Những loại bệnh và côn trùng gây hại nào thường gặp trên cây hành lá? Trong quá trình phòng bệnh cần chú ý những vấn đề gì? Sau đây trang chia sẻ cho các bạn biết thêm một số sâu bệnh gây hại hành lá và biện pháp phòng trừ.
Mục lục
Hành lá
Hành lá là một loại thân thảo, sống lâu năm, có tên khoa học là Allium Fistulosum. Hành lá có mùi và vị rất hăng. Trong ẩm thực Việt, hành lá được sử dụng rất phổ biến. Nếu thiếu hành lá, nhiều món ăn sẽ bị giảm vị ngon và độ hấp dẫn.
Theo Y học Cổ truyền, hành lá có vị cay, ngọt đậm, tính ấm, nhiều nhựa, hàm lượng Vitamin cao, chứa nhiều khoáng chất, có tác dụng giải cảm, diệt khuẩn, thông khí, điều hòa kinh mạch và tạng phủ.
Nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hành không chỉ được sử dụng như gia vị mà còn là một loại kháng sinh thực vật có nhiều ứng dụng trong Y học. Một trong những đặc tính rất hay nữa của hành là kích thích ham muốn ở phái mạnh, nam giới bị giảm ham muốn nên ăn nhiều hành.
Bên cạnh đó, hành lá là thứ gia vị không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Thế nhưng, ít ai biết rằng ngoài công dụng đó, hành lá còn được đánh giá rất cao bởi việc cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe, hỗ trợ trị nhiều loại bệnh nguy hiểm.
>>> Tham khảo thêm các biện pháp phòng bệnh cây trồng
Các loại sâu bệnh và biện pháp phòng tránh
Sâu xanh da láng
Đặc điểm hình thái
Bướm nhỏ hơn, màu nâu và có 1 đốm vàng ờ giữa cánh rất đặc sắc.
- Sâu non có màu xanh lục với 2 sọc vàng nâu chạy dọc 2 bên thân mình, sâu tuổi lớn có mầu xanh lợt, dễ lẫn với mầu của cọng hành.
- Trứng đẻ thành từng ổ từ 20-30 trứng có phủ lông trắng.
Tập quán sinh sống
- Bướm hoạt động mạnh vào ban đêm, trứng đẻ trên lá. Một bướm cái có thể đẻ 500-800 trứng.
- Sâu non đục lỗ nhỏ chui vào bên trong cọng hành ăn phần xanh của lá. Khi sâu còn nhỏ trong một cọng hành có thể có hàng chục con, khi lớn chúng phân tán dần sang các lá khác. Loài sâu này cắn phá mạnh làm cọng hành bị khô héo, chết, gẫy gập, xơ xác, cả bụi hành trở nên vàng úa, còi cọc cả ruộng hành bị trắng xoá, tàn lụi.
- Sâu thường phát sinh và gây hại nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, ít mưa.
- Vòng đời trung bình 30-40 ngày.
Biện pháp phòng
- Vệ sinh đồng ruộng, phát hiện sớm khi sâu còn nhỏ để phòng trừ.
- Biện pháp hóa học: Sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ: Abamectin (Agromectin 1.8 EC, Catex 1.8 EC, 3.6 EC), Azadirachtin+Matrine (Lambada 5EC), Emamectin benzoate(Dylan 2EC, Proclaim 1.9 EC), Emamectin benzoate + Petroleum oil (Comda 250EC), Indoxacarb (DuPontTM Ammate®30WG).
Sâu keo
Đặc điểm hình thái:
- Con trưởng thành có màu xám đến nâu xám. Sải cánh rộng 24cm, cánh trước màu nâu vàng có các vân đen trắng.
- Trứng được đẻ thành ổ lớn ở mặt dưới, các lá của cây ký chủ. ổ trứng được phủ một lớp lông và vảy mỏng từ thân con cái. Mỗi con cái đẻ từ 500 – 2000 trứng trong vòng một vài ngày
- Trứng mới đẻ có màu xanh xám sau đó trở thành nâu đậm trước khi nở. Trứng sau khi đẻ 3 – 5 ngày thì nở.
- Sâu non mới nở màu xanh sáng dài khoảng 1mm và đầu tương đối lớn.
- Sâu hóa nhộng trong đất hóa, Nhộng màu đỏ sẫm kéo dài khoảng 12 ngày.
- Giai đoạn sâu non kéo dài khoảng 10 – 14 ngày.
- Vòng đời khoảng 26 – 32 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ.
Tập quán sinh sống
Sâu keo ăn toàn bộ thịt lá, chỉ để lại phần biểu bì lá, sau đó lá khô teo đi và bị héo toàn bộ. Đối với hành và hành củ sâu non tuổi nhỏ ăn bề mặt của lá sau, tạo thành cửa sổ và chỉ rời khỏi lá khi thức ăn hết.
Biện pháp phòng
- Phát quang các lùm cây và làm cỏ sẽ giảm được mật độ sâu. Sâu có thể sống sót trong các gốc cây; và trong cỏ sau khi thu hoạch; và chuyển sang cây trồng mới gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng.
- Làm ngập nước ruộng có sâu hại để nhấn chìm nhộng; và những dịch hại khác sống trong đất (nếu điều kiện thủy lợi cho phép).
- Lật đất để phơi nhộng lên mặt đất; làm mồi cho chim và các loại thiên địch khác.
- Biện pháp hóa học: Do chưa có thuốc BVTV đăng ký để phòng trừ; do đó có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau: Abamectin, Azadirachtin+Matrine, Indoxacarb.
Bọ trĩ
Đặc điểm
Bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ non thường rất nhỏ, có kích thước nhỏ hơn 1mm. Sâu non có màu vàng hoặc trắng. Con già có màu vàng nâu và di chuyển nhanh. Chúng dùng 2 răng cửa giũa cho rách biểu bì lá cây để hút nhựa.
Tập quán sinh sống
- Con cái đẻ trứng vào trong mô lá (khoảng 80 trứng/con), sau 5 – 10 ngày trứng sẽ nở, vòng đời hơn 21 ngày tùy theo môi trường, nhiệt độ.
- Lá bị hại có màu sáng bạc và có vết hoặc đốm nhỏ màu nâu. Lá có thể héo hoặc biến dạng. Ngọn của các lá phía ngoài có màu nâu. Trong trường hợp bị hại nghiêm trọng lá rũ xuống, củ nhỏ và biến dạng.
- Khí hậu lạnh, con trưởng thành có thể ngừng hoạt động và ngủ đông trong đất, khi nhiệt độ ấm lên chúng thức dậy.
- Bọ trĩ phát triển thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng và khô.
Biện pháp phòng
Chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ bọ trĩ hại hành. Có thể sử dụng một số hoạt chất: Thiamethoxam; Imidacloprid, Matrine để phòng trừ .
Các loại bệnh và cách phòng trừ bệnh
Bệnh cháy lá
Triệu chứng
- Botrylis squamosa gây nên những đốm trắng nhỏ tròn trũng hay đốm nâu nhạt sáng phát triển chiều dài lá. Đốm này xấp xỉ 4 mm đường kính và xung quanh có vây sũng nước. Đốm luôn luôn phổ biến ở khu vực gân lá. Dưới những điều kiện đất ẩm Botrytis cirerea kết hợp với B.squamosa gây hại. Ngọn lá gục xuống một cách rõ rệt so với cây không bị bệnh ngọn lá đứng.
- Loài B.squamosa là loài hoạt động mạnh nhất trong thời tiết ẩm và nhiệt độ thấp 18oC. Ở những khu vực ít gió và độ ẩm cao hơn loại nấm này gây hại nặng hơn. Khi bị mưa đá hay mưa hạt nặng là điều kiện thuận lợi cho bệnh lây nhiễm.
Nguyên nhân
- Bệnh do nấm Botrylis squamosa và Botrytis cirerea gây ra.
- Botrylis squamosa phát sinh và gây hại thuận lợi trong điều kiện đất ẩm.
- Loài B.squamosa gây hại mạnh nhất trong thời tiết ẩm và nhiệt độ thấp 18oC. Khi bị mưa đá hay mưa hạt nặng là điều kiện thuận lợi cho bệnh lây nhiễm.
Biện pháp phòng bệnh
- Cần dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch.
- Không nên trồng quá dày và trên đất khó thoát nước.
- Biện pháp hóa học: có thể tham khảo sử dụng thuốc có hoạt chất: Chaetomium sp + Tricoderma sp để phòng trừ.
Bệnh đốm vòng
Triệu chứng
Vệt bệnh là những hình o van; đồng tâm. Lúc đầu là những đốm nhỏ trắng; sau đó nếu thời tiết ẩm vết bệnh chuyển màu xám hay nâu. Nếu bị hại nặng lá sẽ bị khô; cây chết. Đôi khi ở phần dưới cây sát mặt đất có thể cũng bị hư hại do thối ướt sau đó khô lại và củ cũng bị khô theo.
Nguyên nhân
- Bệnh do nấm Alternaria porri gây ra.
- Nếu cây bị bệnh ở thời kỳ sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Trong thời kỳ bảo quản nấm xâm nhập vào củ và gây thối.
- Bệnh phát triển và gây hại mạnh trong điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ từ 20 – 30oC.
- Nấm bệnh có thể tồn tại ở những tàn dư cây bệnh, bào tử sẽ phát tán theo gió và nước bắn lên lá.
Biện pháp phòng bệnh
- Chọn giống không bị nhiễm bệnh để trồng.
- Thu dọn tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch.
- Làm đất kỹ, trồng mật độ vừa phải.
- Sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ: Azoxystrobin+Difenoconazole (Amistar top 325SC), Chlorothalonil (Arygreen 75 WP, Chionil 750WP); Difenoconazole (Score 250EC); Iminoctadine (Bellkute 40 WP).
Bệnh sương mai
Triệu chứng
- Lá già bị bệnh có màu xanh nhạt, có lớp tơ nấm màu trắng che phủ lên vết bệnh sau đó tơ nấm chuyển sang màu xanh hơi đỏ. Bệnh nặng làm lá bị gẫy và chết.
- Cuống lá, vết bệnh đầu tiên có hình elip sau đó kéo dài ra, lúc đầu có màu vàng sau đó có màu nâu.
- Trên cây còn nhỏ ít bị bệnh gây hại, ở cây lớn các lá già bị hại trước sau đó lan dần đến củ, cây còn ít lá, củ nhỏ và cây chết.
Nguyên nhân
- Do nấm Peronospora schleidni gây ra.
- Nấm tồn tại trong củ, trong thân cây bệnh.
- Bệnh phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ
Biện pháp phòng bệnh
Sử dụng giống tốt, chọn củ giống sạch bệnh vì một số loại nấm bệnh có khả năng lan truyền qua củ giống.
Luân canh với cây trồng.
Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây bệnh đem tiêu hủy sau khi thu hoạch.
Không trồng hành những nơi kém thoát nước.
Biện pháp hóa học – sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ:
- Azoxystrobin+ Difenoconazole (Amistar top 325SC);
- Iprovalicarb + Propineb (Melody duo 66.75WP);
- Chlorothalonil + Metalaxyl M (Folio Gold 440SC).
Trên đây là các loại sâu hại và bệnh có thể gây hại cho hành lá. JIA muốn chia sẻ đến các bạn biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
Nguồn: nongnghiepnhanh.com