Những phương pháp phòng và trị bệnh ở thủy sản bạn nên nắm rõ

Phương pháp phòng trị bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản
13 phút, 21 giây để đọc.

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của Nam Định phát triển mạnh mẽ cả bề rộng và chiều sâu nên việc phòng bệnh cũng rất cần thiết. Nuôi trồng thủy sản đang chuyển địa phương từ nông nghiệp quy mô lớn sang nông nghiệp bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp, sản xuất hàng hóa thủy sản tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.

Chính từ sự phát triển mạnh, đa dạng sản phẩm hiện nay của nghề nuôi thuỷ sản, cùng với sự diễn biến phức tạp của khí hậu thời tiết, môi trường nước nhiều nơi bị ô nhiễm, đã làm xuất hiện dịch bệnh trong nuôi thuỷ sản. Có nơi dịch bệnh trong nuôi thuỷ sản bùng phát ở mức độ cao gây nhiều thiệt hại cho các chủ hộ nuôi. Vì vậy công tác phòng chống dịch bệnh trong nuôi thuỷ sản phải được coi trọng và có những giải pháp thật tích cực, coi phòng bệnh là chính.

Trung tâm giống thuỷ đặc sản từ kinh nghiệm thực tế về phòng trị bệnh trong sản xuất thuỷ sản và căn cứ vào tài liệu bệnh của động vật thuỷ sản của các nhà khoa học để biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phòng chống dịch bệnh trong nghề nuôi thuỷ sản làm tài liệu tham khảo và áp dụng vào quy trình nuôi của các chủ hộ nuôi thuỷ sản, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của nghề nuôi thuỷ sản.

Những khái niệm cơ bản

 Phương pháp phòng trị bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản

Bệnh lý là gì?

Cơ thể sinh vật bị bệnh là biểu hiện rối loạn các hoạt động sống bình thường, cơ thể mất đi sự cân bằng, khả năng thích nghi với môi trường giảm và có biểu hiện bệnh. Nói cách khác, bệnh là sự phản ứng của cơ thể với sự biến đổi của môi trường xung quanh, cơ thể động vật thuỷ sản nào thích nghi thì tồn tại, không thích nghi thì mắc bệnh và chết.

Khởi điểm bệnh lý học có thể coi như có từ thời đại mà con người bắt đầu biết kiểm tra xác chết. Việc khám nghiệm tử thi dẫn đến việc phẫu tích xác nhằm tìm ra nguyên nhân cái chết. Vào thời gian đó, loài người đã nhận biết phân biệt được những thứ ngày nay chúng ta gọi là viêm, sưng bướu, nóng sốt và nhiều biểu hiện khác.[1]

Bệnh lý học bắt đầu phát triển thành một môn học vào thế kỷ thứ XIX thông qua các giáo sư và các bác sĩ nghiên cứu về bệnh lý học. Họ gọi nó là “giải phẫu học bệnh lý” (“pathological anatomy”) hay giải phẫu bệnh (“morbid anatomy”). Tuy nhiên, bệnh lý học không được công nhận như là một môn của y học cho đến tận cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong thế kỷ XIX, các thầy thuốc nhận ra rằng các mầm gây bệnh, hay các vi khuẩn (loại gây bệnh, như là các loại vi khuẩn, virút, nấm, amip, mốc, các sinh vật nguyên sinh và prion) tồn tại và có khả năng sinh sản và nhân lên,…[2][3]

Nhân tố gây bệnh là gì?

Trong y học, thuật ngữ này đề cập đến các nguyên nhân của bệnh hay bệnh lý. Trong trường hợp mà không xác định được nguyên nhân thì coi là vô căn. Vào thời truyền thuyết xa xưa, nguyên nhân gây bệnh có thể chỉ điểm vào ” mắt quỷ”. Trở về quá khứ vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, một học giả La Mã cổ đại có tên Marcus Terentius Varro đã trình bày những ý tưởng sơ khai về vi sinh vật học trong cuốn sách có tựa đề On Agriculture.

Những tư duy về nguyên nhân bệnh tật từ thời Trung cổ mang nhiều ảnh hưởng của Galen và Hippocrates.[5] Các thầy thuốc châu Âu thời trung cổ đa số giữ quan điểm rằng bệnh tật có liên quan đến không khí và chấp nhận một phương pháp tiếp cận sai lầm đối với nguyên nhân gây bệnh.

Những nhân tố chủ yếu

Động vật thuỷ sản và môi trường sống là một thể thống nhất, khi chúng mắc bệnh là kết quả tác động qua lại giữa cơ thể sống và môi trường. Khi động vật thuỷ sản mắc bệnh là có sự xuất hiện của 3 nhân tố chủ yếu sau đây:

Môi trường sống: Là biểu hiện của chất lượng nước, trong đó quyết định bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, oxy hoà tan, pH, các khí CO2, NH3, H2S,…v à các kim loại nặng. Từng loài cá khác nhau có khả năng thích ứng với các yếu tố môi trường ở mức độ khác nhau.

Môi trường sống

Mầm bệnh: Là các yếu tố hữu sinh làm cho động vật thuỷ sản nhiễm bệnh, gọi chung là tác nhân gây bệnh. Tác nhân gây bệnh được chia thành một số nhóm:

+ Nhóm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: Virus, vi khuẩn, nấm…

+ Nhóm tác nhân gây bệnh ký sinh: Giun, sán, giáp xác…

+ Nhóm địch hại: Côn trùng, cá dữ…

Vật chủ: Là các đối tượng nuôi thuỷ sản luôn bị các yếu tố ngoại cảnh tác động. Mức độ nhiễm bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng của vật chủ trước những thay đổi của 2 yếu tố trên.

Mối quan hệ gữa các yếu tố gây bệnh cho động vật thuỷ sản

Động vật thuỷ sản sinh trưởng và phát triển tốt phải ở trong môi trường tốt, đồng thời chúng phải có khả năng thích nghi được với những thay đổi của môi trường. Động vật thuỷ sản mắc bệnh là kết quả tác dụng lẫn nhau giữa cơ thể và môi trường sống.

– Mối quan hệ giữa 3 nhân tố trên: Nếu một trong 3 yếu tố thay đổi theo hướng bất lợi cho động vất thuỷ sản thì động vật thuỷ sản dễ mắc bệnh. Vì vậy để ngăn cản những nhân tố trên không thay đổi xấu cho động vật thuỷ sản thì con người cần thực hiện tốt các công việc sau:

+ Cải tạo, tẩy trùng ao hồ, tạo môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng của cá.

+ Chất lượng giống tốt là con giống biết rõ lai lịch, nguồn gốc sản xuất và đã được kiểm dịch chất lượng.

+ Chăm sóc quản lý tốt là cung cấp đầy đủ thức ăn cả về chất lượng và số lượng, đồng thời định kỳ vệ sinh môi trường và phòng bệnh cho động vật thuỷ sản.

– Khi động vật thuỷ sản mắc bệnh ta phải xem xét đồng thời cả 3 yếu tố và đưa ra phương pháp phòng trị. Yếu tố nào dễ ta xử lý trước.

Phòng bệnh tổng hợp

Động vật thuỷ sản khác với động vật nuôi trên cạn là con người không thể tiếp xúc trực tiếp với từng cá thể được, nên khi trong ao nuôi mắc bệnh, ta không thể chữa trị cho từng cá thể được mà phải chữa cho cả ao nên rất tốn kém mà hiệu quả laị không cao. Vì vậy, các nhà nuôi thuỷ sản luôn thực hiện theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Công tác phòng bệnh cần sử dụng các biện pháp tổng hợp sau:

Cải tạo môi trường ao nuôi

Ao nuôi được cải tạo, tẩy trùng, trừ tạp để diệt hết mầm bệnh trong ao nuôi.

Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh cho cá

– Kiểm dịch động vật trước khi vận chuyển. Nếu tôm cá bị bệnh phải dùng các biện pháp xử lý nghiêm túc, có hiệu quả mới được thả nuôi.

nguồn gốc gây bệnh cho cá

>>Đọc thêm tại Phòng bệnh thủy sản

– Sát trùng cơ thể tôm cá: Tôm cá tuy đã được kiểm dịch nhưng do ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển và đặc biệt là thay đổi điều kiện sống nên mầm bệnh rất dễ phát triển, vì vậy trước khi đưa cá tôm ra ao nuôi phải dùng phương pháp tắm cho cá tôm bằng một trong các loaị thuốc sau:

+ Dung dịch muối ăn: 2 – 4% trong thời gian từ 10 – 15 phút.

+ Thuốc tím: 10 – 15 g/m3 trong thời gian từ 1 – 2 phút.

+ Formol: 200 – 300 ml/m3 trong thời gian từ 15 – 20 phút.

Có thể phun một trong các loại hoá chất trên xuống ao nhưng nồng độ giảm đi 10 lần.

– Vệ sinh môi trường nước và nơi cho tôm cá ăn.

+ Vệ sinh môi trường nước.

+ Vệ sinh nơi cho ăn.

– Dùng thuốc phòng ngăn ngừa trước mùa phát triển bệnh.

Tăng cường sức đề kháng của cơ thể ĐVTS

Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể có phát sinh ra bệnh hay không còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường và bản thân cơ thể vật chủ. Nếu cơ thể vật chủ có sức đề kháng cao. Có khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh thì không bị bệnh hoặc bị nhẹ, và ngược lại. Vì vậy, để phòng bệnh cho động vật thuỷ sản, phải tăng cường sức đề kháng cho cơ thể vật chủ bằng những biện pháp sau:

– Thả ghép các loài cá và mật độ thích hợp sẽ tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, không gian sống rộng rãi, phòng bệnh tốt. Mật độ nuôi tuỳ thuộc vào loại hình nuôi (bán thâm canh hay thâm canh), mật độ tối thiểu là 2 c/m2.

– Nuôi xen canh các loài động vật thuỷ sản: Trong quá trình nuôi, do đầu tư thức ăn, ao nuôi đã tích luỹ nhiều chất thải và mầm bệnh. Các chất thải và mầm bệnh này sẽ ảnh hưởng và gây bệnh cho các chu kỳ nuôi tiếp theo của đối tượng nuôi đó. Để khắc phục yếu điểm này, chúng ta tiến hành nuôi xen canh trên một ao nuôi.

– Chăm sóc đàn tôm, cá thực hiện biện pháp kỹ thuật chăm sóc cá tôm theo “4 định”:

+ Định chất lượng thức ăn.

+ Định số lượng thức ăn.

+ Định vị trí cho ăn.

+ Định thời gian cho ăn.

– Chọn giống động vật thuỷ sản là loại có sức đề kháng tốt. Có khả năng miễn dịch đối với một số bệnh và sinh trưởng nhanh.

– Định kỳ kiểm tra tôm cá trong ao nuôi.

Bệnh xuất huyết do vi rút

– Triệu chứng: Cá bơi lờ đờ trên tầng mặt, mang. Và da cá xuất huyết, mắt hơi lồi, da có màu tối. Những chỗ viêm có nhiều chất nhày, máu loãng chảy ra từ hậu môn.

– Trị bệnh: Dùng muối ăn hay xanh malachite tắm hay phun xuống ao theo phương pháp phòng bệnh.

Bệnh lở loét ở cá

– Triệu chứng: Cá hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước. Da cá màu xám, có vết mòn màu xám hay các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân.

– Trị bệnh: Dùng muối ăn 2 – 4% hoặc thuốc tím 10 – 15 g/m3 tắm cho cá hay cho cá ăn Silver 1000 từ 2 – 3 ngày, liều 1 ml/kg thức ăn.

Bệnh đốm đỏ do vi khuẩn

+ Triệu chứng: Cá nổi lờ đờ lên tầng mặt, da màu tối, mắt cá kho ráp. Trên thân, gốc vây, quanh miệng cá xuất hiện các đốm xuất huyết có màu đỏ. Tia mang bị loét và chảy máu. Vẩy rộp và bong ra. Cá bỏ ăn, bơi lội kém.

+ Trị bệnh dùng một trong các loại thuốc như sau:

Dùng Furazolizol trộn với thức ăn với liều dùng là 50 mg/kg thức ăn. Hoặc rắc đều trên mặt ao với nồng độ 0,025 g/m3, 2 ngày/lần, rắc 2 – 3 lần liền.

Dùng Sulfamit trộn với thức ăn với liều dùng là 150 – 200 mg/kg cá/ngày.

Dùng Silver 1000 cho cá ăn liên tục 2 – 3 ngày, liều dùng 1 ml/kg thức ăn sau đó xử lý lại đường ruột bằng men vi sinh.

Bệnh do vi khuẩn

– Triệu chứng: Cá bơi lờ đờ trên tầng mặt, da xuất huyết, vẩy rụng, các tia vây rách cụt, đuôi có đốm trắng nhỏ. Sau lan dần lên thân. Cá bị bệnh nặng đầu cắm xuống đất, đuôi lên trên.

– Trị bệnh: Tương tự như bệnh đốm đỏ.

Bệnh thối mang ở cá

– Triệu chứng: Các tia mang thối nát, có dính bùn, lớp biểu bì phía trong mang xuất huyết.

– Trị bệnh: tương tự như bệnh đốm đỏ.

Bệnh nấm thuỷ mi

– Triệu chứng: Trên da xuất hiện những vùng trắng xám. Có các sợi nấm nhỏ mềm màu trắng.

– Trị bệnh: Dùng xanh malachite 2 – 4 g/m3 tắm cho cá trong thời gian từ 30 – 60 phút. Hoặc phun xuống ao 2 lần/tuần với nồng độ 0,1 – 0,3 mg/m3.

Bệnh trùng quả dưa

+ Triệu chứng: Trùng bám vào thân cá thành các hạt lấm tấm rất nhỏ. Màu hơi trắng đục, da cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợi nhạt.

+ Trị bệnh: Dùng thuốc tím nồng độ 10 – 15 g/m3 tắm cho cá hay với nồng độ 0,1 – 0,15 g/m3 phun xuống ao 2 lần/tuần. Hoặc dùng formalin nồng độ 15 – 20 ml/m3 phun xuống ao 2 lần/tuần.

Bệnh sán lá 16 móc

+ Triệu chứng: Da và mang tiết nhiều dịch nhờn. Tổ chức tế bào bị sưng to, nắp mang phồng lên.

+ Trị bệnh: Tương tự như trị bệnh trùng quả dưa.

Bệnh trùng bánh xe

+ Triệu chứng: Trên thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục, da cá chuyển màu xám.

+ Trị bệnh: Dùng muối ăn 2 – 4% tắm cho cá từ 10 – 15 phút. Hoặc dùng sun phát đồng nồng độ 3 – 5 g/m3 tắm cho cá từ 10 – 15 phút. Hoặc phun xuống ao với nồng độ 0,5 – 0,7 g/m3 2 ngày 1 lần. Phun 2 – 3 lần liên tục.

Bệnh trùng mỏ neo

– Triệu chứng: Cá bơi lội chậm, mất thăng bằng. Trên cơ thể có nhiều trùng mỏ neo bám vào (sâu cước).

– Trị bệnh: Dùng lá xoan 0.4 – 0.5 kg/m3 nước hay dùng Dipterex phun xuống ao với nồng độ 0,5 – 1 g/m3, hoặc dùng thuốc tím 10 – 12 g/m3 tắm cho cá từ 1 – 2 giờ.

Những bệnh hay gặp ở tôm

Phòng bệnh đóng rong

– Triệu chứng: Thân tôm có màu xanh của tảo, toàn thân phủ một lớp rêu màu xanh, nâu hoặc đen.

– Nguyên nhân: Do chất lượng nước kém, sức khoẻ tôm không tốt, không lột xác được.

– Trị bệnh: Thay nước mới. Tăng cường thêm chất lượng thức ăn.

Dùng formol phun đều khắp mặt ao với lượng dùng là 20 – 30 ml/m3.

Bệnh mềm vỏ

– Triệu chứng: Sau khi tôm lột xác, vỏ không cứng được mà phồng lên, xù xì, nhăn nheo.

– Nguyên nhân: Do thức ăn thiếu khoáng hay vitamin, do pH nước quá cao.

– Chữa bệnh: Tăng cường khoáng chất vào thức ăn dùng bột đá. Rắc xuống ao với liều dùng từ 3 – 5 g/m3.

Bệnh đen mang

– Triệu chứng: Mang tôm có những đốm màu đen hay toàn bộ mang bị đen.

– Nguyên nhân: Do tảo tàn, ô nhiễm hữu cơ cao, các dạng huyền phù bám vào mang tôm.

– Trị bệnh: Té nước vôi 7 – 10 g/m3. Thay nước 20 – 30%. Tăng thêm vitamin vào khẩu phần thức ăn của tôm.

Bệnh ký sinh trùng

– Triệu chứng: Trên thân tôm mọc thành từng đám như sợi bông.

– Nguyên nhân: Vùng nước bị nhiễm bẩn hay ao nuôi ít thay nước.

– Trị bệnh: Tương tự như bệnh đóng rong.

Hy vọng JIA đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Nguồn: chephamsinhhoc.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phòng trừ bệnh nấm cho cây trồng bằng nấm đối kháng Trichoderma

Phòng trừ bệnh nấm cho cây trồng bằng nấm đối kháng Trichoderma

Ngày nay, khi trồng rau sạch trong nhà của nhiều gia đình, việc sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để …
Xem Chi Tiết
Cách xử lý triệt để nhện đỏ bằng biện pháp sinh học

Cách xử lý triệt để nhện đỏ bằng biện pháp sinh học

Nhện đỏ là loài côn trùng gây hại và kháng thuốc rất mạnh. Nó có thể gây hại nặng nề …
Xem Chi Tiết
Sầu riêng bị rụng trái non nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?

Sầu riêng bị rụng trái non nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?

Nguyên nhân chính của bị rụng trái non là do cây sầu riêng ra chồi mạnh, thiếu dinh dưỡng và …
Xem Chi Tiết
Mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho cây trồng đơn giản bạn nên biết

Mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho cây trồng đơn giản bạn nên biết

Bài viết này JIA muốn chia sẻ đến bà con nhà nông mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho …
Xem Chi Tiết
Xử lý triệt để bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long

Xử lý triệt để bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long

Nỗi lo của bà con trồng thanh long ở Bình Thuận đó là bệnh đốm trắng. Bệnh đốm trắng thường …
Xem Chi Tiết
Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Bệnh chết chậm và biện pháp phòng bệnh trên cây hồ tiêu. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu thế …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phòng bệnh cho cá nuôi mùa nắng nóng

Những phương pháp phòng bệnh thủy sản vào mùa nắng nóng bạn cần biết

Những giờ qua mới chỉ là thời kỳ nắng nóng bắt đầu và sẽ rất khó dự đoán diễn biến …
Xem Chi Tiết
xuất huyết do virus

Tìm hiểu về bệnh viêm ruột và xuất huyết ở cá nước ngọt

Nuôi trồng thủy sản nước ngọt hiện nay đang phát triển mạnh cả về diện tích nuôi trồng, đối tượng …
Xem Chi Tiết

Cách nuôi cá dứa thương phẩm hiệu quả và tăng lợi nhuận

Cá dứa (Pangasius kunyit) có thịt săn chắc, nhiều nạc mang lại giá trị sản xuất lớn, hiệu quả kinh …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá chim trắng vây vàng hiệu quả nhất

Cá chim trắng vây vàng là loại cá phổ biến được người dân Việt Nam vô cùng chú trọng, không …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá xác sọc thương phẩm trên bè và trong ao đất

Cá xác (cá xác sọc) là một loài cá tương đối nhỏ, chủ yếu sống ở khu vực sông Mekong …
Xem Chi Tiết
Phương pháp phòng trị bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản

Những phương pháp phòng và trị bệnh ở thủy sản bạn nên nắm rõ

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của Nam Định phát triển mạnh mẽ cả bề rộng …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Phương pháp nuôi vịt cao sản đạt hiệu quả cao bạn nên biết

Phương pháp nuôi vịt cao sản đạt hiệu quả cao bạn nên biết

Nuôi vịt không cần quá nhiều vốn, quy mô chăn nuôi gia cầm có thể thay đổi linh hoạt. Tuy …
Xem Chi Tiết
Bật mí ứng dụng tinh dầu oregano trong chăn nuôi gia cầm, gia súc hiệu quả

Bật mí ứng dụng tinh dầu oregano trong chăn nuôi gia cầm, gia súc hiệu quả

Các sản phẩm tinh dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên luôn được mọi người thích sử dụng cho chăn …
Xem Chi Tiết
Cách nhận biết gia cầm bị thiếu vitamin và biện pháp khắc phục

Cách nhận biết gia cầm bị thiếu vitamin, khoáng chất và biện pháp khắc phục

Khi gà thiếu vitamin và khoáng chất không dẫn đến hậu quả ngay lập tức hay gây chết đột ngột, …
Xem Chi Tiết
Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Bổ sung Vitamin A, E vào khẩu phần ăn cho gia cầm trong môi trường nắng nóng mùa hè có …
Xem Chi Tiết
Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ và muối của chúng được sử dụng như là chất phụ gia trong thức ăn dùng cho …
Xem Chi Tiết
Những vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Vitamin là 1 hợp chất hữu cơ mà gia cầm chỉ cần 1 lượng rất ít để cơ thể hoạt …
Xem Chi Tiết