Phương pháp phục hồi nhanh chóng vườn cam, quýt khi bị vàng lá

cam quýt bị vàng lá
7 phút, 17 giây để đọc.

Bệnh vàng lá thối rễ đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây có múi ở Đồng Tháp. Nhiều vườn cây ăn trái đã được phục hồi nhờ sử dụng chế phẩm sinh học (men vi sinh).  Cùng JIA tìm hiểu sau đây nhé. 

Những nguyên nhân gây ra bệnh 

Có sự tương tác chặt chẽ của nhiều yếu tố để tạo điều kiện cho bệnh phát triển, sau đây là vài nguyên nhân thường gặp nhất :

Sự tồn tại sẵn trong đất 1 hoặc cả 3 nòi nấm trên.

Rễ cây luôn hoạt động trong tình trạng yếm khí: Rễ luôn thiếu oxy cần cho sự sinh trưởng phát triển của cây; điều nầy thể hiện rõ nhất khi líp trong vườn thấp; mô trồng cũng thấp hoặc trong mùa mưa bão liên tục; việc thoát nước kém; tất cả tế khổng của đất luôn ở tình trạng bảo hòa nước; nên rễ cây luôn hoạt động trong tình trạng thiếu oxy; các hợp chất hữu cơ độc hại trong rễ được hình thành; đầu chóp rễ và các lông hút bị hư thối. Sự cung cấp dưỡng chất bị trì trệ; cây suy yếu dần.

Vườn được lập trên đất nặng; nhiều sét, dẽ chặt, nhiều phèn…;đã góp phần làm bộ rễ kém phát triển và bị hư hại.

Việc thường xuyên phun thuốc trừ cỏ; mặt đất bị phơi bày dưới ánh nắng mặt trời; sẽ rất dễ đưa đến tình trạng đất bị “đóng váng” trong mùa mưa ;và nhiệt độ đất lên cao trong mùa nắng. Những điều nầy gây bất lợi cho bộ rễ cây; và cũng bất lợi cho sự phát triển của hệ vi sinh vật có ích.

Việc sử dụng thuần túy phân bón hóa học ;và nhất là sử dụng các loại phân bón lá có chứa nhóm auxin; như NAA, NOA, 2,4D….đã góp phần làm bộ rễ nhanh chóng bị lão hóa.

Hàng ngàn ha cam quýt nhiễm bệnh

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp; bệnh vàng lá thối rễ đã xuất hiện trên cây có múi; ở tỉnh này từ năm 2016. Từ năm 2018 đến nay, bệnh gây hại mạnh. Đến tháng 2 năm nay, chỉ riêng trên địa bàn huyện Lai Vung; đã có hơn 4.800 ha cây có múi (quýt hồng, quýt đường, cam dây, cam xoàn …) bị vàng lá thối rễ; chiếm tới hơn 90% diện tích cây có múi của huyện này. Trong đó, có 1.520 ha đã phải đốn bỏ; và hơn 3.723 ha đang nhiễm bệnh từ trung bình đến nặng.

Hàng ngàn ha cam quýt nhiễm bệnh

Phục hồi nhanh bằng men vi sinh BiOSALA kết hợp với phân bón hữu cơ sinh học UP

Do cây có múi có giá trị kinh tế lớn; vốn đầu tư ban đầu khá cao, nên khi vườn cây bị bệnh vàng lá thối rễ, nhiều nông dân trồng cây có múi ở các huyện Lai Vung, Lấp Vò … thuộc tỉnh Đồng Tháp đã và đang phải tìm đủ mọi cách để chữa trị.

Ông Bình bắt tay vào thực hiện phương pháp

Ông Nguyễn Văn Bình, một nông dân ở ấp An Lợi B, xã Định Yên, huyện Lấp Vò cho biết, gia đình ông có 2.600 m2 trồng quýt đường và cam dây từ năm 2016. Khi vườn cây được gần 2 năm tuổi, thì xuất hiện bệnh vàng lá thối rễ. 

“Có bệnh thì vái tứ phương”, trong mấy năm qua, ông Bình đã dùng khá nhiều loại thuốc để trị vàng lá thối rễ. Ông kể “Tôi đã tới hầu hết các đại lý thuốc bảo vệ thực vật trong vùng. Đại lý nào mách thuốc gì là tôi mua thuốc đấy. Thậm chí tôi từng chích cả kháng sinh cho cây”.

Tính ra, mỗi tháng ông Bình đã phải bỏ ra từ 4-4,5 triệu đồng mua thuốc chữa vàng lá thối rễ. Nhưng càng chữa bệnh trong vườn càng nặng, vườn bị vàng lá thối rễ gần như toàn bộ, khiến cho ông Bình đã tính tới khả năng phải chặt bỏ toàn bộ cam, quýt trong vườn.

Trong lúc đang buồn, ông Bình gặp được kỹ sư Trương Quang Vinh (số điện thoại 0906986432) khuyên ông ứng dụng giải pháp phục hồi vườn cây bằng phương pháp sinh học (dùng men vi sinh Biosala do Công ty TNHH Lai Hưng sản xuất, phối hợp với dinh dưỡng từ phân bón hữu cơ sinh học UP5 của Công ty CP Trương Việt).

Sau 3 tháng sử dụng phương pháp

Sau 3 tháng sử dụng men vi sinh Biosala và các loại phân bón hữu cơ sinh học UP5, vườn cam, quýt của gia đình ông Bình đã phục hồi và cho ra đợt trái mới. Dẫn chúng tôi ra thăm vườn cam, quýt xanh tốt, cứ như thể chưa từng bị bệnh vàng lá thối rễ một cách nặng nề, ông Bình chia sẻ: “Sau khi dùng men vi sinh Biosala và phân bón hữu cơ sinh học UP5, vườn cây phục hồi rất nhanh chóng. Cây đã khỏe mạnh trở lại và nhanh chóng cho bông  trái. Trái nào cũng đẹp, da mỏng, bóng và nhanh lớn”.

Sau 3 tháng sử dụng phương pháp

Về chi phí khi sử dụng men vi sinh Biosala và phân bón hữu cơ sinh học UP5

Ông Bình cho biết

trong 3 tháng qua, tổng chi phí khoảng 5 triệu đồng, tương đương với 1 tháng dùng thuốc hóa học trước đây. Quan trọng hơn, nhờ vườn cây đã được hồi phục và nhanh chóng ra trái, ông Bình đã tiết kiệm được một khoản tiền lớn nếu như phải chặt bỏ toàn bộ vườn cây và tái canh. Bởi chi phí ban đầu cho một vườn cam, quýt mới trên diện tích 2.600 m2, phải mất hơn 100 triệu đồng, mà phải sau 2 năm cây mới bắt đầu ra trái.

Ngay cạnh vườn nhà ông Bình là vườn cam xoàn của anh Phạm Văn Điền. Anh Điền trồng cam xoàn đã được 3 năm trên diện tích 2.500 m2. Vườn nhà anh cũng bị vàng lá thối rễ gây hại nặng nề từ mấy năm nay và anh cũng đã thất bại với các loại thuốc hóa học. Thấy ông Bình phục hồi thành công vườn cam, quýt nhờ sử dụng men vi sinh Biosala và phân bón hữu cơ sinh học UP5, anh Điền cũng đã làm theo. Mới sử dụng được hơn 10 ngày, vườn cam nhà anh đã bắt đầu xanh tốt trở lại, đâm chồi khỏe.

Ông Út Hết cho hay

Ở ấp Bình Thạnh, xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, ông Út Hết cũng đã sử dụng men vi sinh Biosala và phân bón hữu cơ UP5 để phục hồi vườn quýt đường bị vàng lá thối rễ. Trước đây, ông dùng các loại thuốc hóa học, nhưng vườn cây càng ngày càng kiệt sức. Sau khoảng 1 tháng dùng men vi sinh và phân bón hữu cơ, vườn quýt nhà ông Út Hết đã xanh tốt trở lại, cây nào cũng khỏe mạnh, sung sức, ra nhiều đọt mới.

phương pháp trị vàng lá

Nói về giải pháp, kỹ sư Trương Quang Vinh (tác giả chế phẩm men vi sinh Biosala) cho biết “Sau nhiều năm tìm hiểu về bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi, chúng tôi đưa ra giải pháp là giải quyết đất trồng trước rồi phục hồi cây sau và chế phẩm men vi sinh Biosala ra đời để thực hiện giải pháp này. Men vi sinh Biosala hàm chứa các vi sinh vật đối kháng ức chế nấm bệnh và các vi sinh vật có ích cho đất, giúp tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ phục hồi và phát triển, là giải pháp sinh học nuôi dưỡng đất an lành cho cây trồng. Nuôi cây nhưng chú trọng đến việc dưỡng đất thì trồng trọt mới phát triển bền vững”.

Nếu muốn biết thêm nhiều tin tức, phương pháp trồng trọt hay khác, hãy ghé đến trang JIA chúng tôi nhé.

Nguồn: 2lua.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết