Nghi cơ nguồn cung cấp lương thực bị gián đoạn trước đại dịch covid

Nghi cơ nguồn cung cấp lương thực bị gián đoạn trước đại dịch covid
6 phút, 17 giây để đọc.

Sau gần nửa năm hoành hành trên khắp thế giới; đến nay dịch bệnh Covid-19 dần hạ nhiệt với số ca tử vong; và ca nhiễm bệnh mới tại nhiều quốc gia có xu hướng giảm dần; các biện pháp hạn chế bắt đầu được nới lỏng; người dân ở nhiều nơi đang tất bật trở lại guồng quay cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, việc dịch bệnh chưa thể chặn đứng vẫn tiềm ẩn mối nguy của một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu. Khiến không chỉ hàng triệu lao động trong ngành này không thể ra đồng thu hoạch; và trồng trọt mà hoạt động lưu thông hàng hóa cũng giảm mạnh; chuỗi cung cấp lương thực toàn cầu bị đứt gãy do hoạt động vận tải bị tê liệt. 

Nguồn cung cấp lương thực bị gián đoạn

Vốn là một trong những quốc gia sản xuất lúa mì hàng đầu thế giới; và cũng là nhà xuất khẩu đầu bảng về lúa mì, nhưng ngày 26/04 vừa qua; Nga cũng đã thông báo tạm ngưng việc xuất khẩu nhiều loại ngũ cốc ra thị trường thế giới cho đến tháng 7 năm nay khi hạn ngạch xuất khẩu 7 triệu tấn đạt đến giới hạn cao nhất; để ưu tiên thị trường trong nước. Đây là lần đầu tiên trong một thập niên; thế giới mất nguồn cung lúa mì từ Nga do một số nước đổ xô nhập khẩu lúa mì vì lo ngại về an ninh lương thực.

Một số nước lân cận Nga cũng đã giới hạn xuất khẩu ngũ cốc; tạo nguy cơ chệch hướng thương mại toàn cầu; và thổi bùng những lo ngại về việc thiếu lương thực và giá cả tăng cao. Điển hình là Kazakhstan cấm xuất khẩu bột mì; hạt buckwheat (kiều mạch), đường và một số loại rau. Hay như Ukraina sẵn sàng cấm xuất khẩu lúa mì nếu khối lượng xuất khẩu vượt giới hạn đã cấp cho các doanh nghiệp.

Nguồn cung cấp lương thực bị gián đoạn

Tình hình lương thực thế giới

AFP đưa tin, Nga sẽ tạm ngưng xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen; đại mạch và bắp cho đến ngày 1/7 sau khi hạn ngạch xuất khẩu những loại ngũ cốc này đến tháng 6 đã nhanh chóng được đăng ký hết. Như vậy, nhiều nước trên thế giới sẽ mất đi nguồn cung lúa mì trong vài tháng.

Đầu tháng 4, chính phủ Nga thông báo hạn ngạch xuất khẩu một số loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch… cho đến cuối tháng 6. Tuy nhiên, số hạn ngạch này đã hết sạch vào ngày 26.4; theo thông báo của Bộ Nông nghiệp nước này. Chỉ trong vòng vài tuần, các nhà xuất khẩu đã đăng ký 7 triệu tấn ngũ cốc; hạn ngạch được ấn định đến 30/6.

Ngoài nhu cầu tăng mạnh từ các nước nhập khẩu; đồng ruble của Nga suy yếu cũng tăng thêm sức hút cho ngũ cốc nước này. Bên cạnh đó, việc chính phủ Nga tăng mua dự trữ lương thực đã giúp kiểm soát giá nội địa; và đảm bảo khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.

“Sau khi đã xuất khẩu tất cả các loại ngũ cốc theo hạn ngạch; việc xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, đại mạch; và bắp đến các nước không thuộc Liên minh Kinh tế Á Âu (Eurasian Economic Union – EEU) sẽ tạm ngừng đến ngày 1/7/2020”, thông báo khẳng định.

Lương thực hết hạn ngạch trước thời gian

Bộ Nông nghiệp Nga không nêu rõ khi nào chuyến hàng cuối cùng xuất khẩu theo hạn ngạch sẽ rời khỏi nước này. Một lý do khiến hạn ngạch nhanh chóng “bốc hơi” là các nhà xuất khẩu đổ xô làm thủ tục thông quan cho các chuyến hàng tương lai, Reuters dẫn lời Dmitry Rylko; tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Thị trường Nông nghiệp. Điều đó có nghĩa là vẫn còn khoảng 3 triệu tấn được xuất khẩu trong 2 tháng tới.

Việc xuất khẩu đến các nước thuộc EEU; bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan; vẫn được duy trì. Trong năm nông nghiệp 2018 – 2019; Nga đã xuất khẩu hơn 35 triệu tấn lúa mì và 43,3 triệu tấn ngũ cốc các loại; theo cơ quan thông tấn RIA Novosti.

Lương thực hết hạn ngạch trước thời gian

Lo lắng thiếu thực phẩm

Theo Moscow, những hạn ngạch được đưa ra nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung và thị trường nước Nga trong bối cảnh dịch Covid-19 đang làm dấy lên nỗi lo về an ninh lương thực toàn cầu.

Lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của Nga chỉ duy trì đến khi nông dân bắt đầu thu hoạch vào tháng 7. Tuy nhiên, một số nước lân cận cũng đã giới hạn xuất khẩu ngũ cốc; đe dọa làm chệch hướng thương mại toàn cầu và thổi bùng những lo ngại về việc thiếu lương thực và giá cả tăng cao. Các nước từ Ai Cập đến Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tăng tốc nhập khẩu khi còn có thể và các nhà cung cấp của Nga vẫn đang đáp ứng nhu cầu đó.

“Các nước nhập khẩu muốn tăng cường dự trữ vì hiểu rằng họ có thể không còn cơ hội đó sau này”; Andrey Sizov Jr., giám đốc điều hành Công ty tư vấn SovEcon tại Moscow, nhận định.

Các cơ quan điều tiết toàn cầu như Tổ chức Lương thực và Nông Nghiệp (FAO) của Liên hiệp quốc; Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo các nước không nên đưa ra những quy định giới hạn việc xuất khẩu vì như vậy có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu trong bối cảnh dịch Covid-19 đang gây xáo trộn lớn về kinh tế.

Lịch sử cung cấp lương thực bị gián đoạn

Tại Kazakhstan đã xảy ra những cuộc biểu tình về nguồn cung lúa mì và bột mì. Gần đây nước này tuyên bố có thể bãi bỏ hạn ngạch đối với xuất khẩu lúa mì và bột mì.

Nga đã từng có lịch sử làm gián đoạn thị trường lúa mì thông qua các quy định giới hạn hoặc đánh thuế và cuối cùng là cấm xuất khẩu năm 2010 sau khi hạn hán làm thiệt hại vụ mùa. Động thái đó đẩy giá các hợp đồng lúa mì tương lai tăng vọt; và một số nhà nghiên cứu cho rằng sự việc đã gián tiếp góp phần gây ra những cuộc nổi dậy thuộc phong trào Mùa Xuân Ả Rập.

Trong khi vẫn còn nhiều nguồn cung trên toàn cầu; ký ức về sự thiếu hụt lương thực trong quá khứ đã khơi mào tranh luận xoay quanh chủ nghĩa quốc gia lương thực. Liên hiệp quốc và Liên minh châu Âu cho rằng nguy cơ bất ổn chính trị xã hội đang gia tăng vì đại dịch Covid-19 gây bất mãn và các tổ chức này khẩn thiết kêu gọi các nước không áp dụng những biện pháp bất công như hạn chế nguồn cung lúa mì; cấm xuất khẩu gạo… vì có thể làm ảnh hưởng an ninh lương thực và đẩy giá cả tăng vọt.

Lịch sử cung cấp lương thực bị gián đoạn

Tình hình covid-19 đã làm gián đoạn nhiều ngành trên toàn thế giới, theo dõi jia để cập nhật tin tức mỗi ngày.

Nguồn: thanhnien.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết