Phương pháp nuôi cá chim trắng vây vàng hiệu quả nhất

6 phút, 4 giây để đọc.

Cá chim trắng vây vàng là loại cá phổ biến được người dân Việt Nam vô cùng chú trọng, không chỉ dễ nuôi mà còn cực kỳ dễ thu nguồn lợi nhuận kếch xù cho những người theo đuổi mô hình nuôi loại cá này.

Đặc điểm sinh học

Cá chim vây vàng có tên tiếng Anh là Snubnose pompano, có nơi gọi là cá chim vây vàng, cá sòng mũi hếch.

Chúng có thể sống ở mức độ mặn từ 2‰ đến 45‰. Ở dưới mức độ mặn 20‰, cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện độ mặn cao, tốc độ sinh trưởng của cá chậm hơn (Allen và ctv, 1970). Cá chim thường bắt gặp ở vùng nước có độ mặn ở giai đoạn trưởng thành trong khoảng 30 đến 37‰. Nhưng ở giai đoạn nhỏ, chúng xuất hiện ở những vùng có khoảng dao động độ mặn rộng hơn, từ 9 đến 5‰ (Gilbert và ctv, 1986).

Chọn địa điểm nuôi

Cần chọn nơi có địa hình thuận tiện, biên độ dao động của thủy triều từ 2 – 3 m. Đáy ao là đất sét, sét pha cát. Có nguồn nước và chất lượng nước cung cấp cho ao tốt quanh năm.Yêu cầu có các chỉ số về môi trường của ao nuôi cá phù hợp như sau: Nhiệt độ 26-32 (oC), Độ mặn 10 – 20‰, Oxy hoà tan 5-7 mg/l, NH3 < 0,9 mg/l, pH nước 7,5 – 8,5. Đó là các tiêu chuẩn giúp cho việc nuôi cá Chim trắng vây vàng hiệu quả. 

Lựa chọn mùa vụ

Thời gian nuôi phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiêu thụ cá thương phẩm. Việc nuôi thương phẩm cá Chim trắng vây vàng trong ao đầm nước lợ chỉ nên kéo dài từ 8-10 tháng vì sẽ rất thuận lợi cho công tác quản lý và chăm sóc.Mùa vụ thả giống tốt nhất từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch.

Mô hình nuôi cá trong ao

Đối với ao mới

Nên thiết kế ao nuôi có dạng hình chữ nhật, diện tích phù hợp 2.000 – 5.000 m2. Độ sâu của ao từ 1,2 – 1,5 m. Ao có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt. Đáy ao bằng phẳng hơi nghiêng về phía cống thoát để tiện cho quá trình vận hành. Ao sau khi mới xây xong cần lấy nước ngọt vào, cày đảo cho sục bùn lên, sau đó để bùn lắng xuống rồi tháo hết nước ra, thực hiện như vậy khoảng 2 – 3 lần. Sau đó, bón vôi cải tạo với lượng 10 – 20 kg/100 m2 ao.

Đối với ao cũ

Trước vụ nuôi tiến hành tháo cạn nước ao, nạo vét bớt lớp bùn đen ở đáy ao; phơi đáy ao từ 3 – 5 ngày (tùy vào điều kiện thời tiết); tu sửa lại bờ cống ao chống rò rỉ trong quá trình nuôi. Bón vôi bột với lượng 1.000 kg/ha, những ao chua phèn có thể bón với lượng 3.000 kg/ha sau đó phơi đáy ao từ 1 – 2 tuần tùy vào hiện tượng của ao.

Nước lấy vào ao nuôi được lọc kỹ qua lưới lọc có cỡ mắt lưới 40 mắt/cm2 để ngăn sinh vật tạp vào ao, sau khi mực nước trong ao đạt 1 – 1,2 m thì tiến hành gây màu nước bằng phân hữu cơ ủ kỹ, liều dùng 10 – 20 kg/100 m2. Sau 5 – 7 ngày màu nước trong ao có màu xanh vỏ đậu thì tiến hành thả giống. Trước khi thả giống; cần kiểm tra các yếu tố môi trường phù hợp: Nhiệt độ 26 – 320C; Độ mặn 10 – 20‰; Hàm lượng ôxy hòa tan 5 – 7 mg/l; NH3 < 0,9 mg/l; pH nước 7,5 – 8,5.

Cách chọn và thả giống

Chọn những con giống khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn theo đàn trong nước, không dị hình, dị tật, không có dấu hiệu bệnh lý. Chọn cá giống có cỡ đồng đều 8 – 10 cm, trọng lượng khoảng 10 – 20 g/con.

Tùy vào điều kiện của từng ao nuôi, khả năng đầu tư của người nuôi để thả với mật độ thích hợp; thông thường khoảng 1 – 2 con/m2 ao.

Cá trước khi thả cần phải thuần hóa độ mặn để mức chênh lệch nước trong bao và ao nuôi không quá 5‰; Thả vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối; Khi thả cần chọn địa điểm ở đầu gió; trước khi thả đưa túi cá giống xuống ao trong vòng 5 – 10 phút; cho cá thích ứng dần với môi trường nước; Sau đó mở túi thả cá giống ra từ từ.

Ngoài những thông tin về phương pháp nuôi cá chim trắng , còn có rất nhiều các bài viết liên quan đến phương pháp chăm sóc thuỷ sản cho các bạn tham khảo.

Chăm sóc và quản lý

Thức ăn cho cá chim trắng vây vàng chủ yếu được sử dụng là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi; có hàm lượng đạm 45% và lipid 15%. Cá ở các giai đoạn sẽ được cho ăn thức ăn với cỡ viên thích hợp (cỡ viên thức ăn dao động khoảng 2 – 5 mm).

Cho ăn ngày 2 lần vào buổi sáng 7 – 8h và buổi chiều mát 17 – 18h; Lượng thức ăn dao động 2 – 4% trọng lượng thân; tùy từng giai đoạn. Cùng đó, người nuôi cần kết hợp với việc quan sát khả năng bắt mồi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Những ngày trời lạnh (nhiệt độ nước dưới 170C) hoặc trời nóng (nhiệt độ nước trên 360C) không cho cá ăn. Thức ăn cần được bảo quản nơi khô ráo và không bị ẩm mốc, đang còn hạn sử dụng.

Hàng ngày theo dõi chất lượng nước thủy triều và chất lượng nước trong ao để tiến hành thay nước. Duy trì mực nước trong ao luôn  ở mức >1,2 m. Thay nước ít nhất 2 lần/tuần, mỗi lần thay khoảng 20 – 50% khối lượng nước ao; tùy theo chất lượng nước. Lưu ý, trong khi thay nước ao nuôi cần phải kiểm tra nguồn nước có đảm bảo được mức độ sạch và nồng độ muối; tránh làm cho cá bị sốc; nồng độ muối dao động trong khoảng từ 20 – 28‰ là thích hợp nhất.

Định kỳ 2 lần/tháng sử dụng các loại chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường ao nuôi.

Thu hoạch cá chim trắng

Cá chim trắng vây vàng sau khi nuôi khoảng 10 – 12 tháng có thể thu hoạch, cỡ thương phẩm từ 650 – 700 g/con. Trước khi thu hoạch 1 ngày không cho cá ăn. Có thể dùng lưới kéo được trên 95% tổng số cá trong ao. Sau đó tháo cạn ao và thu nốt số còn lại.

Hi vọng rằng bài viết tại JIA đã giúp cho các bạn có thêm nhiều thông tin hay và bổ ích.

Nguồn: thuysanvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

đậu tương

Học hỏi cách ủ phân đậu tương để bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng …
Xem Chi Tiết
khoai lang

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất …
Xem Chi Tiết
mít

Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy …
Xem Chi Tiết
dưa hấu

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại dưa hấu

Bọ trĩ là một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường xâm hại lúa, …
Xem Chi Tiết
cà chua

Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây cà chua tạo nên năng suất cao?

Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy …
Xem Chi Tiết
chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi

Những quy trình phòng trị bệnh cá rô phi nuôi lồng, bè tại hồ Sơn La

Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết