Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản tính đến hết tháng 10 năm nay tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm trước, lên hơn 7,3 tỷ USD. Tuy nhiên, khó khăn trong sản xuất nguyên liệu cùng với áp lực rào cản kỹ thuật tại các nước nhập khẩu lớn khiến xuất khẩu thủy sản chưa thể bứt phá. Trong đó thị trường tôm có một số biến đổi. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), những nước nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đang chiếm hơn 54% tổng giá trị xuất khẩu.
Mục lục
Xuất khẩu ngành thủy sản Việt gặp trở ngại
Thương lái Trung Quốc khi thu mua tôm thường không kiểm soát và yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, khiến nông dân không quan tấm đến khâu này, đây là một khó khăn cho ngành tôm.
Ngoài tình trạng thu mua thất thường của Trung Quốc, xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng đang gặp nhiều trở ngại bởi rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu, như Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trước đó, theo thông báo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) thì từ ngày 5/9 đến cuối tháng 12 năm nay, Hàn Quốc áp dụng kiểm tra 10% lô hàng đối với hoạt chất Nitrofurans thay vì chỉ với chất Ethoxyquin như trước đây.
Tương tự, danh mục các loại kháng sinh bị Nhật Bản áp dụng kiểm tra cũng tăng kiểm tra thêm 4 loại kháng sinh. Để đáp ứng sự gia tăng kiểm tra của các thị trường nhập khẩu; doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải tăng cường kiểm tra sản phẩm trước khi xuất đi, đồng nghĩa với gia tăng chi phí, trong khi giá thành đã rất cao.
Với những diễn biến trên có thể thấy, khó khăn về thị trường chỉ có tính tạm thời; nên vấn đề quan trọng hiện nay là làm sao khống chế kịp thời dịch bệnh trên tôm; nhất là bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp; bởi nếu không rất dễ xảy ra thiếu hụt nguyên liệu tôm khi thị trường tôm hồi phục.
Khó khăn gặp phải
Ngoài chuyện giá tôm lên xuống thất thường; điều mà người nuôi tôm lo lắng hiện nay là tình trạng nắng nóng và độ mặn cao gây biến động môi trường và phát sinh dịch bệnh làm thiệt hại tôm nuôi. Theo người nuôi tôm, điều bất thường nhất ở vụ tôm năm nay chính là sự xuất hiện khá nhiều bệnh đốm trắng; vốn chỉ thường xuất hiện vào mùa mưa và độ mặn thấp. Không chỉ có Sóc Trăng, mà hầu hết các tỉnh trong khu vực đều có sự xuất hiện và gây hại của bệnh đốm trắng trên hầu hết các mô hình nuôi. Đây cũng là lý do vì sao diện tích thiệt hại tôm nuôi gần đây tăng mạnh; bởi phần lớn đều bị bất ngờ trước sự xuất hiện của bệnh đốm trắng ngay trong thời điểm nắng nóng và độ mặn cao.
Ông Đào Văn Bảy – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng thông tin: “Kết quả thu 10 mẫu (mẫu gộp) tại hầu hết các vùng nuôi trong tỉnh cho thấy có đến 7 mẫu có mầm bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp. Với diễn biến thời tiết và độ mặn như hiện nay; rất dễ làm cho những dịch bệnh trên phát sinh và gây hại. Vì thế, ngay sau khi có kết quả quan trắc; chúng tôi đều đưa ra các cảnh báo sớm để người nuôi kịp thời phòng trị”.
Giá tôm giảm mạnh
Không chỉ gặp khó về thời tiết, môi trường, giá tôm lên xuống bất thường cũng khiến người nuôi gặp khó và lo lắng. Thời gian gần đây, dù thị trường Trung Quốc – một thị trường tiêu thụ tôm lớn thế giới đã mở cửa trở lại; nhưng sức tiêu thụ vẫn chưa tăng mạnh, nên giá tôm tuy có cải thiện, nhưng không nhiều.
Tuy nhiên, ông Hồ Quốc Lực – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta khẳng định; hiện các doanh nghiệp chế biến tôm ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang thu mua; hoạt động bình thường và chuyện giá tôm có giảm 10.000 – 20.000 đồng/kg thời gian qua cũng không có gì bất thường bởi đây đang là mùa thấp điểm tiêu thụ tôm tại hầu hết các thị trường lớn trên thế giới.
Cho đến thời điểm này, theo các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm trong tỉnh; tình hình vẫn chưa đến nỗi xấu vì với mức giá như hiện tại; nếu nuôi đạt năng suất người nuôi vẫn có lãi khá, nhất là đối với tôm cỡ lớn. Theo ông Trần Văn Phẩm – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex); cũng có thời điểm giá tôm giảm vài chục ngàn đồng/kg do tác động từ dịch bệnh Covid-19; nhưng gần đây đã tăng nhẹ trở lại ở một số kích cỡ.
Chế độ cung cầu
Đối với vấn đề tôm cỡ nhỏ tại một số nơi giảm mạnh; thậm chí đại lý không mua, ông Lực lý giải: “Tôm cỡ nhỏ (100 con/kg) bị ế cũng có nguyên nhân riêng của nó. Không ai nuôi mà muốn thu tôm nhỏ; nhưng tại sao hiện nay trên thị trường có rất nhiều tôm nhỏ? Nguyên nhân tôm nuôi 45 – 60 ngày tuổi đang bị đốm trắng tấn công mạnh và thiệt hại nhiều; buộc người nuôi phải thu hoạch sớm, làm tăng lượng tôm cỡ nhỏ bất thường; trong khi các doanh nghiệp chưa có các đơn hàng tôm nhỏ; nên không thể tiêu thụ nhanh được, giá giảm. Riêng những doanh nghiệp gia công cho khách hàng Trung Quốc vẫn đang tiêu thụ tôm thẻ cỡ nhỏ rất mạnh; thậm chí họ đang vui vì nguyên liệu dồi dào, giá lại rẻ”.
Hiện tại, khi được đề nghị đưa ra nhận định thị trường tôm trong thời gian tới; các doanh nghiệp đều từ chối với lý do chưa có đầy đủ thông tin cũng như cơ sở cần thiết; như chia sẻ của ông Phẩm: “Có rất nhiều yếu tố tác động đến thị trường tôm, nên với tình hình hiện nay; rất khó để có thể đưa ra những dự báo sát với tình hình nhất.
Liên quan đến việc đình, hoãn nhận hàng từ một số nhà nhập khẩu; theo ông Phẩm cũng không tác động nhiều đến giá tôm hiện tại. Ông Phẩm cho biết: “Cũng có những nhà nhập khẩu mua thêm, có nhà nhập khẩu đề nghị đình lại và cũng có nhà nhập khẩu yêu cầu xuất gấp các đơn hàng cho họ”.
Thị trường tiêu thụ
Trong khi các doanh nghiệp Sóc Trăng khẳng định vẫn hoạt động bình thường; và thu mua tôm với giá đảm bảo lợi nhuận khá cho người nuôi thì các doanh nghiệp thủy sản của tỉnh Cà Mau vẫn đang gặp khó. Tình hình trên khiến phần lớn doanh nghiệp trong tỉnh ngưng mua; hoặc mua cầm chừng, vì không biết bán cho ai; còn nếu trữ lại cũng chưa biết tới đây thị trường sẽ ra sao.
Nhận định về thị trường, ông Lực cho rằng; mức nhu cầu và sức cung tôm trên thế giới vẫn là biến số. Ông Lực phân tích: “Hiện nay, một phần do thời điểm ít lễ hội lớn; một phần do dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu giảm. Một số khách hàng đã yêu cầu hủy hoặc kéo dài thời gian giao hàng. Thí dụ các nước EU đóng cửa biên giới, Úc phong tỏa 3 thành phố lớn nhất; Hàn Quốc hạn chế đi lại… đều tác động việc giao hàng. Do đó, dù đang là mùa thấp điểm nhưng giá tôm thời gian qua giảm 10.000 – 20.000 đồng/kg là bình thường. Riêng các doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long hiện vẫn đang hoạt động bình thường chứ không có vấn đề gì”.
Tình hình tăng giảm giá tôm
Do đó, mỗi doanh nghiệp, người nuôi cần cập nhật thông tin; và đưa ra quyết định cho riêng mình sao cho có tỷ lệ thành công cao nhất. Ngay cả trường hợp giả sử như sau 3 – 4 tháng nữa; dịch bệnh Covid-19 được khống chế trên toàn cầu đi nữa thì cũng chưa ai dám chắc là giá tôm sẽ tăng trở lại; bởi tất cả còn phụ thuộc nhiều vào cung – cầu tôm thế giới”.
Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho giá tôm ở Cà Mau giảm mạnh trong khoảng 10 ngày nay. Cụ thể, giá tôm sú loại 20 – 40 con/kg ở Cà Mau đã giảm 40.000 – 50.000 đồng/kg; còn tôm thẻ cũng giảm 10.000 – 20.000/kg; thậm chí tôm thẻ cỡ nhỏ muốn tìm doanh nghiệp mua cũng rất khó. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, do 2 nguồn cung tôm lớn cho Trung Quốc là Ecuador; và Ấn Độ cũng đang gặp khó khăn về thời tiết và dịch bệnh nên nhiều khả năng con tôm Việt Nam sẽ rộng cửa hơn khi vào thị trường này trong thời gian tới. Điều này càng trở nên có cơ sở hơn khi mới đây; giá tôm thẻ loại 100 con đã bắt đầu tăng nhẹ trở lại.
Qua bài viết trang jia chia sẻ, tin chắc rằng ngành tôm gặp khó khăn chỉ là nhất thời.
Nguồn: baosoctrang.org.vn