Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thế giới liên tục tăng giá

Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thế giới liên tục tăng giá
6 phút, 51 giây để đọc.

Giá TĂCN & nguyên liệu thế giới tháng 11/2020 giảm trở lại sau chuỗi tăng 5 tháng liên tiếp, song vẫn tăng so với cùng tháng năm ngoái. Nguyên nhân chính do nhu cầu toàn cầu giảm, đặc biệt là nhu cầu từ Trung Quốc suy giảm, bất chấp nguồn cung thắt chặt bởi điều kiện thời tiết khô tại Nga, Mỹ và Argentina ảnh hưởng đến năng suất cây trồng ngô, đậu tương và lúa mì tại khu vực này. Trong khi đó, ngành chăn nuôi của Trung Quốc – nước tiêu thụ TĂCN & NL hàng đầu thế giới – dần hồi phục sau dịch tả lợn Châu Phi đã khiến hơn 1/2 số lượng đàn lợn của nước này bị tiêu hủy, đẩy nhu cầu TĂCN & NL tăng và hạn chế đà suy giảm giá.

Đậu tương là TĂCN phổ biến

Cùng với xu hướng giá ngô và lúa mì; giá đậu tương trên sàn Chicago trong tháng 11/2020 giảm 6,4% so với tháng 10/2020 song tăng 13,23% so với tháng 11/2019 lên 425,2 USD/tấn. Nguyên nhân chính do vụ thu hoạch đậu tương bội thu tại Mỹ – nước có sản lượng đậu tương hàng đầu thế giới; và là nước xuất khẩu đậu tương lớn thứ 2 thế giới; trong khi nhu cầu của Trung Quốc – nước tiêu thụ TĂCN hàng đầu thế giới – suy giảm.

Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong tháng 10/2020 đạt 8,69 triệu tấn; giảm 11,3% so với 9,8 triệu tấn tháng 9/2020 song tăng 40,6% so với 6,18 triệu tấn tháng 10/2019. Tính chung, trong 10 tháng năm 2020 nhập khẩu đậu tương Trung Quốc đạt 83 triệu tấn; tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái; bao gồm các nguồn từ Mỹ, Brazil, Argentina và Uruguay. Dự kiến nhập khẩu đậu tương của nước này trong tháng 11/2020 đạt 9,7 triệu tấn và tháng 12/2020 đạt 7,8 triệu tấn. Dự kiến tổng nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc năm 2020 sẽ đạt 101-105 triệu tấn; tăng so với 88,6 triệu tấn năm 2019.

Đậu tương là TĂCN phổ biến

Giá nguyên liệu sản xuất TĂCN

Theo thông tin từ một số doanh nhân ngành thức ăn chăn nuôi; giá hầu hết các loại nguyên liệu TĂCN đã tăng từ những tháng cuối của năm ngoái đến nay; trong đó có nhiều loại tăng mạnh.

Chẳng hạn, giá bã đậu nành trước đây khoảng 9.000 đồng/kg; đến đầu tuần này đã lên tới 14.2000 đồng/kg. Giá bắp hiện khoảng 7.400-7.500 đồng/kg; tăng tới 1.700-1.800 đồng/kg so với thời điểm này của năm 2020. Giá bã rượu khô (sản phẩm phụ từ quá trình chiết xuất ethanol từ ngũ cố lên men) hiện ở mức 8.400 đồng/kg; là mức giá chưa từng thấy trong 20 năm qua …

Chẳng hạn, giá bã đậu nành trước đây khoảng 9.000 đồng/kg; đến đầu tuần này đã lên tới 14.2000 đồng/kg. Giá bắp hiện khoảng 7.400-7.500 đồng/kg; tăng tới 1.700-1.800 đồng/kg so với thời điểm này của năm 2020. Giá bã rượu khô (sản phẩm phụ từ quá trình chiết xuất ethanol từ ngũ cố lên men) hiện ở mức 8.400 đồng/kg; là mức giá chưa từng thấy trong 20 năm qua …

Do các loại nguyên liệu sản xuất TĂCN đều đã tăng mạnh; nên từ cuối năm 2020 đến nay, các nhà máy sản xuất TĂCN ở Việt Nam đã phải điều chỉnh tăng giá TĂCN tới 3-4 lần.

Thông tin gần đây

Một nguyên nhân rất quan trọng khác là thời tiết không thuận lợi ở nhiều quốc gia sản sản xuất và xuất khẩu chủ lực các loại nguyên liệu sản xuất TĂCN như ngô, đậu tương …

Trong một báo cáo gần đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã điều chỉnh lại năng suất ngô năm 2020 của nước này xuống 10,794 tấn/ha (giảm 0,23 tấn/ha). Qua đó, kéo sản lượng vụ mùa năm 2020 xuống còn 360,25 triệu tấn. Kết hợp với việc giảm 1,93 triệu tấn ngô trong kho dự trữ đầu niên vụ; tổng nguồn cung ngô của Mỹ cho niên vụ 2020/21 đã giảm còn 10,16 triệu tấn.

USDA đã cắt giảm dự báo sản lượng ngô 2020/21 của Argentina xuống còn 47,5 triệu tấn (giảm 1,5 triệu tấn so với dự báo trước đó); do hạn hán đã ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp của quốc gia này. Tương tự, ước tính vụ ngô năm 2020 của Brazil đã giảm 1 triệu tấn xuống còn 109 triệu tấn. Việc cắt giảm dựa trên kỳ vọng năng suất thấp hơn đối với ngô vụ đầu tiên của Brazil; đặc biệt là ở phần phía nam nước này.

Thông tin gần đây

Sự can thiệp của Chính phủ

Sự can thiệp của Chính phủ một số quốc gia cũng tác động ít nhiều tới thị trường nguyên liệu TĂCN. Vào cuối tháng 12/2020, trong nỗ lực để kiểm soát giá lương thực nội địa tăng cao do suy thoái kinh tế kéo dài; và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Chính phủ Argentina (nước xuất khẩu ngô lớn thứ 3 thế giới) đã công bố lệnh tạm dừng xuất khẩu ngô trong tháng 1 và tháng 2/2020.

Sau đó, trước phản ứng mạnh mẽ của nông dân; Bộ Nông nghiệp Argentina đã quyết định dỡ bỏ lệnh dừng xuất khẩu ngô; tuy nhiên, xuất khẩu ngô tại nước này vẫn sẽ bị hạn chế ở mức 30.000 tấn/ngày. Do nông dân vẫn tiếp tục phản đối, nên cuối cùng; Chính phủ Argentina đã quyết định dỡ bỏ cả lệnh hạn chế xuất khẩu nói trên vào quãng giữa tháng 1/2021.

Dù xuất khẩu ngô của Argentina đã trở lại bình thường; nhưng những động thái vừa qua của chính phủ nước này; cũng đã làm xáo trộn ít nhiều tới thị trường ngô thế giới. Không những thế, cuộc đình công trong lĩnh vực vận tải kéo dài ở Argentina hồi cuối năm 2020; cũng làm chậm đáng kể lịch trình của một số chuyến tàu chở nguyên liệu TĂCN về Việt Nam.

Biến đổi giá cả nguồn nguyên liệu

Giá nhiều loại nguyên liệu TĂCN nội địa như sắn lát, cám gạo … cũng tăng mạnh trong thời gian qua. Do khan hiếm ngô, Trung Quốc đang đẩy mạnh thu mua sắn lát của Việt Nam phục vụ cho sản xuất Ethanol; đang đẩy giá sắn lát ở Việt Nam tăng mạnh và nhiều khả năng sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương); hiện giá ngô Trung Quốc tăng tại một số tỉnh và cảng do điều kiện thời tiết xấu đã ảnh hưởng đến tiến độ sấy ngô vụ mới và cản trở việc vận chuyển ngô, khiến nguồn cung khan hiếm. Bên cạnh đó tiêu thụ cồn tại Trung Quốc trong dịp Lễ Tết tăng cao sẽ thúc đẩy xuất khẩu sắn lát Việt Nam tiếp tục tăng trong thời gian tới. Dự báo tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang Trung Quốc vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tốt do được hậu thuẫn bởi yếu tố cầu tăng cao và nguồn cung hạn hẹp.

Nhu cầu TĂCN tăng ở khu vực châu Á, nhất là Trung Quốc; do nhiều nước khôi phục chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn châu Phi; cũng góp phần làm tăng giá các loại nguyên liệu sản xuất TĂCN trên toàn cầu. Trong năm 2020, giá ngô ở Trung Quốc lên cao gấp đôi so với giá ngô ở Mỹ. Giá ngô bình quân nhập khẩu về Hàn Quốc trong nửa đầu năm nay đã cao hơn 15% so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Biến đổi giá cả nguồn nguyên liệu

Theo dõi trang jia để không qua những bài viết hay trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nguồn: nongnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

đậu tương

Học hỏi cách ủ phân đậu tương để bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng …
Xem Chi Tiết
khoai lang

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất …
Xem Chi Tiết
mít

Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy …
Xem Chi Tiết
dưa hấu

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại dưa hấu

Bọ trĩ là một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường xâm hại lúa, …
Xem Chi Tiết
cà chua

Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây cà chua tạo nên năng suất cao?

Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy …
Xem Chi Tiết
chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi

Những quy trình phòng trị bệnh cá rô phi nuôi lồng, bè tại hồ Sơn La

Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết