Hệ thống RAS cho phép tăng mật độ ương nuôi cá, tiết kiệm nước, giảm chi phí vệ sinh, đặc biệt không dùng hóa chất và kháng sinh nên cá chình sẽ có chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Mục lục
Mô hình hệ thống RAS
Bể ương, nuôi có diện tích dao động khoảng 50 – 100 m2, hình tròn hoặc vuông được xây bằng gạch láng xi măng, mặt trong bể và đáy láng bóng, không thoát nước. Người nuôi cũng có thể sử dụng bể composite. Hệ thống bể được bố trí trong nhà có mái che.
Hệ thống lọc sinh học tuần hoàn gồm bể lắng, lọc cơ học và hệ thống lọc sinh học. Bể lắng ly tâm được thiết kế bằng bể xi măng, hình tròn, có đường kính 3,5 m, thể tích 10 m3, đáy bể có độ dốc gom vào giữa. Bể lọc có thể tích 20% bể nuôi, chia làm 5 ngăn, đầu tiên là ngăn chứa lắng để thu chất thải rắn, tiếp đến là 3 ngăn chứa giá thể, cuối cùng là ngăn chứa nước sau khi lọc. Giá thể có thể sử dụng bằng hạt nhựa, xơ dừa, san hô…
Bể lọc tuần hoàn được thiết kế riêng cho mỗi bể nuôi để tránh sự lây lan dịch bệnh xảy ra. Bể nuôi và bể lọc thông nhau bằng ống nhựa PVC đường kính 114 mm, nối từ trung tâm bể nuôi đến ngăn chứa lắng của bể lọc tuần hoàn. Hệ thống lọc sinh học được thiết kế hình chữ nhật có kích thước 5 x 20 (m), chia thành 7 ô nối liền nhau.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh cho cá, khu ương, nuôi được xây dựng trong nhà cách ly hoàn toàn và hạn chế tối đa người ngoài vào.
Chuẩn bị bể nuôi
Đối với bể mới, cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ, tẩy rửa bằng phèn chua KAl(SO4)2 với nồng độ 0,1 – 0,3 kg/m3, ngâm 5 – 7 ngày. Sau đó, xả hết nước, chà và rửa sạch lại bằng xà phòng. Trường hợp sử dụng bể cũ thì người nuôi cần dùng chlorine, liều lượng 50 – 100 g/l nước tạt khắp bể, sau 5 – 10 ngày thì tiến hành rửa sạch bể.
Trước khi thả giống 7 ngày, dùng thuốc tím, liều lượng 2 g/m3 nước tạt đều khắp bể để khử trùng, sau đó chà rửa sạch lại bằng xà phòng.
Tiến hành cấp nước từ bể chứa đã qua lọc để loại bỏ các chất bẩn hữu cơ, sinh vật hại cá. Mực nước cấp cao khoảng 0,8 – 1 m.
Kiểm tra thành bể và miệng ống thoát nước nếu gặp sự cố bị nứt hoặc rò rỉ thì phải có biện pháp khắc phục ngay.
Trước khi thả giống 1 – 2 tuần, cần vận hành toàn bộ hệ thống, kiểm tra các chỉ số môi trường như nhiệt độ, pH, NH3, NO2, hàm lượng ôxy phải đảm bảo trong ngưỡng cho phép.
Đặc điểm hình thái của cá chình
Thân cá chình dài, phần trước hình ống, phần sau hơi dẹp. Đầu dài và nhọn, mắt bé, miệng rộng và ở phía trước. Hàm dưới và hàm trên có răng nhỏ xếp thành
hình đai. Lổ mang nhỏ ở phía dưới gốc vây ngực. Vảy rất bé xếp như hình chiếc chiếu và dấu dưới da.
Có vây ngực và vây lưng, vây hậu môn dài và nối liền với vây đuôi. Trên thân không có hoa văn, lưng có màu nâu sẫm, bụng màu trắng.
Cá chình có 2 lỗ mũi, lỗ trước ở phía trước miệng, lỗ sau ở phía trước mắt, khi cá chui xuống bùn thì mũi đóng lại để bùn không chui vào. Do đời sống ở hang hốc
dưới đáy sông hồ nên mắt nhỏ, cơ quan đường bên đều phát triển.
Da gồm có biểu bì, bài tiết làm giảm bớt lực cản trong nước, tăng tốc độ bơi lội và giảm ma sát khi chui vào hang, niêm dòch cá tiết ra còn có tác dụng bảo vệ
thân cá khi gặp môi trường không thích hợp.
Sinh trưởng của cá chình
Ngoài tự nhiên, nguồn thức ăn không ổn đònh và đầy đủ nên cá lớn chậm. Mùa xuân năm thứ nhất dài 6 cm, nặng 0,1 g; năm thứ hai dài 15 cm, nặng 5 g; năm
thứ ba dài 25 cm, nặng 15 g; năm thứ tư mới đạt cở thương phẩm.
Nuôi ở ao năm thứ nhất nuôi từ 0,1 g đến 20 g. Nuôi trong ao nước ấm có dòng chảy cá lớn nhanh, trọng lượng cở 0,1 g sau 10 – 12 tháng đạt 150 g
Chọn giống cá chình
Chọn những con cá khỏe mạnh, nhớt nhiều, không bị trầy xước, không bị đốm trắng, da bóng láng. Cá bơi lội khỏe mạnh, kích thước đồng đều và không bị lẫn giống cá.
Nên lựa chọn những địa chỉ cung cấp giống uy tín, có giấy tờ đảm bảo chất lượng cá. Trong trường hợp mua giống từ các địa phương khác, người nuôi cần lưu ý đến điều kiện khí hậu và mùa vụ của địa phương đó.
Thả giống cá chình
Trước khi thả, để tránh hiện tượng cá bị sốc do thay đổi môi trường, người nuôi cần thuần hóa bằng cách cho cá ra thùng/bể, sau đó bổ sung nước trong bể nuôi vào thùng/bể chứa cá một cách từ từ, duy trì sục khí mạnh trong 30 phút.
Khi thấy cá hoạt động trở lại bình thường thì mới thả vào bể nuôi. Lưu ý, nhiệt độ nước trong bao chứa cá và trong bể nuôi khi thả; chênh lệch không được quá 20C.Trước khi thả nên tắm cá qua nước muối; nồng độ 5 – 7‰ trong thời gian 5 phút.
Mật độ nuôi cá chình
Quá trình nuôi, cá sẽ tăng khối lượng và chiều dài theo thời gian, vì vậy, người nuôi cần tiến hành phân cỡ, san thưa để đảm bảm cá tăng trưởng tốt nhất, duy trì mật độ nuôi không quá 60 kg/m3 nước. Người nuôi có thể tham khảo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1, thả cá giống có khối lượng khoảng 50 g/con, mật độ 100 con/m3. Cá đạt mức 200 g/con, tiến hành san thưa đảm bảo mật độ khoảng 40 con/m3. Tiếp tục san thưa khi cá có trọng lượng khoảng 600 g/con, thời điểm này, mật độ giảm xuống còn 30 con/m3. Giai đoạn cuối đảm bảo mật độ 20 con/m3, khi cá đạt trọng lượng 1,2 kg/con.
Ngoài những thông tin về phương pháp ương nuôi cá chình bằng hệ thống RAS, còn có rất nhiều các bài viết liên quan đến phương pháp chăm sóc thuỷ sản cho các bạn tham khảo.
Quản lý nguồn thức ăn
Hiện nay, thông qua kết quả của dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình” do Viện Nghiên cứu NTTS III thực hiện; thì một số cơ sở ở nước ta đã sử dụng thức ăn công nghiệp để ương; nuôi cá chình, mang lại hiệu quả cao; Đây là loại thức ăn tổng hợp chuyên dùng cho nuôi cá chình; dạng bột mịn.
Cho cá ăn 2 lần/ngày vào lúc 5h30 và 18h. Sử dụng sàng ăn để tăng khả năng bắt mồi của cá; đồng thời giúp người nuôi có thể dễ dàng theo dõi; kiểm soát lượng thức ăn để có những điều chỉnh thích hợp.
Lượng cho ăn khoảng 3 – 4% khối lượng cá/ngày; Tuy nhiên, người nuôi cũng cần dựa vào tình hình ăn thực tế của cá để điều chỉnh; Thông thường sẽ cho ăn ít hơn so với nhu cầu để kích thích cá tranh ăn và giảm ô nhiễm môi trường nước.
Thời gian bắt mồi của cá vào khoảng 10 – 15 phút; nếu sau 20 phút mà cá không sử dụng hết thức ăn; thì điều chỉnh giảm khẩu phần ăn cho lần tiếp theo.
Chăm sóc môi trường nuôi cá
Khi cho cá ăn cần đảm bảo yên tĩnh, hạn chế tối đa sự tác động của tiếng ồn, ánh sáng; Sau mỗi lần cho ăn, cần vớt thức ăn dư thừa ra ngoài bằng vợt lưới mềm. Cân lượng thức ăn thừa để tính lượng thức ăn cá sử dụng; và điều chỉnh lượng thức ăn cho lần tiếp theo.
Tiến hành vệ sinh đáy; xi phông hút chất cặn bã bám chặt ở thành bể và đáy sau khi cho ăn 2 giờ.
Trong quá trình ương nuôi, cần duy trì các yếu tố môi trường nước trong khoảng thích hợp để cá sinh trưởng tốt: pH từ 6,5 – 8,5; nhiệt độ 26 – 300C; Hàm lượng ôxy hòa tan (DO) >7 mg/L. Kiểm soát NH3 ≤ 0,01 mg/L, nếu vượt quá chỉ tiêu cho phép thì tiến hành thay nước khoảng 30 – 50%. Duy trì mực nước trong khoảng 0,8 – 1 m.
Định kỳ 10 ngày/lần tiến hành soi kính kiểm tra ký sinh trùng trên cá; trường hợp cá có dấu hiệu bệnh do vi khuẩn cần gửi mẫu đến cơ quan xét nghiệm, kiểm tra, làm kháng sinh đồ để đưa ra phác đồ điều trị nhanh nhất.
Thu hoạch cá chình
Khi cá đạt kích cỡ thương phẩm (2 kg/con), người nuôi có thể thu hoạch. Trước khi thu hoạch cho cá nhịn ăn ít nhất 2 ngày, tháo cạn nước; dùng lưới kéo để thu bắt cá; tránh làm cá bị tổn thương, xây xát.
Hi vọng rằng bài viết tại JIA đã giúp cho các bạn có thêm nhiều thông tin hay và bổ ích.
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn