Phương pháp chăm sóc bò cái mới sinh một cách hiệu quả

Phương pháp chăm sóc bò cái mới sinh một cách hiệu quả
6 phút, 5 giây để đọc.

Để chăm sóc cũng như nuôi bò cái sinh sản, đặc biệt khi bò cái mới sinh đòi hỏi người chăn nuôi phải nắm vững một số kiến thức chăn nuôi bò cơ bản. Qua bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con một số kiến thức cần thiết khi chăm sóc bò cái mới sinh một cách hiệu quả nhất.

Những điều cần biết trước khi bò đẻ

Bò cái mang thai bao lâu?

Từ ngày phối giống, bò cái mang thai 280-285 ngày (chín tháng).

Trước khi đẻ bò cái có hiện tượng gì rõ nét?

Trước khi đẻ 4-2 ngày thì bò ăn uống bất thường; chân cào đất; không thích nằm mà cứ đi; đứng không yên. Thỉnh thoảng bò rặn đái, cong đuôi lên, đầu ngoái nhìn ra phiá sau. Bộ phận sinh dục sưng lên, có nước nhờn chảy ra, bầu vú căng lên nở to.

Hai ngày trước khi đẻ thì mông sụt xuống và khi sắp đẻ thì nước ối chảy ra; giúp bê con ra dễ dàng. Bò đẻ lứa đầu chuyển bụng kéo dài 10-15 giờ; các lứa sau 3-6 giờ.

Bò đẻ bình thường thì hai chân và đầu ra trước; ra tự nhiên, không cần nắm hai chân “phụ” lôi ra như một số người “đỡ đẻ” là “mụ” bò. Chỉ khi nào bê (bò con) to, lúc ấy mới nắm lấy hai chân bò lôi thật nhẹ, từ từ, giúp bẹ ra dễ dàng; kéo theo nhịp rặn của bò mẹ. Nếu thai ra ngược chiều thì nhè nhẹ dùng tay xoay cho đầu và hai chân trước ra trước; không có gì khó khăn cả, chỉ là việc làm bình tỉnh, khéo tay nhẹ nhàng.

Xoay cho thuận chiều xong, cứ để bò cái rặn đẻ; không nên kéo bê ra; ngược với tự nhiên có khi tổn thương cả bê lẫn bò mẹ. Người đỡ cho bò đẻ thật ra là đứng chờ để giúp bò mẹ khi cần, không phải như một số “mụ” để ăn tiền công cho đáng; cứ lăng xăng làm đủ thứ việc; cố tỏ ra không có mình thì bò cái không thể … mẹ tròn con vuông.

Nhau bò sau khi đẻ tự nó ra hết hay phải giúp cho nó ra?

Nhau bò sau khi nó đẻ thì khoảng 30-60 phút đã ra hết; trễ lắm là 2-3 giờ sau cũng tự động ra.

Ở miền Bắc thường cột một vật nặng độ nữa ký vào nhau để nó lôi nhau ra từ từ; thì không cần giúp gì cả.

Tham khảo thêm phương pháp chăn nuôi gia súc hiệu quả

Cách chăm sóc bò mới sinh

Cách chăm sóc bò mới sinh

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và khô ráo

Một công việc cực kỳ quan trọng là bà con phải thường xuyên vệ sinh khu vực bên trong chuồng trại và khuôn viên bên ngoài chuồng trại, đảm bảo các dụng cụ ăn uống luôn sạch sẽ.

Thường sức đề kháng của bò mẹ sau khi sinh con vẫn còn yếu do đó chuồng trại ẩm ướt; dơ bẩn dễ làm cho bò mẹ cảm lạnh và mắc nhiều chứng bệnh. Người chăn nuôi phải biết hạn chế tối đa những điều bất lợi này. Luôn giữ cho chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ, đảm bảo đủ yếu tố ấm mùa đông, mát mùa hè. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi nên chú ý dọn dẹp phân trong chuồng thường xuyên, nước tiểu cần được thoát tiêu tốt ngay sau khi được thải ra, che chắn chuồng trại tránh gió lùa mưa dột… để giúp bò mẹ có môi trường sống tốt nhất.

Phòng bệnh cho bò mới sinh

Bò là gia súc có sức đề kháng tốt nên ít bị dịch bệnh hơn các loại gia súc khác. Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây; tình hình dịch bệnh thường xuyên diễn biến phức tạp và đặc biệt khi bò mới sinh sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh; gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Ngoài những chính sách hỗ trợ của trạm thú y thì người chăn nuôi cũng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh tránh lây lan trên diện rộng. Để tăng sức khỏe cho bò, hạn chế rủi ro trong chăn nuôi bò; cần phải tiêm phòng vắc xin các bệnh dịch truyền nhiễm như: tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, lao, truyền nhiễm, bệnh sản khoa như viêm vú, viêm tử cung, sót nhau……. theo quy định của ngành thú y cho đàn bò.

Bà con cần thường xuyên theo dõi bò; chăm sóc bò để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bò bị bệnh đầu tiên để có những biện pháp trị bệnh kịp thời. Khi nhìn bề ngoài bò phải đảm bảo mũi ướt, tai, mắt phải linh hoạt và da phải bóng và bò ăn nhiều. Đặc biệt khi thấy bò giảm ăn hoặc giảm nhai lại có nghĩa bò đang bệnh.

Chế độ ăn uống cho bò mới sinh

Sau khi bò cái đẻ xong, bà con phải đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống của “sản phụ”. Bò cái hậu sản cần cho ăn uống ngay cách chất bổ mà “sản phụ” khoái khẩu để bò mau lấy lại sức.

+ Thời gian đầu khoảng 15 – 20 ngày đầu sau khi bò sinh cần cho bò ăn cháo ( 1 – 1,5 kg thức ăn tinh/con/ngày ) và khoảng 25 – 30 gr muối ăn, 30 – 40 gr bột xương và phải có đủ cỏ non xanh ăn tại chuồng, đặc biệt nên cho bò ăn các loại cỏ như cỏ voi xanh Đài Loan, cỏ sả, là những loại cỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao.

+ Vào những ngày tiếp theo, trong suốt khoảng thời gian nuôi con; một ngày cần phải cung cấp cho bò mẹ ăn khoảng 30kg cỏ tươi, 2 – 3kg rơm ủ, 1 – 2kg cám hoặc có thể dùng thức ăn hỗn hợp để bò mẹ hồi phục sức khỏe; nhanh động dục lần tiếp theo để phối giống. Bò cái cần nhốt riêng trong nhà suốt 7-10 ngày; không nên thả sớm cho nhập bầy với đàn bò đang có.

Bò uống nước cám pha sữa sau khi sinh đẻ để nhanh chóng lấy lại sức nhưng nên mua nguyên thùng sữa đừng mua thứ bán rời từng ký một; như thế mới tránh được tình trạng pha thêm bột đậu nành sống vào, hoặc rang chưa chín kỹ, rất có hạ

Sau khi đẻ xong phải rửa sạch các bộ phận sau của bò mẹ bằng nước muối hoặc nước thuốc tím đã chuẩn bị. Nếu sau khi sinh 12 giờ mà nhau không ra thì phải được can thiệp.

Tóm lại

Bò đẻ thường mệt nên bà con chú ý theo dõi chăm sóc bò chu đáo trong thời gian này và dọn dẹp; tiêu độc chỗ bò đẻ. Đặc biệt nên cho bò ăn cỏ non hoặc rơm khô có nhiều dinh dưỡng.

=> Nếu muốn tham khảo thêm nhiều tin tức hay và bổ ích hãy truy cập vào: https://jia.vn/

Nguồn: cochannuoi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết
hoa cúc

Trồng hoa cúc vào mùa Tết: Thu lãi cả trăm triệu đồng có thật không?

Vào đầu tháng 12, hàng trăm nghìn bông hoa cúc pha lê và hoa cúc ở Làng hoa cúc Quảng …
Xem Chi Tiết
cam quýt bị vàng lá

Phương pháp phục hồi nhanh chóng vườn cam, quýt khi bị vàng lá

Bệnh vàng lá thối rễ đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây có múi ở Đồng Tháp. Nhiều …
Xem Chi Tiết
Bệnh mốc sương là gì? Biện pháp phòng bệnh mốc sương trên khoai tây

Bệnh mốc sương là gì? Biện pháp phòng bệnh mốc sương trên khoai tây

Khoai tây là loại rau ăn củ có giá trị kinh tế cao nhưng thường gặp nhiều loại bệnh, trong …
Xem Chi Tiết
Căn bệnh thán thư ở dưa hấu và cách phòng bệnh

Căn bệnh thán thư ở dưa hấu và cách phòng bệnh

Việc đầu tư thâm canh không đúng mức sẽ gây ra sự phát triển của nhiều loại sâu bệnh; trong …
Xem Chi Tiết
mồng tơi

Bất ngờ với cách trồng mồng tơi cho lá tươi tốt, đem lại hiệu quả cao

Trồng rau mồng tơi để ăn sẽ giúp những cho người thiếu máu, huyết áp thấp, suy nhược và đặc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương tôm giúp đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất

Để có giống tôm đảm bảo chất lượng, ngoài tôm bố mẹ chất lượng tốt còn yêu cầu hiểu được …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cua xanh giúp đạt chất lượng cao nhất

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước …
Xem Chi Tiết
sán lá đơn ở cá

Tìm hiểu về cách phòng chống bệnh sán lá đơn ở cá

Sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus và Gyrodactylus 18 móc là những loài ký sinh phổ biến ở cá …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương nuôi cá chình bằng hệ thống RAS

Hệ thống RAS cho phép tăng mật độ ương nuôi cá, tiết kiệm nước, giảm chi phí vệ sinh, đặc …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết