Phương pháp nuôi cua xanh giúp đạt chất lượng cao nhất

5 phút, 56 giây để đọc.

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, là nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống và là nguồn thu nhập quan trọng của cộng đồng cư dân ven biển.

Phân bố của cua xanh

Phân bố của cua xanh trên thế giới

Cua xanh là loài cua nước lợ, có phạm vi phân bố rộng, từ ấn Độ Dương qua Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek – 1955, Holthuis và Rosa – 1965, Motoh – 1981, 1985).

Nhìn chung, cua xanh phân bố quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Phân bố ở Việt Nam

Loài cua này nguyên được phát hiện tại lưu vực cửa sông Mê Kông, nhưng hiện nay được nuôi trong các trang trại nuôi trồng thủy hải sản tại miền nam Việt Nam.

Vòng đời của cua xanh

Trứng phôi được cua mẹ ôm và ấp cho đến lúc nở thành ấu trùng zoea. Gặp điều kiện thuận lợi cua ấp trứng tốt, phôi phát triển đồng đều thì ấu trùng nở ra đồng loạt, thường từ 3 – 6 giờ thì cua nở xong.Ấu trùng Zoea nở ra là bơi được ngay và hương quang mạnh. Sau 16 – 18 ngày, ấu trùng Zoea trải qua 5 lần lột xác để thành ấu trùng Megalops.

Ấu trùng Megalops có đôi mắt kép to, có 5 đôi chân ngực, đôi thứ nhất to phát triển thành càng, 4 đôi chân sau biến thành các đôi chân bò. Sau 8 – 10 ngày Megalops lột xác biến thành cua bột.Cua bột vừa lột xác từ Megalops có vỏ mềm, nằm ở đáy. Sau 1 – 2 giờ, vỏ cứng và cua bắt đầu bò và bơi lội trong nước

Tập tính sống

Đào hang

Cua xanh thường trú ẩn, vùi mình ở đáy hoặc trong các hang hốc, mô đất. Cua đào hang rất giỏi, có hang dài đến 1m hoặc hơn nữa.

Hang cua có hình dạng, kích thước khác nhau tùy thuộc vào kích thước cơ thể và điều kiện địa hình.Hang thường được đào ở mép nước bờ đầm, ao, nơi có mặt đáy thoai thoải. Hang được đào chếch với đáy ao, bảo đảm hang luôn ẩm ướt.

Tính vượt vật cản

Cua có thể bò lên cạn, vượt qua bờ thậm chí bò qua các rào chắn để đến nơi cư trú mới phù hợp cho từng giai đoạn sống.

Vào thời kỳ thành thục sinh dục, cua cái tìm cách thoát ra khỏi ao, đầm nuôi, đi rất xa ra vùng biển thích hợp để giao vĩ, đẻ trứng.

Tính hung dữ và tự vệ

Tính hung dữ của cua có từ giai đoạn ấu trùng Megalops đến cua trưởng thành.Khi thiếu thức ăn, cua lớn, khỏe thường tấn công cua nhỏ, yếu, cắn gãy càng, vỡ mai rồi ăn thịt.Trong thời kỳ giao vĩ, cua đực thường đánh nhau để giành cua cái.

Cua có khả năng tự vệ tốt do có cơ thể lớn, vỏ cứng, càng sắc, to, khỏe, mắt quan sát nhanh và bơi lội giỏi. Cua tự vệ bằng cách dọa, tấn công kẻ thù hoặc bỏ trốn.Trong trường hợp nguy cấp, cua có thể bỏ đi các phụ bộ (thí ngoe, càng) để thoát thân. Bộ phận bị mất được tái tạo lại trong thời gian ngắn, khi cua lột xác.

Chuẩn bị ao nuôi

Diện tích ao từ 2.000-10.000m2, độ mặn thích hợp từ 10-25‰. Chuẩn bị ao: Làm đăng chắn quanh bờ bằng lưới mùng loại thưa, đăng tre… nghiêng về phía trong ao một góc 600, đăng cao từ 0,8-1m và được chôn sâu 20-30cm. Phía trong ao, cách bờ 2 – 3m, đào kênh rộng 3 – 4m bao quanh ao. Ở giữa ao đắp một cồn nổi cao hơn mặt nước ao 0,2-0,3m.

Trong kênh nên bỏ thêm chà cho cua ẩn nấp. Hoặc cắm chà đều khắp ao, nhiều hơn ở khu vực gần bờ. Có 2 cống: cống cấp và cống thoát, cống thoát đặt sát đáy thông với kênh. Cải tạo tương tự phần ương cua.

Chọn và thả giống 

Thả cua cùng cỡ, màu sắc tươi sáng tự nhiên, khỏe mạnh, đầy đủ que càng, tốt nhất nên thả giống đã qua ương, có kích cỡ 2 – 2,5cm, mật độ 1 con/m2. Tốt nhất thả giống nhân tạo đồng cỡ và cùng lúc. Đối với hình thức nuôi tổng hợp (tôm – cua – cá), có thể thả mật độ cua 0,2 con/m2, tôm sú < 10 con/m2, cá < 0,1 con/m2.
Thả giống: Thả ở nhiều điểm khác nhau trong ao, thả cua trên mép bờ để cua tự bò xuống nước. Những con yếu thường nằm tại chỗ hoặc bò chậm, ta thu lại cho vào giai để theo dõi và thả sau.

Ngoài những thông tin về phương pháp nuôi cua xanh, còn có rất nhiều các bài viết liên quan đến phương pháp chăm sóc thuỷ sản cho các bạn tham khảo.

 Quản lý và chăm sóc mô hình nuôi cua

Thức ăn chủ yếu là cá tạp hấp chín. Mỗi ngày cho cua ăn 4 lần vào 8 giờ, 11 giờ, 17 giờ, 22 giờ khoảng 4-6% trọng lượng cua, cho ăn nhiều vào buổi chiều tối.Thức ăn được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau, dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua.Định kỳ bắt cua cân đo, xem sinh trưởng của cua, xem xét tình trạng của cua để có biện pháp xử lý kịp thời hoặc điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ.

Mỗi ngày thay từ 20-30% lượng nước trong ao. Một tuần thay toàn bộ nước trong ao một lần.
Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, rào chắn tránh thất thoát cua.

Thời gian cuối của vụ nuôi, trọng lượng cua tăng; cho ăn thức ăn nhiều nên môi trường rất dễ bị nhiễm bẩn. Thường xuyên thay nước; kiểm tra môi trường để điều chỉnh cho phù hợp cho sự phát triển của cua; Trong trường hợp đáy ao tích tụ nhiều thức ăn thừa, thối rữa; có thể phải tháo cạn; gạn cua và làm vệ sinh đáy ao; Không cho cua ăn thức ăn tươi sống vì dễ đưa mầm bệnh vào ao nuôi.

Thu hoạch 

Cua thương phẩm phải đạt 250g/con trở lên; cua chắc thịt hoặc đã đầy gạch (cua cái); Những con chưa đạt kích thước, trọng lượng; cua ốp hoặc chưa đầy gạch nếu còn khoẻ mạnh thì có thể đem nuôi ở các ao nhỏ; nuôi vỗ tích cực sau một thời gian để đạt tiêu chuẩn rồi thu hoạch.

Hi vọng rằng bài viết tại JIA đã giúp cho các bạn có thêm nhiều thông tin hay và bổ ích.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

đậu tương

Học hỏi cách ủ phân đậu tương để bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng …
Xem Chi Tiết
khoai lang

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất …
Xem Chi Tiết
mít

Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy …
Xem Chi Tiết
dưa hấu

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại dưa hấu

Bọ trĩ là một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường xâm hại lúa, …
Xem Chi Tiết
cà chua

Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây cà chua tạo nên năng suất cao?

Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy …
Xem Chi Tiết
chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi

Những quy trình phòng trị bệnh cá rô phi nuôi lồng, bè tại hồ Sơn La

Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Phương pháp chăm sóc thỏ sinh sản để bà con nông dân tham khảo

Phương pháp chăm sóc thỏ sinh sản để bà con nông dân tham khảo

Trong những năm gần đây, phong trào chăn nuôi thỏ sinh sản phát triển mạnh do nhu cầu tiêu thụ …
Xem Chi Tiết
Cách tăng số heo con trong 1 lứa đẻ - Nâng cao khả năng sinh sản

Cách tăng số heo con trong 1 lứa đẻ – Nâng cao khả năng sinh sản

Lứa đẻ càng nhiều con thì tỷ lệ heo con có trọng lượng thấp trong ổ càng tăng cao. Điều …
Xem Chi Tiết
Cách chăn nuôi heo từ lúc bắt đầu đến khi xuất chuồng

Cách chăn nuôi heo từ lúc bắt đầu đến khi xuất chuồng

Với ưu điểm giúp tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ gia đình …
Xem Chi Tiết
Phương pháp chăm sóc Giống Dê Boer hiệu quả cho nhà nông

Phương pháp chăm sóc Giống Dê Boer hiệu quả cho nhà nông

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, manh mún, chưa được …
Xem Chi Tiết
Chăn nuôi bò sữa - Một số vấn đề cần lưu ý để đàn bò khỏe mạnh

Chăn nuôi bò sữa – Một số vấn đề cần lưu ý để đàn bò khỏe mạnh

Người ta có thể ví con bò sữa như một cỗ máy. Để cho máy chạy khoẻ, hiệu quả cao …
Xem Chi Tiết
Tổng hợp 5 lưu ý cần thiết trong chăn nuôi thỏ để hiệu suất cao

Tổng hợp 5 lưu ý cần thiết trong chăn nuôi thỏ để hiệu suất cao

Chăn nuôi thỏ có nhiều lợi thế do chi phí đầu tư thấp, tận dụng được các phế phụ phẩm …
Xem Chi Tiết