Những nguồn thức ăn và điều kiện sinh hoạt của dê nhà nông nên biết

Những nguồn thức ăn và điều kiện sinh hoạt của dê nhà nông nên biết
7 phút, 28 giây để đọc.

Chăn nuôi dê hiện nay phát triển mạnh ở nhiều địa phương bởi lẽ dê là loài động vật dễ nuôi, ăn tạp và có khả năng kháng bệnh cao, sinh sản nhanh hơn trâu bò, giúp nhiều hộ gia đình ổn định kinh tế. Để chăn nuôi dê đem lại năng suất cao thì việc quan tâm đến nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn của dê là hết sức quan trọng.

Nhu cầu về dinh dưỡng của dê là nền tảng cho việc tồn tại, hoạt động và tạo ra sản phẩm của dê. Cung cấp đầy đủ, hợp lý nhu cầu về vật chất khô, năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng khác là một việc làm hết sức quan trọng mà bà con cần nắm rõ trong chăn nuôi dê.

Ở nhiều vùng nông thôn hay vùng núi nước ta hiện nay, bên cạnh việc chăn nuôi trâu, bò nhiều hộ gia đình đã phát triển mô hình chăn nuôi dê lấy thịt và lấy sữa. Bởi lẽ, dê là giống vật nuôi nhỏ, dễ nuôi, lại cho lợi nhuận cao. Tuy nhiên, một số bà con khi phát triển đàn theo quy mô lớn (trên 15 con) lại còn rất mơ hồ về dinh dưỡng cần thiết cho dê được thể hiện qua thức ăn hằng ngày. Vì vậy, ngay dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bà con một số kiến thức về nguồn thức ăn cho dê thịt, dê sữa, khẩu phần ăn cho dê và cách cho dê ăn.

Những loại thức ăn của dê

Với bất cứ một loài động vật nào, nhu cầu dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự tồn tại, phát triển, hoạt động và tạo ra sản phầm (sữa, thịt trứng…). Và với loài dê cũng vậy, bà con cần cân đối các loại thức ăn để đảm bảo nhu cầu về chất khô, chất xơ, năng lượng, protein và những năng lượng khác.

Những loại thức ăn của dê

Thức ăn của dê rất đa dạng, phong phú, dễ tìm kiếm do dê có đặc tính ăn tạp. Nguồn thức ăn của dê chủ yếu gồm ba loại là thức ăn thô xanh; thức ăn củ quả và các phụ phế phẩm nông – công nghiệp. Khác với giống cỏ nuôi bò thịt nên bà con cần chú ý.

Thức ăn thô xanh

– Thức ăn thô xanh bao gồm tất cả các loại cây; cỏ có trong thiên nhiên hoặc gieo trồng mà dê ăn được khi còn tươi xanh như: so đũa, bình linh, rau, bèo… Các loại cỏ nuôi dê như cỏ voi, cỏ stylo, cỏ paspalum, cỏ mulato II, cỏ va06, cỏ alfalfa và đặc biệt là cỏ ghine hay còn gọi là cỏ sả.

– Cỏ ghine có nguồn gốc từ Thái Lan, phát triển sinh nhánh và mọc thành bụi lớn. Hạt giống cỏ Ghine có nhiều đặc tính quý như: sinh trưởng mạnh, năng suất cao, khả năng chịu hạn, chịu nóng và chịu bóng cây tốt, dễ trồng và sống được trên nhiều loại đất khác nhau.

– Do có khả năng chịu được hạn và bóng râm; nên có thể trồng cỏ ghine xen với cây lâm nghiệp hoặc cây ăn quả; trồng ven bờ đê, ven đường,… vừa có tác dụng trong việc phủ đất chống xói mòn và giữ ẩm, vừa tận thu chất xanh cho chăn nuôi dê rất tốt. Cỏ ghine cho thu hoạch 8- 10 lứa/năm và năng đạt 100- 200 tấn/ha.

– Các loại thức ăn xanh có tỷ lệ nước cao (65 – 85%). Tuy nhiên, một số thức ăn xanh được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng khi tính theo thành phần vật chất khô.

– Thức ăn thô xanh có thể coi là nguồn cung cấp vitamin quan trọng. Thức ăn thô xanh là thức ăn ngon miệng đối với dê vì có ít xơ, nhiều nước và mùi vị thơm ngon.

Thức ăn củ, quả

Thức ăn củ quả có hàm lượng tinh bột; đường cao nhưng nghèo về đạm; béo và ít xơ. Có thể dùng làm nguyên liệu phối hợp với khẩu phần thức ăn tinh. Tuy nhiên một số loại củ quả có chứa chất độc acix xianhydric (HCN) vì vậy cần phải xử lý trước khi dùng hoặc dùng với số lượng hạn chế.

Các phụ phế phẩm nông – công nghiệp

Một số sản phẩm ngành công nông nghiệp chế biến lương thực cho ra một số lượng lớn phụ phế phẩm như cám, bã, rỉ đường,… là nguồn thức ăn rất tốt cho dê. So với thức ăn thô xanh và củ quả thì các phụ phế phẩm nông công nghiệp có giá trị dinh dưỡng cao hơn.

– Cám gạo: hàm lượng vật chất khô trong cám cao 85- 90%, đạm thô 8- 15%; cám có thể làm nguyên liệu phối hợp trong khẩu phần cho dê từ 10 – 15%.

– Bã đậu nành đậu xanh: cũng là nguồn thức ăn tốt cho dê.

– Hèm bia: có tỷ lệ nước cao 80- 95%, đạm thấp 2.7- 6,3%, có thể dùng trong khẩu phần ăn của dê.

Khẩu phần ăn cho dê

Khẩu phần ăn cho dê

– Nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho dê: Các trang trại nuôi dê cần tính toán một lượng thức ăn tính theo vật chất khô (VCK) bằng 3,5% thể trọng, dê thịt 3,0%, dê sữa 4,0%. Ví dụ: Một dê Cái Bách Thảo nặng 35kg thì lượng VCK là: 35kg x 4% = 1,4kg.

Với nhu cầu 65% VCK từ thức ăn thô xanh (0,91 kg) và 35% VCK từ thức ăn tinh (0,49 kg). Khi cho dê ăn loại thức ăn thô xanh chứa 20% VCK và thức ăn tinh chứa 90% VCK. Trên cơ sở đó, ta sẽ tính được lượng thức ăn hàng ngày cho dê:

– Thức ăn thô xanh: 0,91kg: 0,20 = 4,55kg.

– Thức ăn tinh: 0,49kg: 0,90 = 0,44kg

Nhu cầu về vật chất khô chỉ nói lên số lượng thức ăn trong khẩu phần ăn cho dê; còn về chất lượng thức ăn phải tính theo nhu cầu năng lượng và protein…

– Nhu cầu năng lượng hàng ngày (MJ/ngày) của dê được tính theo thể trọng cho duy trì; sinh trưởng phát triển và SX…

– Nhu cầu protein hàng ngày (DCP) của dê cũng được tính theo thể trọng cho duy trì; sinh trưởng phát triển và SX…

– Khẩu phần: Trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng của dê; căn cứ theo thể trọng; khả năng sinh trưởng phát triển; SX và các nguồn thức ăn hiện có mà xây dựng khẩu phần thức ăn cho dê. Yêu cầu của khẩu phần thức ăn là cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng; đảm bảo đủ số lượng và chất lượng thức ăn, nhất là đạm, khoáng, sinh tố… Nên bổ sung đá liếm tự do cho dê.

Xem thêm phương pháp chăn nuôi gia súc hiệu quả nhé!

Điều kiện sinh hoạt cho dê

Điều kiện sinh hoạt cho dê

Về chuồng nuôi

Khi làm chuồng trại nuôi dê phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, tránh nắng nóng, ẩm ướt. Vật liệu làm chuồng có thể làm bằng gỗ, thép hoặc tre nứa. Giá đỡ chuồng nên xây bằng gạch cho chắc chắn. Cửa lên xuống chuồng dê có độ rộng khoảng 60 – 70cm, nên làm cầu thang cho dê lên xuống được dễ dàng. Sàn chuồng phải làm bằng phẳng và cách mặt đất tối thiểu 50- 70cm.

Nền chuồng cần láng bằng xi măng có độ dốc từ 15- 20% để dễ làm vệ sinh và thoát nước tốt, có công trình thu gom và xử lý chất thải phù hợp đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và thuận lợi cho việc tiêu độc khử trùng.

Về công tác vệ sinh, phòng bệnh cho dê

– Để tạo điều kiện cho dê sinh trưởng và phát triển tốt nhất; giảm thiểu được những rủi ro xảy ra do dịch bệnh thì bà con phải thực hiện tốt công tác vệ sinh và phòng bệnh cho đàn dê.

– Thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, tiêu độc khử trùng 2 lần/tháng; đảm bảo chuồng trại mùa đông ấm áp; mùa hè mát mẻ.

– Để tránh tình trạng dê bị mắc các bệnh như tụ huyết trùng, lở mồm long móng, đậu dê,…. thì bà con nên tiêm phòng và tẩy giun cho dê theo định kỳ. Quan tâm, chăm sóc và phát hiện kịp thời khi dê mắc bệnh để thực hiện cách ly, tránh tình trạng lây lan khi cần thiết.

Trên đây là những nguồn thức ăn và điều kiện sinh hoạt của dê nhà nông nên biết. Nếu muốn đọc những tin tức hay và bổ ích khác hãy truy cập vào https://jia.vn/

Nguồn: cochannuoi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương tôm giúp đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất

Để có giống tôm đảm bảo chất lượng, ngoài tôm bố mẹ chất lượng tốt còn yêu cầu hiểu được …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cua xanh giúp đạt chất lượng cao nhất

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết