Phương pháp chăn nuôi tái/tăng đàn lợn an toàn sinh học

nuôi heo
4 phút, 5 giây để đọc.

Thực tế, Bộ NN & PTNT đã cho phép các công ty nhập lợn thương phẩm về làm giống, các trang trại; người chăn nuôi sẽ đẩy mạnh chuyển đổi hình thức chăn thả. Tuy nhiên, để tái lây lan và ngăn chặn thành công dịch tả lợn Châu Phi; người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt.

Ngày 18/3/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công văn số 1965/BNN-TY; về việc tổ chức hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn bảo đảm an toàn sinh học.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành; và chính quyền các cấp tập trung tổ chức phòng, chống dịch bệnh; đồng thời đẩy mạnh việc tái đàn, tăng đàn lợn bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Cụ thể, thành lập các tổ công tác bao gồm; các cán bộ kỹ thuật trực tiếp đến các địa phương để tổ chức rà soát; công bố hết bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) theo quy định; hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người chăn nuôi đẩy mạnh việc tái đàn lợn, tăng đàn lợn; theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất lợn giống tại địa phương; tăng cường việc nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng và an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi; để thực hiện việc tái đàn, tăng đàn lợn.

Tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp độ; nhất là thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở về các kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, tái đàn lợn, tăng đàn lợn; tránh tình trạng găm lợn, đẩy giá tăng cao quá mức; bảo đảm hài hòa lợi ích của người chăn nuôi, người phân phối, cung ứng dịch vụ và người tiêu dùng.

Quy định chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi an toàn sinh học

– Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sử dụng vôi bột hoặc thuốc khử trùng, tiêu độc chuồng trại trước khi đưa lợn vào nuôi;

– Trang bị lưới bao xung quanh chuồng nuôi nhằm ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian khác truyền bệnh (chuột, chim, ruồi, muỗi…);

– Lối ra vào chuồng nuôi phải bố trí hố sát trùng. Phải bổ sung hoặc định kỳ thay chất sát trùng tại các hố. Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tuần;

– Thay bảo hộ lao động, ủng cho người ra, vào khu vực chăn nuôi;

– Có ô chuồng nuôi cách ly để nuôi lợn mới nhập.

an toàn sinh học

Tiêu chuẩn về con giống

– Lợn đưa vào nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh. Đối với lợn nhập từ ngoài tỉnh phải có Giấy kiểm dịch và đã được tiêm phòng đầy đủ;

– Nuôi  cách ly ít nhất 2 tuần trước khi nhập đàn.

Thức ăn và nước uống

– Thức ăn sạch, không nấm mốc. Thức ăn theo đúng từng lứa tuổi lợn

– Kiểm tra nguồn nước để đảm bảo là nước sạch (đặc biệt ở vùng hạn mặn). Thường xuyên kiểm tra hệ thống vòi uống nước.

– Bổ sung thêm các vi-ta-min, chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho lợn.

Cách thức chăm nuôi an toàn sinh học

Cách thức chăm nuôi an toàn sinh học

– Áp dụng phương thức quản lý “cùng vào – cùng ra” theo thứ tự ưu tiên: dãy chuồng, ô chuồng.

– Có quy trình chăn nuôi phù hợp với từng loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lợn

– Tiêm phòng đầy đủ các loại vac xin;

– Có thể áp dụng phương thức nuôi khô, sử dụng chế phẩm sinh học trong chất độn chuồng, đệm lót cho lợn;

chăm nuôi an toàn sinh học

– Vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày; không để cám lưu trong máng ăn.

– Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên.

– Phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào chuồng nuôi phải được khử trùng, tiêu độc. Đặc biệt, không để phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn đến khu vực nuôi lợn. Phương tiện vận chuyển phải dừng ở bên ngoài để vệ sinh, sát trùng, tiêu độc và sử dụng xe nội bộ của trại, chuồng để vận chuyển.

– Thực hiện ghi chép và lưu giữ nhật ký chăn nuôi.

Hy vọng những kiến thức chăn nuôi này bổ ích cho bà con. Mời mọi người theo dõi thêm tại JIA.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương tôm giúp đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất

Để có giống tôm đảm bảo chất lượng, ngoài tôm bố mẹ chất lượng tốt còn yêu cầu hiểu được …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cua xanh giúp đạt chất lượng cao nhất

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết