Phương pháp trị bệnh loét da, quăn tai ở bò hiệu quả

Phương pháp trị bệnh loét da, quăn tai ở bò hiệu quả
7 phút, 17 giây để đọc.

Bệnh loét da, quăn tai do những virus gây ra hoại tử thượng bì viêm mạc ở nhiều cơ quan và viêm mủ làm gây mù lòa và đường hô hấp từ phổi tới mũi, lở loét và viêm ruột mãn tính … ở bò. Con bò khỏi bệnh đều để lại di chứng nặng.

Bệnh loét da, quăn tai là gì?

Bệnh loét da quăn tai (LDQT) còn gọi là bệnh viêm màng mũi; thối loét của trâu bò. Bệnh gây ra do virus; thể hiện viêm thối loét niêm mạc và da, nhất là niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa và kết mạc mắt.

Bệnh loét da, quăn tai là gì?

Đặc điểm của bệnh loét da quăn

Sau khi đã chữa khỏi bệnh, các con vật đều mang di chứng như mù mắt, gầy yếu, viêm đường ruột mãn tính, không sử dụng cày kéo được. Ở trong thú y thì chưa có thuốc đặc trị; chưa có được vaccin hiệu quả, người ta chủ trương giết thịt, chon bỏ khi bệnh lan tràn. Thuốc đông y sử dụng sớm khi bệnh mới phát và điều trị tấn công mạnh; ức chế virus ngăn tiến triển …

Ở nước ta, bệnh đã xảy ra ở nhiều vùng, thường phát lẻ tẻ từng con một trong đàn gia súc. Thường thấy bò non mắc nhiều hơn và là loài cảm thụ bệnh nhiều hơn trâu. Các loài khác như dê, cừu, ngựa, lợn cũng có thể mắc bệnh nhưng ít.

Nguyên nhân gây bệnh

LDQT là một bệnh nguy hiểm, thường gây chết, ảnh hưởng trên nhiều loài thuộc họ guốc như: bò, bò rừng, nai, dê, cừu, và heo (hiếm hơn). Có ít nhất 10 virus thuộc giống Rhadinovirus; họ Herpesviridae (Họ phụ Gammaherpesvirinae), 5 trong số chúng được biết gây ra bệnh (2 virus biết rõ là được mang bởi cừu và động vật hoang dã), một số khác tìm thấy chỉ ở vật mang trùng.

Mỗi virus đáp ứng cao với ký chủ thông thường và thường không gây bệnh ở loài khác, nhưng có thể gây ra nhiễm trùng và gây chết nếu truyền lây cho loài nhai lại mẫn cảm hoặc heo.

Đường lây lan và cơ chế lây bệnh

Giống như các loài herpesvirus khác, sau khi nhiễm miễn dịch hình thành suốt đời. Truyền lây chủ yếu từ động vật hoang, sự nhiễm qua tử cung, qua tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang hoặc không khí, đồng cỏ cũng có thể gây truyền lây. Ở bò mẹ nhiễm có thể gây nhiễm cho bê từ 1-2 tháng tuổi qua chất tiết từ mũi, mắt. Virus bị bất hoạt nhanh dưới ánh nắng mặt trời. Thời gian ủ bệnh chưa biết rõ, bò có thể bệnh sau 9 ngày nhưng cũng có trường hợp sau 70 ngày phơi nhiễm. Ở bò hoang gây nhiễm cho cừu, thời gian ủ bệnh thường là 1 tháng hoặc hơn.,…

Đường xâm nhập và cơ chế gây bệnh của virus vào cơ thể gia súc chưa được nghiên cứu cụ thể. Virus có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hoá hoặc hô hấp.

Bệnh hay tái phát hằng năm ở những ổ dịch cũ vào mùa nóng ẩm hay lúc thời tiết giao thời. Trong điều kiện chăn nuôi thiếu vệ sinh; chế độ nuôi dưỡng chăm sóc kém hoặc gia súc đang mắc các bệnh khác là điều kiện để bệnh phát ra.

Xem ngay: PP. Phòng và Trị bệnh cho gia cầm, gia súc

Triệu chứng lâm sàng

Thể quá cấp tính

Xảy ra với loài nhạy cảm, gây chết nhanh trong vòng 12-24 giờ sau khi suy kiệt, tiêu chảy, hoặc đi lỵ. Sốt cao 41,50C – 420C viêm loét có màng giả ở niêm mạc mũi; viêm kết mạc và giác mạc mắt có mủ, xuất hiện những mụn loét trên da, tập trung ở chỗ da mềm như cổ, nách, bẹn, trong đùi.

Mụn loét đóng vảy làm cho da bong ra từng mảng, đặc biệt những mụn loét trên tai làm cho tai quăn queo. Ở gia súc non bệnh tiến triển rất nhanh trong 1 – 2 ngày. Con vật chưa kịp mọc các mụn loét ngoài da, chưa thể hiện các triệu chứng lâm sàng đã chết. Gia súc nhiễm bệnh chết 100%.

Thể cấp tính

Sốt cao 40 – 410C, kém ăn hoặc bỏ ăn, lông dựng đứng, thở khó, nước mắt, nước mũi chảy liên tục. Viêm niêm mạc mũi, thở khò khè, nước mũi chảy ra lẫn máu và dịch nhày, mùi rất hôi, niêm mạc mũi, miệng loét tróc ra thành từng mảng.

Bên ngoài da mụn đỏ có đường kính từ 5-6 mm xuất hiện trên toàn thân, nhưng thường tập trung ở những nơi da mềm, những mụn đỏ này tróc ra nhanh chóng, không chảy nước và không có thủy thủng. Ở tai những mụn loét đóng vảy thành sẹo làm cho tai co dúm lại và uốn cong lên. Da thỉnh thoảng bị đỏ hoặc loét, các vảy đỏ có thể phát triển, đặc biệt ở vùng đáy chậu (phần sau hậu môn), đầu vú.

Bò thường có giác mạc mờ đục hai bên, bắt đầu ở nội giác mạc và phát triển vào trong. Dịch tiết mắt-mũi nhiều là triệu chứng sớm, sau đó dịch tiết trở nên có mủ. Mõm và mũi thường dày sừng. Khó thở, thường há mồm thở và chảy nhiều nước bọt. Niêm mạc họng sung huyết chứa nhiều nốt hoại tử hoặc lan rộng thành vùng. Tổn thương có thể tìm thấy ở má. Khớp sưng, lượng sữa giảm, hạch hạch huyết nông sưng to. Tiêu chảy, xuất huyết dạ dày-ruột, cũng có thể gây huyết niệu.

Một số gia súc, phần bao phủ nối với sừng hoặc guốc có thể bị tróc ra. Thường gia súc có triệu chứng thần kinh: Quá kích động, mất điều khiển vận động, mất phương hướng, rung, giật cầu mắt, niểng đầu, cuối cùng có thể chết.

Thể mãn tính

Da tụ máu, thượng bì khô lại và rụng lông tạo thành những mảng hoại tử khô nâu đen bong ra. Bệnh kéo dài 1- 2 tháng, sau đó da thành sẹo và con vật khỏi bệnh.

Bệnh tích

Hầu, mũi tụ máu, hoại tử, thối loét, viêm có màng giả. Niêm mạc khí quản viêm, thủy thủng, phủ bựa vàng xám. Cuống phổi, phổi bị viêm có màng giả.

Niêm mạc tiêu hóa viêm. Miệng thối loét, có màng giả, phủ bựa vàng xám. Niêm mạc ruột tụ máu. Gan, lách, tim, não đều có hiện tượng tụ máu. Một số trường hợp có viêm não tủy.

Biện pháp phòng bệnh

Biện pháp phòng bệnh

– Phòng bệnh bằng vaccine và kháng huyết thanh, nhưng hiện nay chưa có loại vac-xin tiêm phòng nào cho kết quả tốt. Do đó chủ yếu là vệ sinh phòng bệnh, cách ly gia súc bệnh, xử lý xác súc vật chết, tiêu độc chuồng trại.

– Không chăn thả trên đồng cỏ đã từng thả gia súc bệnh

– Tránh nuôi, chăn thả chung giữa bò, dê, cừu, tránh gia súc tiếp xúc với động vật hoang dã móng guốc.

Điều trị bệnh

– Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu trị bệnh loét da quăn tai, dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng kế phát, kết hợp với nuôi dưỡng và chăm sóc tốt mới đem lại kết quả.

+ Ceptiket: 1ml/ 20 kg thể trọng, ngày/lần, 3-5 ngày

+ Hoặc Forloxin: 1ml/ 20-25kg thể trọng, ngày/lần, 3-5 ngày

– Trị triệu chứng:

+ Bromhexin: 1ml/ 15-20 kg thể trọng, ngày/ lần, 3-5 ngày

+ Vime Liptyl: 1ml/ 15-20 kg thể trọng, ngày/ lần, 3-5 ngày

+ Vitamin K: 1ml/10 -15 kg thể trọng, ngày/ lần, 2-3 liều đầu

+ Prozil fort: 1ml/24-48 kg thể trọng (khi bò có biểu hiện thần kinh)

+ Atropin: 1ml/10 kg thể trọng (khi bò bị tiêu chảy)

+ Urotropin: 1ml/7-10 kg thể trọng (khi bò không có tiêu chảy hoặc đang bị huyết niệu)

– Bổ sung:

+ B complex fortified: 1ml/10-15 kg thể trọng, 1 liều, tiêm càng sớm càng tốt

+ Biotin HAD: trộn hoặc rãi vào thức ăn: 1g/ kg thức ăn tinh (1g/100 kg thể trọng)

+ Trường hợp bò suy kiệt có thể truyền dịch bổ sung: Vimelyte-IV: 200-500 ml/ bò trưởng thành, tốc độ khoảng 45-60 giọt/ phút.

Qua bài viết này hi vọng bà con nhà nông sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc vật nuôi tốt hơn và cho năng suất cao. JIA cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này nhe!

Nguồn: nguoichannuoi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết