Tất tần tật về kỹ thuật trồng cây ăn quả bạn cần biết

8 phút, 57 giây để đọc.

Bạn có mong muốn trồng một vườn cây ăn quả để cải thiện kinh tế. Nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Hãy để chùng tôi giúp bạn thông qua bài viết “Tất tần tật về kỹ thuật trồng cây ăn quả bạn cần biết”. Cùng bắt đầu nào.

Trước khi bắt đầu làm vườn

Quan sát

Quan sát

Trước khi bạn bắt đầu làm vườn, bạn phải quan sát không gian mà bạn muốn sử dụng. Nó trông lớn hay nhỏ và làm thế nào để trông rộng và thoáng hơn? Hướng gió thổi và độ mạnh của gió? Ánh sáng hay nhiều bóng râm? Hãy nhìn vào mọi khía cạnh của vùng chọn ngay ngắn và xem xét làm thế nào bạn có thể sử dụng nó.

Làm thế nào để có nhiều giờ nắng? Những điểm là đón nắng dài nhất? Đâu là bóng râm một phần? Làm thế nào bạn sẽ tưới nước cho vườn? Làm thế nào bạn có thể sử dụng nước mưa? Độ pH của đất và chất dinh dưỡng khác trong nó là gì? Làm thế nào bạn có thể sử dụng không gian hiệu quả hơn và nhiệt độ trung bình và trong khu vực của bạn rơi vào là gì?

Ghi lại những câu hỏi này và cố gắng tìm ra tất cả các câu trả lời. Một khi bạn ghi ra các chi tiết, cơ hội thành công của bạn như là một người làm vườn sẽ tăng lên.

Phát triển các loại cây đặc trưng của địa phương

Các loại cây đặc trưng của địa phương và bản địa  theo truyền thống nên được ưu tiên hàng đầu trong lựa chọn của bạn. Bởi vì chúng dễ dàng phát triển và cho năng suất cao hơn, đặc biệt là cho người mới bắt đầu. Nói chung, các cây trồng này cũng có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết địa phương.

Các phương pháp nhân giống cây

Các phương pháp nhân giống cây

Phương pháp nhân giống hữu tính:

Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt.

Phương pháp chiết cành:

Cơ sở khoa học của phương pháp là sau khi ta tiến hành khoanh vỏ. Dưới ảnh hưởng của các chất nội sinh trong tế bào như auxin, cytokinin khi gặp những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì dễ được hình thành và chọc thủng biểu bì đâm ra ngoài.

Phương pháp giâm cành:

Giâm cành là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng. Cơ sở khoa học của phương pháp tương tự như nhân giống bằng phương pháp chiết cành.

Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép:

Cơ sở khoa học của phương pháp là khi ghép, bằng những phương pháp nhất định làm cho tượng tầng của gốc ghép và thân ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và khả năng tái sinh của tượng tầng làm cho mắt ghép và gốc ghép gắn liền với nhau.

Các kỹ thuật trồng cây cho người mới

Chọn đất

Lựa chọn đất trồng: Trước hết, chọn vùng đất có điều kiện khí hậu; thổ nhưỡng phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của loại cây ăn quả định trồng. Đất tốt, tầng canh tác dày thì cây sẽ cho nhiều quả, chất lượng tốt. Nhưng cây ăn quả lại thường được trồng trên vùng đất đồi dốc, đất lẫn sỏi đá… Vì vậy, nguyên tắc cơ bản của việc chọn đất là tầng đất canh tác phải đủ dày để bảo đảm bộ rễ cây phát triển tốt. Độ dốc không quá 20o, gần nguồn nước tưới…

Chọn giống

Chọn cây giống: Khi đã xác định được chủng loại cây ăn quả cần trồng; địa chỉ cung cấp cây giống có ý nghĩa rất quan trọng; quyết định lâu dài đến hiệu quả sản xuất. Chọn mua cây giống tốt ở các cơ sở sản xuất giống có uy tín; cơ sở được nhà nước chứng nhận có vườn cây mẹ đạt tiêu chuẩn. Cơ sở cung cấp cây giống không chỉ đảm bảo về chất lượng cây giống. (Đúng giống, kích cỡ cây giống đạt yêu cầu, tỷ lệ cây sống cao…); mà còn có đầy đủ các thông tin về lý lịch giống, cây giống.

Xen canh các loại cây khác nhau

Cây trồng xen canh: Cây trồng xen canh được trồng để tận dụng không gian những năm đầu khi cây trồng chính chưa khép tán. Loại cây trồng xen cần có một số đặc tính phù hợp để không cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng với cây trồng chính như: nhanh cho thu hoạch, chịu bóng, thấp cây, bộ rễ phát triển không quá mạnh. Ngoài ra, nên chọn cây trồng xen có tác dụng hỗ trợ cho cây trồng chính như hạn chế xói mòn đất, hạn chế sâu bệnh hại, tăng hàm lượng mùn, đạm trong đất… sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn

Bón phân cho cây

Giai đoạn trồng mới: (bón trùn quế Nutri thay thế các loại phân chuồng khác).

– Sau khi đào hố xong, cho lượng trùn quế từ 2 – 3 kg/gốc, lấp đất lại và đặt giống cây vào. Số lượng bón này dùng thay thế các loại phân chuồng khác.

– Ưu điểm của phân bón: số lượng ít và bón trực tiếp cho cây trồng.

Thời kì kiến thiết cơ bản: (bón trùn quế Nutri thay thế các loại phân chuồng, phân hữu cơ khác) sau trồng từ 1 – 3 năm.

– Kĩ thuật bón: Dùng thuổng hay mai xẻ rãnh xung quanh gốc, cách gốc từ 35 – 40 cm, rải đều Trùn quế Nutri vào xung quanh rãnh. Lắp đất lại, phủ rơm rác và tưới nước. Đối với những nơi có làm hốc để trồng cam thì nên bón theo hốc vì rễ cây tập trung ở đó.

– Số lượng bón: 3 – 6 kg/gốc/lần bón. Để cây hấp thu được hết hàm lượng dinh dưỡng, nên chia ra làm nhiều lần bón (từ 1 – 2 lần bón) với số lượng bón khoảng 3 – 6 kg/gốc /lần bón.

Thời kì kinh doanh (bón trùn quế Nutri thay thế các loại phân chuồng, phân hữu cơ khác).

– Số lượng bón: 3 – 6 kg/gốc/lần bón. Để cây hấp thu được hết hàm lượng dinh dưỡng, nên chia ra làm nhiều lần bón (từ 3-4 lần bón ) với số lượng bón khoảng 3 – 6 kg/gốc/lần bón.

– Khi bón, thường bón từ khoảng cách xa hơn tán lá 30 cm tới gần gốc cây.

* Kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma Bima để bón gốc (4 – 8 kg/1000 m2). Nhằm tạo chủng nấm vi sinh vật có lợi ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại nhằm hạn chế các loại bệnh cho cây ăn quả, giúp tăng trưởng tốt và tình trang đậu quả cao, trái to… Và hạn chế phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và hoạt chất độc hại cho môi trường.

Chuẩn bị hốc để trồng cây

Chuẩn bị hốc để trồng cây

Chuẩn bị hố và trồng cây: Chuẩn bị hố trồng trước khi trồng cây ít nhất 1 tháng. Kích thước hố trồng tùy thuộc vào loại cây ăn quả, tính chất đất và địa hình. Mật độ hố tùy theo từng loại cây; tuy nhiên một số trường hợp có thể trồng dày hơn, thậm chí gấp 2 lần để vườn cây nhanh khép tán, cho năng suất thu hoạch cao những năm đầu. Sau đó, tỉa cây để cố định khoảng cách cây lâu dài. Sau khi trồng cây, việc tủ gốc giữ ẩm và cố định cho cây luôn đứng thẳng, không bị gió làm đổ ngã là công việc quan trọng nhất để đạt tỷ lệ cây sống cao và đồng đều.

Kỹ thuật cho vườn cây lâu năm

Quản lý đất

Quản lý bề mặt đất của vườn cây ăn quả: Chăm sóc cây và trồng xen cây ngắn ngày sao cho bề mặt đất vườn cây ăn quả ít bị xói mòn, không bị chai cứng, giảm độ phì thấp nhất. Một trong các giải pháp tốt là trồng cây che phủ đất cho vườn cây ăn quả. Hiện nay, có một số loại cây họ đậu rất phù hợp cho che phủ đất như cây lạc dại, đậu lông, muồng hoa vàng… cũng có thể trồng cỏ ba lá, cỏ đuôi trâu vừa tạo mùn cho đất, làm xốp đất vừa tạo cảnh quan vườn quả đẹp.

Quản lý bệnh dịch

Quản lý dịch hại: Việc kiểm soát sâu hại cây ăn quả trước hết cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Như bắt bằng tay, bẫy bả, dùng thiên địch, sử dụng giống chống chịu, hệ thống canh tác phù hợp… Biện pháp phòng trừ hóa học được áp dụng cho các trường hợp sâu hại nặng. Chỉ dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép sử dụng ở Việt Nam. Tốt nhất nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Đối với bệnh hại cây ăn quả, có nhiều nguyên nhân gây ra; như do nấm, vi khuẩn, vi rút, tuyến trùng…

Tác động của thời tiết hay mất cân bằng dinh dưỡng; (thiếu dinh dưỡng hay bị ngộ độc) cũng có thể làm cho cây có triệu chứng như bị nhiễm bệnh. Vì vậy, người trồng cây ăn quả cần phải biết chính xác nguyên nhân để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Vệ sinh vườn cây, chăm sóc cho cây sinh trưởng phát triển tốt sẽ hạn chế rất nhiều dịch bệnh. Tuy nhiên, một số loại bệnh do nấm hại lá hay thối rễ cây khá phổ biến trên cây ăn quả; cần sử dụng các loại thuốc hoá học trong danh mục cho phép; và phun phòng định kỳ sẽ khống chế được bệnh.

Bón phân cho đất

Phân bón và dinh dưỡng đất: Lượng phân bón hàng năm cho vườn cây ăn quả; thường được tính toán trên cơ sở năng suất quả thu hoạch năm trước. Để tính lượng dinh dưỡng cây lấy đi từ đất; từ đó bổ sung dinh dưỡng cho đất. Trong sản xuất cây ăn quả hàng hóa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; cần bón phân theo nguyên tắc. Bón phân trùn quế Nutri đủ liều lượng như cây trồng mới.

Bạn đã nắm được “Tất tần tật về kỹ thuật trồng cây ăn quả bạn cần biết” chưa? JIA hy vọng thông qua bài viết này; bạn đã có được kha khá kiến thức trong trồng trọt.

Nguồn: chephamsinhhoc.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết
hoa cúc

Trồng hoa cúc vào mùa Tết: Thu lãi cả trăm triệu đồng có thật không?

Vào đầu tháng 12, hàng trăm nghìn bông hoa cúc pha lê và hoa cúc ở Làng hoa cúc Quảng …
Xem Chi Tiết
cam quýt bị vàng lá

Phương pháp phục hồi nhanh chóng vườn cam, quýt khi bị vàng lá

Bệnh vàng lá thối rễ đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây có múi ở Đồng Tháp. Nhiều …
Xem Chi Tiết
Bệnh mốc sương là gì? Biện pháp phòng bệnh mốc sương trên khoai tây

Bệnh mốc sương là gì? Biện pháp phòng bệnh mốc sương trên khoai tây

Khoai tây là loại rau ăn củ có giá trị kinh tế cao nhưng thường gặp nhiều loại bệnh, trong …
Xem Chi Tiết
Căn bệnh thán thư ở dưa hấu và cách phòng bệnh

Căn bệnh thán thư ở dưa hấu và cách phòng bệnh

Việc đầu tư thâm canh không đúng mức sẽ gây ra sự phát triển của nhiều loại sâu bệnh; trong …
Xem Chi Tiết
mồng tơi

Bất ngờ với cách trồng mồng tơi cho lá tươi tốt, đem lại hiệu quả cao

Trồng rau mồng tơi để ăn sẽ giúp những cho người thiếu máu, huyết áp thấp, suy nhược và đặc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương tôm giúp đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất

Để có giống tôm đảm bảo chất lượng, ngoài tôm bố mẹ chất lượng tốt còn yêu cầu hiểu được …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cua xanh giúp đạt chất lượng cao nhất

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước …
Xem Chi Tiết
sán lá đơn ở cá

Tìm hiểu về cách phòng chống bệnh sán lá đơn ở cá

Sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus và Gyrodactylus 18 móc là những loài ký sinh phổ biến ở cá …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương nuôi cá chình bằng hệ thống RAS

Hệ thống RAS cho phép tăng mật độ ương nuôi cá, tiết kiệm nước, giảm chi phí vệ sinh, đặc …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết