Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

6 phút, 5 giây để đọc.

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, là mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Do bị khai thác quá mức, thiếu các biện pháp bảo vệ nguồn lợi, nên sản lượng cá thát lát khai thác tự nhiên ngày càng giảm,…Vì thế,mô hình nuôi và gây giống cá thát lát luôn được mọi người hưởng ứng nhiệt tình.

Phân bố

Cá thát lát có tên khoa học là Notopterus notopterus , sống ở các vùng cửa sông, kênh, rạch, ao hồ, đồng ruộng. Cá chịu được môi trưownfg nước có hàm lượng oxy và pH thấp. Cá có thể sống được ở các đầm nước lợ ven biển…

Trên thế giới, cá thát lát phân bố ở các nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Malayxia, Indonexia, Ấn Độ… Ở Việt Nam cá thát lát xuất hiện từ Quảng Bình trở vào phía Nam;Tất cả các thủy vực ở ĐBSCL đều có cá thát lát phân bố.

Đặc điểm sinh học

Cá có thân dẹp hai bên, lườn bụng sắc.Vảy nhỏ phủ toàn thân; vảy ở vùng đầu lớn hơn vảy ở thân và bám vào da rất chắc;Đường bên hoàn toàn.Vi lưng nhỏ nằm lệch về phía sau; vi bụng rất nhỏ; vi hậu môn rất dài từ hậu môn nối liền đến đuôi; vi ngực bình thường; vi đuôi là một thùy tròn.

Cá có lưng màu xám đậm, hông và bụng có màu trắng bạc; Miệng không co rút, rạch miệng xiên kéo dài đến đường thẳng đứng kẻ qua giữa mắt.

Sinh sản tự nhiên 

Điều kiện ao: Phải chủ động cấp thoát nước, nền đáy ít bùn và có giá thể (lá cây, rơm, cỏ khô,…).

Thời điểm cho cá sinh sản: Cá có tập tính sinh sản vào đầu mùa mưa và kết thúc sinh sản vào cuối mùa mưa.Khi kiểm tra xác định cá thành thục chọn hai con nước cường trong tháng cho cá sinh sản.Khi cho cá sinh sản, mở cống cho nước ra vô tự do, nước mới sẽ kích thích cá sinh sản.Khi cho cá ngưng sinh sản thì đóng cống lại, sau đó tiếp tục nuôi vỗ bình thường.

 Tập tính sinh sản: Cá đẻ trứng dính vào giá thể được đặt trong các hố nhỏ ở đáy ao; có đường kính khoảng 0,3-0,4m vuông, sâu 0,1m; vị trí tổ các sinh sản nằm gần bờ ao.Sau khi sinh sản xong cá đực giữ tổ.Mỗi ngày vào sáng sớm hay chiều mát, kiểm tra đáy ao, chú ý những nơi gần cống hoặc những nơi có ít bùn.

 Thu trứng: nhặt hết giá thể có trứng bám, cho vào xô hoặc thau có nước sạch, vận chuyển về khu ấp trứng có dòng chảy nhẹ đi qua, kết hợp thay nước với sục khí.

Sinh sản nhân tạo

Chọn giống 

 Cá đực: chủ yếu chọn ngoại hình có mình thon, dài, gai sinh dục màu hồng.

 Cá cái: chọn cá có ngoại hình bụng to nhô ra hai bên hông, khi dùng tay sờ thấy mềm đều, gai sinh dục màu hồng.

Kích dục tố và liều sử dụng: Có thể sử dụng các loại kích dục tố sau:

HCG: 4000-6000 IU/kg cá cái

LH- RHa: 150-200 µg+ 1 viên dom/kg cá cái.Cá đực tiêm 1/2 liều cá cái.Tiêm ở góc vi lưng hoặc góc vi ngực.Tiêm 2 liều, liều sơ bộ cách liều quyết định 12-24 giờ.Cá đực chỉ tiêm 1 liều.Trong điều kiện nhiệt độ 28-300C, thời gian hiệu ứng 24 giờ.

Ngoài những thông tin về phương pháp nuôi và gây giống cho cá thát lát, còn có rất nhiều các bài viết liên quan đến phương pháp chăm sóc thuỷ sản cho các bạn tham khảo.

Thụ tinh cho cá

 Sau khi kiểm tra trứng rụng, tiến hành cho thụ tinh bằng hình thức sau bằng cách:Vuốt trứng từ 5-10 con vào thau nhỏ; mổ bụng cá đực lấy tinh sào (5 con cái/ 1 con đực) cho vào thau chứa trứng.

Đảo trộn 2-5 phút; cho nước cất vào vừa ngập trứn; tiếp tục đảo trộn cắt nghiền nhỏ trong cối, trộn đều với trứng bằng lông gà; sau đó mang đi ấp;Bể ấp có diện tích 2-4m2, vệ sinh sạch trước khi sử dụng.

Ấp trứng cá

 Khử dính: cho trứng vào dung dịch tanin với nồng độ 1-1,5‰; đảo đều 2-3 giây, đổ bỏ dung dịch tanin, cho nước sạch vào rửa 2-3 lần, sau đó mang trứng đi ấp.

 Không khử dính: trứng sau khi thụ tinh cho bám vào khung lưới và cho vào bể ấp.Mật độ ấp nếu dùng phễu, bình weis: 4.000-5.000 trứng/ lít; còn dùng khung lưới: 1.000-1,500/m2.

Trong thời gian ấp trứng ngăn ngừa sự phát triển của nấm, mỗi ngày tắm trứng 1 lần bằng vertmalachite với nồng độ 1-1,5ppm.Trong điều kiện nhiệt độ 27-300C, trứng nở 4-5 ngày sau khi đẻ.Sau khi cá nở 3-4 ngày chuyển cá đi ương.

Cách ương cá 

Cá thát lát có thể ương trong ao đất hoặc bể xi-măng.Trước khi đưa vào ương, phương tiện ương phải được cải tạo hoặc vệ sinh.Do cá có tập tính ẩn nấp vào ban ngày, nên thả bèo, lục bình trên mặt nước hay gạch ngói trong bể ximăng cho cá trú ẩn.Mật độ ương 200 con/m2.

Thức ăn:7 ngày đầu cho ăn động vật phù du (Moina), ngày thứ 8 về sau cho ăn trùn chỉ hoặc thức ăn hỗn hợp gồm cá (30%) + bột cá (70%).

Khẩu phần 100g/ vạn con/ngày và tăng dần theo nhu cầu bắt mồi của cá, thức ăn được nấu chín và đặt trong sàn.Cho các ăn 2 lần/ngày (sáng 1/5, chiều 4/5), ban ngày thức ăn đặt gần nơi cá ẩn nấp.

Chăm sóc và quản lý

 Sau khi cải tạo từ 3-5 ngày cho nước mới vào ao tiến hành thả cá nuôi; Kích thước cá nuôi từ 4-6cm.Mật độ 6-10 con/m2; có thể thả ghép với các loài cá khác cùng cỡ nhưng không cùng tính ăn.

 Thức ăn: có thể cho cá ăn các loại thức ăn tươi sống như cá, tép vụn băm nhỏ; hay cá – tép nhỏ còn sống thả vào ao cho cá ăn dần; Hoặc cho cá ăn thức ăn chế biến gồm 30% bột cá và 70% cám; kết dính cho vào sàn ăn.

Chăm sóc: Hàng ngày theo dõi tình hình bắt mồi của cá để tăng hoặc giảm lượng thức ăn cho hợp lý; định kỳ cấp nước mới cho ao hoặc cho nước ra vô theo thủy triều; Cá nuôi sau 1 năm trọng lượng đạt từ 80-150g/con; Mong rằng bài viết tại JIA đã giúp cho các bạn có thêm nhiều thông tin hay và bổ ích.

Nguồn: 2lua.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

đậu tương

Học hỏi cách ủ phân đậu tương để bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng …
Xem Chi Tiết
khoai lang

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất …
Xem Chi Tiết
mít

Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy …
Xem Chi Tiết
dưa hấu

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại dưa hấu

Bọ trĩ là một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường xâm hại lúa, …
Xem Chi Tiết
cà chua

Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây cà chua tạo nên năng suất cao?

Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy …
Xem Chi Tiết
chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi

Những quy trình phòng trị bệnh cá rô phi nuôi lồng, bè tại hồ Sơn La

Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết