Phương pháp nuôi cá xác sọc thương phẩm trên bè và trong ao đất

6 phút, 49 giây để đọc.

Cá xác (cá xác sọc) là một loài cá tương đối nhỏ, chủ yếu sống ở khu vực sông Mekong và được đánh bắt từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Hiện nay, có hai hình thức nuôi thương phẩm là nuôi trên bè và nuôi trong ao đất.

Đặc điểm phân bố

Sống và dinh dưỡng ở tầng đáy đến tầng mặt của thủy vực nước ngọt. Đây là loài di cư trong sông. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, loài này vượt thác Khône ở biên giới Lào – Campuchia. Là loài phân bố rộng, số lượng quần thể lớn thu được bằng ghe cào.

Vùng phân bố: Thái Lan, Lào, Campochua, Việt nam (ĐBSCL).

Tập tính sinh sống

Cá xác sọc có quanh năm nhưng xuất hiện nhiều nhất vẫn là vào tháng 9 cho đến tháng 3 âm lịch năm sau. Cá xác sọc rất háu ăn; đôi khi đói quá chúng bạo gan kéo sát bờ ăn tấm cám, tro gạo người ta đổ dưới sông. Mồi bén cá xác sọc gồm trùn đỏ, dế trũi ủ, cá linh ủ… móc vào lưỡi câu thảy xa bờ chừng chục mét; cá xác sọc đánh hơi mồi béo bơi tới liền. Cá háu ăn nhưng ăn câu từ từ; nó rỉa mồi từng miếng một cách nhẹ nhàng chứ không ghì mồi thô bạo như cá lăng, cá vồ; Kéo cá lên phải bắt cho lẹ không thì cá nhảy soi sói vướng ngạnh đâm trúng tay là nhức.

Cá xác sọc thích ăn mồi là con gián; Vào mùa nước lên tháng tám, tháng chín một số người dân quê miền Tây thường câu hai loại cá này bằng mồi con gián; Người ta chọn những bến sông nào êm, ngồi nơi mũi xuồng; tay trái cầm cái miểng vùa có đục lổ nhỏ múc đầy nước cho nó chảy xuống mặt nước; tay mặt cầm cần câu móc mồi con gián thả ngầm trong nước; Cá nghe tiếng nước chảy từ nơi gần đó; rồi xúm nhau lội lại chỗ có nước xao động kiếm ăn ; và gặp lưỡi câu có mồi gián là chúng thích và đều dính câu; vì chúng vừa dạn ăn và vừa thích loại mồi gián.

Mô hình nuôi cá

Nuôi trên bè

nuôi cá xác thường là các bè nuôi cá điêu hồng, basa chuyển qua, có kích thước rộng 4 m, dài 6 m và cao 3 m. Bè được làm kiên cố bằng khung gỗ hoặc sắt, xung quanh và dưới đáy có đóng lưới mịn để không cho cá ra ngoài, phía trên bè có thể làm nhà bằng tôn để chứa thức ăn.

Chọn vị trí đặt bè: Chọn nơi thông thoáng, ít thuyền qua lại, có nguồn nước sạch không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, nước thải sinh hoạt. Địa điểm đặt bè nuôi cá là khu vực sông có độ sâu ít nhất 3 – 4 m nước (tính ở thời điểm mực nước xuống thấp nhất), đáy bè cách đáy sông, hồ ít nhất 0,5 m. Có lưu tốc dòng chảy 0,2 – 0,3 m/giây, không nên nuôi ở nơi nước đứng sẽ làm cá thiếu ôxy hoặc nơi nước chảy xiết sẽ làm cá mất nhiều năng lượng. Môi trường nước phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 6,5 – 8,5; ôxy hòa tan >5 mg/l; NH3 < 0,01 mg/l; H2S <0,01 mg/l, nhiệt độ nước từ 20 – 33oC.

Nuôi trong ao

Ao nuôi thường được thiết kế hình chữ nhật, diện tích từ 1.000 – 5.000 m2 tùy vào quy mô của trại, chiều sâu ao khoảng 1,2 – 1,5 m. Ao nên được chọn gần sông lớn, tốt nhất là có thể cho nước ra vào theo thủy triều để tiết kiệm tiền bơm nước.

Cải tạo ao: Ao được dọn dẹp sạch sẽ, lấp hết các hang ếch, cua…, bón 10 kg vôi cho 100 m2 ao, cấp nước vào ao qua lưới lọc mịn, mực nước đạt 1,2 m thì bắt đầu gây màu nước.

Gây màu nước: Dùng thức ăn có thành phần 40% độ đạm loại bột (có thể dung thức ăn Panamo P40/bột) tạt trực tiếp xuống ao; với liều lượng khoảng 10 kg cho 3.000 – 5.000 m2 ao. Sau 3 ngày kiểm tra thấy nước có màu xanh của tảo; kiểm tra các yếu tố môi trường; pH = 6.6 – 8.5; ôxy hòa tan trên 4 mg/l; thì có thể bắt đầu thả giống.

Cách chọn và thả giống

Hiện tại cá xác chưa sinh sản nhân tạo được nên nguồn giống chủ yếu là đánh bắt ngoài tự nhiên, chọn nơi cung ứng con giống uy tín, chất lượng. Chọn cá giống khẻo mạnh, màu sắc tươi sáng, không dị hình, hoạt động mạnh. Vận chuyển giống lúc trời mát, chở cá bằng ghe đục hoặc ghe bạt có sục khí liên tục trong quá trình vận chuyển.

Đối với nuôi bè cỡ giống thường chọn là 200 con/kg, thả mật độ 80 – 100 con/m3. Đối với nuôi ao có thể thả cỡ giống nhỏ hơn để giảm tiền mua giống, có thể thả cỡ 400 – 500 con/kg, mật độ 40 – 60 con/m2.

Phương pháp chăm sóc

Cách thức cho ăn

Do cá giống mới đánh bắt ngoài tự nhiên về nên chưa thể ăn thức ăn công nghiệp được ngay mà chúng ta phải tập cho cá ăn dần dần; theo đó, trộn cá biển xay nhỏ với thức ăn công nghiệp, hai tháng đầu cho ăn thức ăn 40 đạm loại 0,8 mm với cá biển, tỷ lệ thức ăn công nghiệp 10% và cá biển 90%, sau đó tăng dần lượng thức ăn công nghiệp và giảm dần lượng cá biển.

Sau khoảng 2 tháng cá đã có thể ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Lúc này cho ăn thức ăn 35 đạm khoảng từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6; các tháng còn lại cho ăn thức ăn 30 đạm cho đến khi thu hoạch. Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 3 – 5% trọng lượng thân, tùy thuộc và thời tiết và tình trạng sức khỏe của cá. Cho cá ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Mỗi tuần có thể trộn thêm Vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn khoảng 3 ngày liên tục.

Với cách nuôi bè

Định kỳ 2 lần/tuần cọ rửa xung quanh bè; để loại bẩn, rong rêu bám vào lưới; làm cho nước trong bè được thông thoáng.

Với cách nuôi trong ao

Cho nước ra vào ao theo thủy triều, chú ý nước vào phải qua lưới lọc mịn để hạn chế cá tạp vào ao. Định kỳ khoảng 7 ngày tiến hành diệt khuẩn 1 lần.

Ngoài những thông tin về phương thức nuôi cá xác , còn có rất nhiều các bài viết liên quan đến phương pháp chăm sóc thuỷ sản cho các bạn tham khảo.

Thu hoạch cá xác

Sau thời gian nuôi khảng 8 tháng; cá đạt kích thước trung bình khoảng 20 con/kg là có thể thu hoạch. Tuy nhiên cá xác cỡ càng lớn giá càng cao; nên người nuôi có thể tuy và tình hình giá thực tế mà có thể bán hoặc nuôi về cỡ lớn hơn; hiện tại cá cỡ 18 con/kg giá bán tại bè khoảng 80.000 đồng/kg.

Đối với quy trình nuôi bè, tỷ lệ sống có thể đạt khoảng 60%, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) khoảng 3 – 3,5 kg thức ăn cho 1 kg cá.

Đối với quy trình nuôi ao, tỷ lệ sống có thể đạt 50%, hệ số chuyển đổi thức ăn khoảng 3,5 – 4 kg thức ăn cho 1 kg cá.Hi vọng rằng bài viết này tại JIA đã giúp cho các bạn có thêm nhiều thông tin hay và bổ ích.

Nguồn: thuysanvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

đậu tương

Học hỏi cách ủ phân đậu tương để bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng …
Xem Chi Tiết
khoai lang

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất …
Xem Chi Tiết
mít

Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy …
Xem Chi Tiết
dưa hấu

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại dưa hấu

Bọ trĩ là một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường xâm hại lúa, …
Xem Chi Tiết
cà chua

Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây cà chua tạo nên năng suất cao?

Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy …
Xem Chi Tiết
chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi

Những quy trình phòng trị bệnh cá rô phi nuôi lồng, bè tại hồ Sơn La

Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết