Những lợi ích của Betaine trong chăn nuôi gia súc có thể bạn chưa biết

Những lợi ích của Betaine trong chăn nuôi gia súc có thể bạn chưa biết
7 phút, 17 giây để đọc.

Nếu là một người trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm, chắc chắn bạn không thể không biết đến tầm quan trọng của các hợp chất dinh dưỡng đối với vật nuôi. Tuy nhiên, mặc dù là một chất thiết yếu và có nhiều lợi ích nhưng vai trò của Betaine trong chăn nuôi dường như chưa được coi trọng như các hợp chất phổ biến khác.

Vậy, Betaine có tác dụng gì và bạn có thể bổ sung cho vật nuôi thông qua loại thức ăn nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp!

Tìm hiểu về Betaine trong chăn nuôi

Betaine thường bị nhầm với vitamin. Nó không phải là vitamin hay thậm chí là một chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, trong một số điều kiện nhất định; việc bổ sung betaine vào công thức thức ăn có thể mang lại lợi ích đáng kể.

Tìm hiểu về Betaine trong chăn nuôi

Betaine hay trimethylglycine (TMG) là một amino acid có chức năng cải thiện sức khoẻ; tăng cường hệ miễn dịch; sinh lực, tăng cơ và rất nhiều chức năng khác; trong đó có cải thiện các vấn đề về tiêu hoá lẫn đường ruột.

Khi hydrochloric acid (HCL) – acid giữ nhiệm vụ chính trong việc phân rã dưỡng chất trong thức ăn không đủ; người ta sẽ sử dụng một nhóm betaine gắn liền với HCL để tăng nồng độ acid trong dạ dày. Không chỉ giúp quá trình tiêu hoá diễn ra hiệu quả hơn; Betaine trong chăn nuôi dạng Betaine HCL cũng có thể chữa một số bệnh lý có liên quan khác.

Betaine đóng vai trò như chất điều hòa thẩm thấu và giúp làm giảm tác động tiêu cực của stress nhiệt; và bệnh cầu trùng. Do betaine ảnh hưởng lên sự tích tụ chất béo và đạm nên nó cũng được sử dụng để cải thiện chất lượng thịt và giảm tình trạng gan nhiễm mỡ. Ba bài báo gần đây trên AllAboutFeed.net đã đề cập đến các chủ đề này với thông tin chuyên sâu cho các nhóm vật nuôi khác nhau (gà đẻ, lợn nái và bò sữa). Trong bài này, chúng tôi xin tóm tắt các ứng dụng của betaine.

Lợi ích của Betaine trong chăn nuôi gia súc

Lợi ích của Betaine trong chăn nuôi gia súc

Thay thế methionine-choline

Các nhóm methyl có vai trò thiết yếu trong sự trao đổi chất của tất cả vật nuôi, hơn nữa, vật nuôi không thể tự tổng hợp các nhóm methyl – do đó chúng cần methyl từ khẩu phần hàng ngày. Các nhóm methyl được sử dụng cho phản ứng methyl hóa để tổng hợp methionin; và để tổng hợp các hợp chất khác như carnitine, creatine; và phosphatidylcholine thông qua con đường methionine S-adenosyl. Để tổng hợp các nhóm methyl, choline có thể bị oxy hóa thành betaine trong ty thể (Hình 1). Choline cần trong khẩu phần có thể đến từ choline trong nguyên liệu (thực vật) và bởi sự tổng hợp của phosphatidylcholine; và choline một khi S-adenosyl methionine có sẵn. Sự tái tạo methionine xảy ra khi betain cho một trong ba nhóm methyl của nó cho homocysteine; thông qua men betaine-homocysteine methyltransferase. Sau khi cho nhóm methyl, một phân tử dimethylglycine (DMG) còn lại sẽ được oxy hóa thành glycine.

Bổ sung betaine đã được chứng minh giúp làm giảm mức homocysteine trong khi làm tăng một phần lượng serine; và cysteine trong huyết tương. Điều này kích thích sự methyl hóa homocysteine phụ thuộc vào betain và tiếp theo là sự giảm homocysteine huyết tương; điều này có thể được duy trì miễn là betain được bổ sung liên tục. Nhìn chung, các nghiên cứu trên động vật cho thấy betain có thể thay thế choline HCL với hiệu quả cao hơn và có thể thay thế một phần của methionine tổng số trong khẩu phần; giúp giảm chi phí thức ăn; trong khi vẫn duy trì năng suất.

Giảm chi phí thức ăn nhưng vẫn giữ nguyên hiệu suất

Trong chăn nuôi, amino acid methionine; và choline cực kì quan trọng trong việc cung cấp nhóm methyl – hoạt chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể động vật. Ngoài ra, chúng còn có khả năng cải thiện hệ tiêu hoá, chống stress; tăng cường khả năng sinh sản và các nhóm cơ.

Tuy nhiên, để bổ sung cả hai nhóm chất này cho vật nuôi; các chủ trại phải tiêu tốn một khoản chi phí khá lớn. Trong khi đó, việc sử dụng Betaine trong chăn nuôi lại mang đến những ưu điểm không ngờ: thay thế choline; và một phần methionine với chi phí thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất và chất lượng thành phẩm.

Giảm stress do nhiệt, mang thai ở vật nuôi, nâng cao chất lượng thịt

Với đặc điểm là thời tiết nóng ẩm, gió nồm khó chịu; ngành chăn nuôi ở hầu hết các nước nhiệt đới phần ít hoặc nhiều đều phải chịu đựng hậu quả tất yếu của tình trạng stress do nhiệt. Cụ thể, nhiệt độ nóng bức có thể khiến:

Làm suy giảm tỷ lệ đẻ trứng của gia cầm lẫn sản lượng sữa của bò.

Khiến gia súc chán ăn (lợn, bò,…).
Kéo dài thời gian động dục nhưng tỷ lệ con non sinh ra lại giảm.

Vậy, Betaine trong chăn nuôi có tác dụng gì trong tình huống này? Với khả năng giữ nước tuyệt vời; Betaine hoạt động như một chất điều hoà áp suất thẩm thấu cực kỳ hiệu quả: giữ nước lại trong mô cơ; và thành ruột để làm giảm nhiệt độ; đồng thời giúp quá trình bơm ion của tế bào diễn ra thuận lợi hơn; trực tiếp kéo thấp năng lượng bị tiêu hao. Kết quả mang lại không chỉ triệt tiêu các hậu quả của stress vì nhiệt mà Betaine còn nâng cao chất lượng thịt, sữa,… cũng như tỷ lệ mang thai của vật nuôi.

Phòng và chữa bệnh gan, đường ruột

Không chỉ là một phận thuộc nội tạng quan trọng trong cơ thể người; vật nuôi cũng dễ bị ảnh hưởng nếu gan hoạt động không hiệu quả. Đặc biệt ở điểm đỉnh sản xuất – gà lấy trừng/thịt; bò lấy sữa,… suy giảm chức năng gan có thể mang đến thất thoát lớn cho người nuôi từ các bệnh dịch như: rối loạn chuyển hóa như ketosis ở bò sữa, gan nhiễm mỡ ở gia cầm,…

Tương tự, sức khoẻ đường ruột cũng thể hiện tình trạng hệ miễn dịch của vật nuôi. Các bệnh đường ruột ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển đổi thức ăn thành sinh khối và vì vậy, chúng là yếu tố quan trọng để quyết định doanh thu của chủ nuôi. Trong trường hợp đường ruột hoạt động yếu kém; vật nuôi dễ bị tiêu chảy; khiến vật nuôi gầy yếu, dễ mắc bệnh ngoài da,…

Betaine trong chăn nuôi lúc này được sử dụng để cải thiện chức năng của hai bộ phận quan trọng này với tác dụng bảo vệ; và giải độc gan; chữa lành niêm mạc ruột. Chúng cũng là nguồn cung axit hydrochloric điều hoà rối loạn tiêu hoá ở dạ dày ở vật nuôi.

Nguồn Betaine tự nhiên

Nguồn Betaine tự nhiên

Betaine tự nhiên tồn tại trong những loại thực vật sau: lúa mì, củ cải đường, rau bina, hạt của rau dền và lúa mạch đen, khoai lang,…

Tuy nhiên, dù chưa có báo cáo tiêu cực nào về việc tự bổ sung betaine cho vật nuôi nhưng bạn vẫn nên cẩn thận khi sử dụng chúng bởi betaine có thể tác dụng với những hợp chất khác trong thức ăn hoặc thuốc điều trị.

Kết luận

Có nhiều cách ứng dụng betaine khác nhau cho các nhóm vật nuôi khác nhau. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí thức ăn; mà còn làm tăng năng suất. Một số ứng dụng chưa được biết đến hoặc chưa được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, betaine cho thấy lợi ích của nó trong việc tăng năng suất vật nuôi (giống cao sản) khi chúng phải tiếp xúc với những thách thức hàng ngày như stress nhiệt; gan nhiễm mỡ và cầu trùng…

Trên đây là những điều cần biết về Betaine; và những tác dụng của Betaine trong chăn nuôi mà bạn nên biết. Dù không phải là một dưỡng chất quá mới mẻ nhưng Betaine có thể mang lại cho người chăn nuôi những lợi ích bất ngờ.

=> Hãy tham khảo những bài viết hay và hấp dẫn tại: https://jia.vn/

Nguồn: animaid.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

đậu tương

Học hỏi cách ủ phân đậu tương để bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng …
Xem Chi Tiết
khoai lang

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất …
Xem Chi Tiết
mít

Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy …
Xem Chi Tiết
dưa hấu

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại dưa hấu

Bọ trĩ là một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường xâm hại lúa, …
Xem Chi Tiết
cà chua

Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây cà chua tạo nên năng suất cao?

Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy …
Xem Chi Tiết
chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi

Những quy trình phòng trị bệnh cá rô phi nuôi lồng, bè tại hồ Sơn La

Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Vai trò quan trọng của thận đối với chăn nuôi gia cầm nhà nông nên biết

Vai trò quan trọng của thận đối với chăn nuôi gia cầm nhà nông nên biết

Thận là cơ quan bài tiết có chức năng rất quan trọng trong cơ thể gia cầm, giúp cho các …
Xem Chi Tiết
Chất chống oxy hóa nội bào Polyphenol - Nâng cao sức khỏe gia cầm

Chất chống oxy hóa nội bào Polyphenol – Nâng cao sức khỏe gia cầm

Ngày nay, việc tìm kiếm các phương pháp mới giúp giảm stress, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng …
Xem Chi Tiết
Cách sử dụng cỏ đuôi ngựa trong chăn nuôi - loại dược phẩm quý giá

Phương pháp sử dụng cỏ đuôi ngựa trong chăn nuôi – một loại dược phẩm quý giá

Giống cỏ đuôi ngựa quý hiếm đang được nghiên cứu để ứng dụng trong ngành công nghiệp chăn nuôi gia …
Xem Chi Tiết
Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết