Thị trường nông sản luôn là một trong những thị trường được ưa chuộng và phát triển vô cùng tốt. Nhờ vào sự tin tưởng, cũng như ưa chuộng của người tiêu dùng mà hàm lượng nông sản được sản xuất ngày càng nhiều. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia xuất khẩu hàng nông sản. Nhưng các nước đang phát triển là những nước xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu. Tuy nhiên hàng nông sản được xuất khẩu từ các nước này chủ yếu là các mặt hàng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế nên có gía trị xuất khẩu chưa cao. Điểm lại thị trường nông sản thế giới tuần qua, giá nông sản có sự thay đổi như thế nào?
Mục lục
Tình hình thị trường trên thế giới
Thị trường nhập khẩu hàng nông sản đã và đang bị thu hẹp lại. Hiện tại các nước phát triển có nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản lớn nhất thế giới. Tuy nhiên các nước này đã và đang thực hiện một cách phổ biến và sâu rộng chế độ trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp ở mức độ cao; bảo hộ thị trường nông sản nội địa dưới nhiều hình thức.
Cơ chế trợ cấp và trợ giá quá cao cho hàng nông sản ở các nước đang phát triển đã gây sự bóp méo giá cả hàng nông sản xuất khẩu; hạn chế tác động của quy luật thị trường; và giảm đi ưu thế cạnh tranh hàng nông sản của các nước đang phát triển vốn nhờ vào lao động rẻ. Cơ chế này không những làm tăng khả năng xuất khẩu hàng nông sản của các nước này mà còn hạn chế nhập khẩu nông sản của các nước này. Đây thực tế là một bất lợi lớn đối với sản xuất nông nghiệp; và xuất khẩu khẩu nông sản của các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam).
Giá cả nông sản tại Mỹ
Kết thúc phiên giao dịch 20/11, tại Sàn giao dịch nông sản Chicago (CBOT) của Mỹ; giá các loại nông sản giao kỳ hạn đều đi lên, dẫn đầu đà tăng là giá đậu tương.
Cụ thể, giá ngô giao tháng 3/2021 tăng 0,23% lên mức 4,282 USD/bushel, trong khi giá lúa mỳ giao cùng kỳ hạn cũng nhích thêm 0,75% lên mức 5,995 USD/bushel.
Giá đậu tương giao tháng 1/2021 tăng 0,3% và đóng cửa phiên ở mức 11,81 USD/bushel. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Theo công ty nghiên cứu thị trường AgResource có trụ sở tại Chicago; giá các mặt hàng nông sản như ngô, đậu tương; và lúa mỳ đều tăng lên trong bối cảnh thị trường có sự điều chỉnh sau khi chứng kiến hoạt động bán tháo chốt lời.
Trước đó, nhà đầu tư nhanh chóng bán tháo khi không có bất kỳ hoạt động bán ngô hoặc đậu tương nào của Mỹ cho Trung Quốc trong chín ngày liên tiếp; theo hệ thống báo cáo doanh số hàng ngày.
Bên cạnh đó, thời tiết khô hạn đang có tác động tiêu cực đến triển vọng sản lượng năm 2020, AgResource lưu ý.
Lượng mưa từ nay đến giữa tháng Một tới sẽ có vai trò rất quan trọng đối với sản lượng tiềm năng của khu vực miền Bắc Brazil. Trong giai đoạn từ ngày 1/9 đến 30/11; khu vực này đang hứng chịu đợt khô hạn nhất trong 40 năm trở lại đây. Tình trạng khô hạn kéo dài cũng ảnh hưởng đến Argentina; nơi mà 25% sản lượng ngô sẽ không thể trồng trọt. AgResource cho rằng giá cả nông sản có thể tăng thêm đáng kể nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Gạo Châu Á trên thị trường thế giới
Tuần qua, giá gạo của Việt Nam và Ấn Độ duy trì ở mức tương đương so với tuần trước; trong khi giá gạo Thái Lan đã chạm mức cao nhất trong gần hai tháng do lo ngại về nguồn cung.
Thị trường gạo Việt Nam
Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giao dịch ở mức 495-500 USD/tấn. Theo một doanh nghiệp xuất khẩu có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh; nhu cầu từ Philippines đang tăng lên. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ duy trì ở mức hiện tại cho đến cuối năm.
Số liệu của chính phủ cho thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 10/2020 đã giảm 5,8% so với tháng trước đó, xuống còn 362.930 tấn. Số liệu của chính phủ cho thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 10/2020 đã giảm 5,8% so với tháng trước đó, xuống còn 362.930 tấn.
Một thương nhân giải thích cầu yếu do các đơn hàng đang tạm dừng, bên cạnh đó; giá cước vận chuyển container đang tăng lên nên các nhà xuất khẩu không thể giảm giá (để thúc đẩy nhu cầu). Đồng rupee tăng giá cũng làm giảm biên lợi nhuận của các thương nhân từ việc bán hàng ở nước ngoài. Điều này cũng làm giảm sức hấp dẫn của các thương vụ xuất khẩu.
Thị trường gạo Thái Lan
Đáng chú ý, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã tăng lên 475-485 USD/tấn từ mức 470-480 USD/tấn ghi nhận từ tuần trước; và ghi nhận mức cao nhất trong gần hai tháng do lo ngại về nguồn cung cấp; bất chấp nhu cầu tiêu thụ vẫn còn chậm.
Trong khi đó, Cơ quan quản lý ngũ cốc quốc gia Bangladesh; đã thông báo việc tổ chức đấu thầu quốc tế để mua 50.000 tấn gạo trong tuần này; lần đấu thầu đầu tiên trong vòng ba năm trở lại đây. Nước này đang đối mặt với tình trạng nguồn cung cạn kiệt và giá ngũ cốc tăng vọt.
Giới quan sát đánh giá động thái này sẽ khó tác động đến giá ngũ cốc; vốn đã tăng khoảng 50% kể từ tháng Ba; do đại dịch COVID-19 đẩy giá bán trong thị trường nội địa lên mức cao kỷ lục do tình trạng mua sắm hoảng loạn.
Giá cà phê trong thị trường
Giá cà phê Việt Nam trong tuần qua đi xuống; do các hoạt động giao dịch chậm chạp trước mùa thu hoạch mới. Một thương nhân cho biết; bão Vamco đổ bộ vào tuần trước; dù không gây mưa nhiều như dự báo nhưng vẫn ảnh hưởng đến quá trình hái cà phê. Theo một thương nhân khác; hạt cà phê vụ này nhỏ hơn vụ trước do thời tiết bất lợi.
Giá cà phê robusta của Việt Nam giao tháng 1/2021 giảm 14 USD; tương đương 1%, và giao dịch ở mức 1.402 USD/tấn.
Tại Indonesia, nơi vụ thu hoạch cà phê chính đã kết thúc; cà phê robusta giao tháng 12/2020 được chào bán với giá 250 USD/tấn; tương đương mức giao dịch của các hợp đồng giao tháng 11 ghi nhận tuần trước.
Xem thêm nhiều tin tức thị trường nông sản trên thế giới tại trang jia, hãy theo dõi nhé!
Nguồn: bnews.vn