Những điều cần biết khi nuôi đà điểu con 3 tháng đầu tiên

7 phút, 14 giây để đọc.

Trong ba tháng đầu, đà điểu con còn rất nhỏ nên hệ miễn dịch còn yếu. Vì vậy, giai đoạn này bà con cần đặc biệt quan tâm đến hệ thống chăm sóc. 

Trong những năm gần đây, mô hình nuôi chim đà điểu ở Việt Nam đang được triển khai và bước đầu; mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân, chủ trang trại. Tuy nhiên, để nhân rộng quy mô, giảm tỷ lệ hao hụt giai đoạn đầu; và mang lại cho năng suất cao nhất; bà con cần nắm được kỹ thuật nuôi đà điểu từ các khâu chọn giống; làm chuồng trại, thức ăn chăn nuôi đến công tác phòng bệnh.

Chim đà điểu thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, mức nhiệt biến thiên từ – 30 độ C – 40 độ C đều không gây ảnh hưởng gì. Tỷ lệ nuôi sống ở giai đoạn sơ sinh cao, đạt từ 77 – 85%, giai đoạn trưởng thành đạt từ 90 – 98%.

Một con đà điểu mới nở chỉ cần nuôi sau 10 tháng; là có thể xuất bán với trọng lượng từ 100 – 110kg/con.

Nuôi đà điểu mang lại nhiều giá trị kinh tế cao, đầu ra cho đà điểu gồm: trứng thường và trứng có khả năng nở con, sản lượng thịt, da lông.

Chăn nuôi đà điểu đang có xu hướng phát triển rất mạnh; đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Kỹ thuật chăn nuôi sao cho con giống luôn khỏe mạnh, tăng trưởng tốt….; đặc biệt vào mùa đông giá rét hoặc mùa nóng ẩm quá cao làm cho đà điểu rất rễ mắc bệnh. Việc trang bị cho mình kiến thức chăn nuôi; kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh là vô cùng cần thiết. 

Chuồng cho đà điểu con

Chuồng úm nên chọn hướng có ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Khu vực xung quanh yên tĩnh, tránh tiếng ồn như đường sắt, nhà máy, đường ô tô… Bên cạnh chuồng kín nuôi úm cần có sân chơi cho đà điểu.

Chuồng úm thông thoáng nhưng phải giữ được ấm. Sân chơi có chiều dài > 50 m để đà điểu hoạt động theo bản năng không bị cản trở. Sân chơi tốt nhất là thảm cỏ hoặc đất nền được nhặt sạch các dị vật như mảnh thủy tinh, sợi kim loại, que nhọn… Có thể trải một lớp cát mỏng lên bề mặt sân chơi để đà điểu vận động tốt và hút ẩm các chất đà điểu bài tiết.

Giai đoạn này, cần phải hạn chế người vào trong khu vực nuôi con non.

Chất độn và thảm lót chuồng cho đà điểu con

Từ 1 – 2 tuần đầu nền nhà nuôi úm được lót bằng thảm mềm để đà điểu đi lại vững chắc và giữ ấm được phần bụng. Chú ý tuyệt đối không có vật lạ như: que cứng, mẩu nilon, sợi len dạ. Nếu đà điểu ăn phải ngay từ những ngày đầu dễ dẫn đến tắc ruột.

Từ tuần thứ 3 trở đi dùng trấu, cát khô hay phoi bào để lót nền. Chức năng chạy của đà điểu rất quan trọng vì vậy khi nhốt ở nền cứng, trơn sẽ làm chân biến dạng, trật khớp dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao. Ở nhiều nơi, bệnh này chiếm tỷ lệ cao khi nuôi úm đà điểu.

Chú ý nhiệt độ và ẩm độ

Sau khi nở 24 giờ đà điểu đưa vào quây úm, bộ lông chưa đầy đủ, điều hoà thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho tốt. Ngoài ra trong bụng còn tích khối noãn hoàng lớn (253 – 350 g) dễ bị lạnh khi nhiệt thấp hoặc chất độn chuồng không đủ dày, dẫn đến xơ cứng không tiêu hóa được, viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây chết trong những tuần đầu. Vì vậy, giữ ấm trong những ngày đầu úm là hết sức quan trọng.

Khi úm luôn phải quan sát phản ứng của con vật với nhiệt độ. Nếu nhiều con tránh xa khu vực lò sưởi (đèn) hay há miệng thở cần giảm nhiệt độ xuống, ngược lại nếu nhiều con tập trung gần nơi phát nhiệt những con ngoài rìa run run đó là nhiệt độ thấp cần phải tăng nhiệt lên. Khi đủ ấm đà điểu vận động nhanh nhẹn hoặc nằm rải rác ngủ ngon lành. Ðộ ẩm chuồng úm giữ tốt nhất ở mức 65 – 70%.

Duy trì ánh sáng và cân bằng vận động

Trong 2 ngày đầu tiên sau khi chuyển con non từ nhà ấp sang nhà úm, ánh sáng nên được giữ 24/24. Ngày thứ 3 và 4 số giờ ánh sáng giảm xuống còn 18 và ngày thứ 5 và 6 còn 16 giờ/ngày. Tương tự, độ chiếu sáng cũng giảm, trong ngày đầu tiên là 90 – 100 lux, sau 7 ngày – 40 lux và sau 14 ngày cho đến kết thúc quá trình là 20 – 25 lux.

Nếu bên ngoài khí hậu tốt, ánh nắng đầy đủ thì 20 ngày tuổi có thể cho đà điểu con ra ngoài sân chơi để vận động và tắm nắng. Thời gian thả tăng từ từ theo từng ngày và diện tích sân chơi cũng được nới rộng dần.

thức ăn cho đà điểu con

Khi đà điểu được 1 tháng tuổi, cần thả tự do vận động khi thời tiết tốt, nhưng nếu trời mưa, xấu thì phải nhanh chóng đưa chúng vào chuồng. Ðà điểu không có tuyến nhờn để bôi trơn lông vì vậy khi gặp mưa lông bị ướt và dễ dẫn đến rét toàn thân, cảm lạnh.

Ban đêm duy trì ánh sáng với cường độ 3 W/m2 để chúng dễ dàng ăn uống. Ðà điểu là chim chạy, vì vậy việc tạo điều kiện để chúng vận động sớm là rất quan trọng.

Đảm bảo nơi ở của đà điểu con luôn được thoáng khí

Trong nhà úm nếu không đủ độ thông thoáng và mật độ quá dày thì khí ammonia (NH3); cũng như các loại khí có hại khác sẽ tụ lại quá cao. Vì vậy, cần đảm bảo chuyển động không khí trong nhà úm giao động từ 0,3 – 0,4 m/giây.

Chế độ ăn uống

Thức ăn nuôi đà điểu phải đảm bảo mới, không ôi thiu, mốc; tốt nhất sử dụng cám viên để đà điểu ăn không rơi vãi. Với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, trong những tháng đầu có thể sử dụng cám viên dùng cho gia cầm; để cho đà điểu ăn.

đà điểu con

Vật dụng ăn uống

Máng ăn dùng bằng nhựa hoặc cao su hoặc chậu sành, không dùng máng có các góc cạnh nhọn sắc dễ gây chấn thương chân.

Máng uống có thể dùng các chậu bằng sành, sứ, nhựa hoặc vật tương tự có bề mặt rộng để đà điểu thuận tiện khi uống bằng động tác ngậm nước đưa lên cao rồi mới nuốt. Nguồn nước phải sạch sẽ không có mùi. Những ngày đầu nên cho đà điểu uống nước mát hoặc ấm, nước uống để tự do, có thể đặt máng ăn cách xa máng uống để tạo sự vận động của đà điểu.

Kỹ thuật chăn nuôi đà điểu con

Ðà điểu 1 – 2 ngày tuổi thường ngủ dưới bóng đèn sưởi. Từ ngày thứ 3 trở đi mới bắt đầu mổ thức ăn hoặc nhặt các vật lạ khác. Giai đoạn đà điểu 1 – 30 ngày tuổi cho ăn 6 lần/ngày; 31 – 60 ngày tuổi cho ăn 4 lần/ngày; 61 – 90 ngày tuổi cho ăn 2 – 3 lần/ngày. Có thể dùng riêng máng đựng thức ăn tinh và rau xanh. Trong những tuần đầu trộn rau non thái nhỏ với thức ăn tinh; để đà điểu ăn được nhiều thức ăn tinh hơn. Thức ăn xanh gồm các rau mềm: xà lách, bắp cải, rau muống…

Kỹ thuật chăn nuôi đà điểu con

Trong tuần đầu khối lượng sơ sinh có khả năng giảm đến 10 ngày; giai đoạn này đà điểu sử dụng nguồn dinh dưỡng chủ yếu là noãn hoàng, vì vậy nhu cầu thức ăn ăn vào không quan trọng bằng nước uống. Cả giai đoạn cho ăn thức ăn tinh tự do. Có thể tập cho đà điểu ăn bằng cách; để thức ăn lên ngón tay đưa ngang và tầm mỏ đà điểu mổ; hoặc gõ nhẹ xuống máng ăn tạo sự chú ý của đà điểu con.

Hy vọng những kiến thức chăn nuôi này bổ ích cho bà con. Mời mọi người theo dõi thêm tại JIA.

Nguồn: tapchigiacam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

đậu tương

Học hỏi cách ủ phân đậu tương để bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng …
Xem Chi Tiết
khoai lang

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất …
Xem Chi Tiết
mít

Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy …
Xem Chi Tiết
dưa hấu

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại dưa hấu

Bọ trĩ là một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường xâm hại lúa, …
Xem Chi Tiết
cà chua

Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây cà chua tạo nên năng suất cao?

Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy …
Xem Chi Tiết
chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi

Những quy trình phòng trị bệnh cá rô phi nuôi lồng, bè tại hồ Sơn La

Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết