Những phương pháp phòng bệnh thủy sản vào mùa nắng nóng bạn cần biết

Phòng bệnh cho cá nuôi mùa nắng nóng
3 phút, 51 giây để đọc.

Những giờ qua mới chỉ là thời kỳ nắng nóng bắt đầu và sẽ rất khó dự đoán diễn biến của thời tiết trong thời gian tới. Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng kéo dài, nguy cơ thủy sản chết hàng loạt là rất cao. Hạn chế rủi ro khi nuôi, đặc biệt là trong những tháng hè nóng nực hoặc giông bão để tăng khả năng phục hồi và giảm nguy cơ dịch bệnh. 

Chống ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao nuôi

Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, tốc độ phân hủy các chất hữu cơ nhanh nên việc sử dụng thức ăn cần đặc biệt quan tâm. Thức ăn phải sạch, cho ăn đủ lượng, đủ chất. Thức ăn được bảo quản nơi thoáng mát, kê cao thức ăn để đảm bảo thức ăn không bị nấm mốc.

Phòng bệnh cho cá nuôi mùa nắng nóng

Trong mùa hè vào những ngày nhiệt độ tăng cao giảm lượng thức ăn trong ngày từ 30 – 40%. Hoặc bỏ cữ ăn vào buổi trưa, những ngày mát trời thì cho ăn nhiều hơn. Trong ngày cần chọn thời điểm cho ăn thích hợp (sáng sớm và chiều mát). Bổ sung thêm vitamin C và khoáng chất tổng hợp vào thức ăn cho cá (lượng theo nhà sản xuất).

Xác định chính xác khẩu phần thức ăn và cho ăn nhiều bữa trong ngày là biện pháp cần thiết để giảm chất thải hữu cơ trong ao nuôi thông qua giảm lượng thức ăn dư thừa. Và thức ăn bị phân giải ngoài môi trường nước ao.

Môi trường sống của thủy sản

Môi trường sống của thủy sản

Độ trong của nước nuôi thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào mật độ của sinh vật phù du có trong ao. Khi độ trong quá thấp, thường do tảo phù du phát triển quá dày. Làm các chỉ số pH, CO biến động rất lớn gây sốc cho thủy sản nuôi trong ao. Ngược lại khi độ trong cao, hàm lượng ôxy thường thấp và tảo đáy có nguy cơ bùng phát mạnh. Cạnh tranh không gian hoạt động và ôxy về ban đêm, gây sốc cho tôm cá.

Để giảm nguy cơ ô nhiễm hữu cơ trong ao, người nuôi cần cho ăn lượng vừa phải, thu dọn sạch thức ăn dư thừa, thường xuyên dùng chế phẩm vi sinh có thể ổn định tảo và giảm chất hữu cơ trong ao nuôi một cách từ từ nhưng lại rất hiệu quả. Chống xói lở bờ ao và chống nước mưa có thể kéo theo các chất thải hữu cơ vào trong ao, nguồn nước lấy vào ao phải qua lắng lọc.

Quản lý pH

Xử lý các vấn đề liên quan đến tảo trong ao nuôi cá

>> Đọc thêm tại Phòng bệnh thủy sản

Định kỳ dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) hay vôi Dolomite (CaMg(CO3)2) để ổn định pH trong ao nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của sinh vật phù du trong suốt vụ nuôi. Giữ nền đáy ao sạch, có thể hút loại bỏ bùn đáy hoặc xử lý lớp hữu cơ đáy ao bằng vôi bột hoặc Zeolite.

 Trong mùa hè thường xuất hiện những trận mưa rào đột ngột có thể làm thay đổi môi trường ao nuôi đặc biệt là yếu tố pH. Người nuôi cần thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết. Có kế hoạch bón vôi quanh bờ ao để tránh hiện tượng xì phèn trước khi có mưa bão. Khi mưa lũ xảy ra phải tiến hành kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Như bón vôi để ổn định môi trường (lượng 2kg/100 m2 ao). Điều chỉnh màu nước hoặc có thể thay nước (thay 1/3 tổng thể tích nước trong ao) khi cần thiết.

Quản lý nhiệt độ của ao

Để hạn chế cá bị sốc nhiệt người nuôi cần thực hiện một số biện pháp chống nóng cho cá. Duy trì mực nước trong ao ≥1,5m, trồng cây dây leo (bầu, bí) trên bờ ao. Làm dàn xuống ao che nắng cho ao. Thả bèo trên mặt ao (diện tích 1/3 ao). Đào hố trong ao cho cá trú nóng (một ao 1.000 m2 đào 1-2 hố. Diện tích hố 1-2 m2, sâu hơn đáy ao 50cm). Đối với nuôi lồng bè cần phủ bạt che mát cho lồng, neo lồng tại khu vực nước sâu.

JIA đã giúp bạn tìm hiểu và phòng bệnh ở những ngày nắng nóng. Hy vọng bạn nắm rõ được nhiều thông tin hữu ích.

Nguồn: laocai.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết
hoa cúc

Trồng hoa cúc vào mùa Tết: Thu lãi cả trăm triệu đồng có thật không?

Vào đầu tháng 12, hàng trăm nghìn bông hoa cúc pha lê và hoa cúc ở Làng hoa cúc Quảng …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương tôm giúp đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất

Để có giống tôm đảm bảo chất lượng, ngoài tôm bố mẹ chất lượng tốt còn yêu cầu hiểu được …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cua xanh giúp đạt chất lượng cao nhất

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết