Những năm gần đây, ở một số tỉnh miền núi, cá bỗng trở thành một trong những đối tượng chính của nghề nuôi cá lồng bè. Mô hình rất hiệu quả, phù hợp với quy mô gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Mục lục
Kỹ thuật nuôi cá bỗng
Áp dụng các kỹ thuật cho thủy sản:
Chọn giống
Con giống càng lớn thì càng đảm bảo tỷ lệ nuôi sống, rút ngắn được chu kỳ nuôi. Cá khỏe mạnh, cỡ cá thả 8 – 10 cm, không bị xây xát, nhiễm dịch bệnh, đồng đều về kích cỡ.
Lồng nuôi
Khung lồng có thể làm bằng gỗ, nhựa hoặc tre, có bề mặt nhẵn. Lưới lồng nuôi cá tốt nhất là loại làm bằng polyetylen (PE) dệt không co rút. Cỡ mắt lưới phụ thuộc vào kích cỡ cá lúc thả.
Lồng bằng gỗ thường được người nuôi sử dụng nhiều hơn vì chi phí thấp hơn nhưng độ bền cao. Khung lồng bằng gỗ kích thước 6x4x1,5 m. Lắp khung đáy và khung nắp lồng có kích thước 6×4 m và 4 cọc đứng 1,5 m.
Cho ăn
Cá bỗng là loài ăn tạp và ăn rất nhiều, thức ăn chủ yếu các loại phụ phẩm chăn nuôi, có thể tận dụng bèo, thân chuối băm nhỏ, rau… Sử dụng thức ăn tinh cho cá ăn 2 lần/ngày vào các giờ cố định với lượng thức ăn 2 – 3% trọng lượng cá trong lồng.
Thức ăn xanh với lượng 30% trọng lượng cá, cho ăn 2 lần/ngày. Ngoài ra, người nuôi cũng có thể sử dụng kết hợp thức ăn tự chế với hàm lượng đạm 30 – 35% hoặc thức ăn công nghiệp cho cá ăn để đạt hiệu quả cao. Khi cho ăn, nên cho thức ăn vào lồng từ từ để tránh thất thoát ra ngoài.
Thức ăn xanh cho xuống ao nuôi cần đảm bảo không chứa thuốc bảo vệ thực vật, non và mềm để cá dễ ăn. Thức ăn công nghiệp nên chọn thức ăn dạng viên nổi và không tan trong nước để hạn chế hao hụt thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
Làm giàu nhờ nuôi cá bỗng
Nuôi 3 lồng cá bỗng trên sông Hồng, sau 5 năm, ông Lê Ngọc Thắng ở Hưng Yên đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng.
Năm 2016, ông Lê Ngọc Thắng cùng một số hộ gia đình thuộc phường Lam Sơn, TP. Hưng Yên (Hưng Yên) thành lập HTX Nuôi thả thủy sản Hưng Hải phát triển nuôi cá lồng trên sông Hồng với quy mô 56 lồng.
Ban đầu, như 9 thành viên trong HTX, ông Thắng tập trung nuôi các giống cá truyền thống là cá lăng, cá ngạnh, chép giòn, trắm cỏ…. Nhưng kể từ khi ông Thắng thử nghiệm nuôi 3 lồng cá bỗng, một loại cá đặc sản “tiến vua” của đồng bào các tỉnh miền núi Thanh Hóa, Lào Cai, Yên Bái, ông mê luôn.
Ban đầu, ông Thắng mua cá bỗng giống bé bằng ngón tay út với giá 8.000 đồng/con; tổng chi phí con giống hết gần 100 triệu. “Lúc đó chỉ dám âm thầm nuôi thôi, vì nó là giống mới, ở chỗ tôi chưa có ai nuôi. Tôi nuôi để vừa lấy kinh nghiệm, vừa thăm dò thị trường, nếu thành công thì chia sẻ anh em, bạn bè, còn thất bại thì mình mình chịu” ông Thắng thổ lộ.
Ông Thắng chia sẻ; do là loài cá quý hiếm nên cá bỗng nuôi từ 3 – 5 năm mới đạt trọng lượng 2,5 – 3 kg. Cá bỗng có mình thon, dài, môi; và vây màu đỏ rất đẹp, tuy lớn chậm nhưng ít dịch bệnh, thịt cá chắc; thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi.
Lưu ý khi nuôi
Ông Thắng lưu ý, cá bỗng có nguồn gốc ở vùng cao; phù hợp với nguồn nước mát và sạch, khi nuôi ở đồng bằng phải chọn kỹ vị trí nuôi.
Nếu nuôi trong lồng chọn địa điểm khuất gió; đảm bảo độ nước sâu, nguồn nước luôn được lưu thông; và đặc biệt là dòng chảy thích hợp cho loài cá có nhu cầu oxy cao như cá bỗng; cũng nên chọn vùng eo sông để khi mùa mưa lũ cá không bị sốc nước.
Sau 5 năm nuôi thử nghiệm; đến nay số cá bỗng gia đình ông Thắng có trọng lượng từ 2,5kg trở lên; hiện được ông bán với giá từ 150.000 – 200.000 đồng/kg; khách mua chủ yếu là các nhà hàng trên địa bàn TP. Hưng Yên và tỉnh, thành lân cận.
Với 3 lồng nuôi, tổng sản lượng ước đạt trên 6 tấn; xuất hết số cá bỗng trên ông Thắng đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng. Để quay vòng vốn nhanh, ông Thắng bật mí; người nuôi mới lên mua cá bỗng giống to, vừa rút ngắn thời gian nuôi lại hạn chế rủi ro cá hao hụt.
JIA luôn đồng hàng cùng nông dân trong con đường làm giàu.
Nguồn: nghenong.com