và tháng tuổi của gà. Chuồng phải luôn khô sạch; sử dụng thuốc sát trùng để dọn chuồng.

Nên cho Gà ngửi khói quả bồ kết định kỳ 5-7 ngày một lần; giúp mũi gà thông thoáng; phòng hiệu quả các bệnh về đường hô hấp. Tiêu diệt virus cúm, giúp Gà khoẻ mạnh chống lại bệnh tật.

Tầm khoảng 2-3 ngày bà con nên cho gà uống nước tỏi pha loãng/lần (đập dập tỏi sống pha với nước) để giúp gà phòng chống bệnh hiệu quả bởi trong tỏi có chứa chất giúp tiêu diệt virus giúp gà luôn mạnh khỏe.

Các biện pháp sưởi ấm cho gia cầm

Khi thời tiết chuyển lạnh thì việc sử dụng các biện pháp sưởi ấm cho gia cầm là vô cùng cần thiết giúp gia cầm không bị cảm lạnh. Bà con có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Để tạo ấm có thể đốt củi, chấu, rơm rạ, nguồn nguyên liệu tận dụng có sẵn. Tuy nhiên, tránh ngạt cho gia cầm, khói sinh ra phải được đưa qua đường ống xả khói ra ngoài, chỉ cần tỏa nhiệt để sưởi ấm cho gà.
  • Khi sử dụng bếp điện hoặc bếp than để ủ ấm cho gà mọi người nên chú ý phòng chống cháy tránh gà bị bỏng. Người chăn nuôi nên làm một cái nơm sắt bọc lên bếp khi cho gà sưởi ấm. Phía trên bề mặt quây nên dùng tấm lợp khó bắt lửa đậy lại để giữ nhiệt cho gà.
  • Phương pháp sử dụng bóng hồng ngoại, quạt sưởi, bóng sợi đốt để sưởi ấm cho đàn gia cầm là phương pháp tối ưu khi sưởi ấm cho gà trong mùa lạnh. Đối với bóng sợi đốt vào ban đêm thì phải che bớt ánh sáng giúp gà dễ ngủ, đảm bảo sức khỏe của gà.
  • Nếu bà con nuôi gia cầm số lượng nhiều với diện tích lớn thì cần lắp đặt hệ thống sưởi ấm bằng đèn gas. Giúp tỏa nhiệt lớn với diện tích rộng, tiết kiệm chi phí hơn so với các biện pháp sưởi ấm khác; và không lo tình trạng mất điện ảnh hưởng đến việc sưởi ấm cho đàn Gà.

Kết luận

Không nên dùng phương pháp sử dụng máy sưởi than hoặc sưởi thủ công bằng than, dầu, xăng gây tốn kém nguyên liệu; đốt cháy oxy của gia súc gia cầm,… vừa gây ô nhiễm môi trường vừa có thể làm cho gia súc gia cầm khó thở, chậm lớn thậm chí bị tiêu diệt vì không đủ oxy.

Trên đây là một số lưu ý mà chúng tôi chia sẻ để giúp bà con nông dân có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng; và chăm sóc gia cầm. Giúp hạn chế dịch bệnh phát sinh; phát tán trên đàn gia cầm mang lại hiệu quả, năng suất chăn nuôi cao.

=> Tham khảo thêm những thông tin về chăn nuôi tại: https://jia.vn/

Nguồn: animaid.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết