Số liệu của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho thấy thị trường trái cây thế giới có những biến động. Trong đó, tại Trung Quốc thanh long có mức tiêu thụ đáng kể còn quả lê thì có giá rất thấp. Ngoài ra xoài ở Mỹ cũng có mức tiêu thụ tăng nhanh đáng kinh ngạc.
Mục lục
Giá chuối tăng cao ở Trung Quốc
Trong nửa đầu tháng 9/2019, giá chuối tại các vùng sản xuất Trung Quốc biến động mạnh, ban đầu tăng sau đó giảm xuống, và hiện đang dần ổn định. Lý do giá tăng vào đầu tháng 9 là bởi nhu cầu mạnh lên trong dịp Tết Trung thu. Còn sau đó giá giảm là bởi nguồn cung nhiều lên. Hiện giá ở cả các khu vực sản xuất cũng như tiêu thụ chủ chốt đều tương đối ổn định và không chênh nhau nhiều. Dự kiến giá sẽ vững cho tới dịp Quốc khánh, vào đầu tháng 10 tới.
Tình hình tiêu thụ thanh long tại Trung Quốc
Với màu đỏ và hình dáng đẹp, trái thanh long được tiêu thụ mạnh tại Trung Quốc trong những dịp lễ hội.
Màu đỏ đậm được người Trung Quốc xem là màu của niềm vui và sự may mắn, nhất là trong các dịp lễ hội. Do đó, dù để ăn hay làm quà tặng thì họ cũng thường chọn những loại trái cây có màu đỏ như táo, thanh long…Dịp Trung thu vừa qua, tiêu thụ đã tăng lên, và sắp tới là Quốc khánh Trung Quốc. Khi đó, thanh long sẽ được tiêu thụ mạnh.
Những năm gần đây, với sự cải thiện mức sống và sự thay đổi nhận thức về thẩm mỹ, người tiêu dùng Trung Quốc khi mua trái cây bắt đầu chú ý tới nhiều yếu tố khác ngoài giá cả, như giá trị dinh dưỡng, nơi sản xuất, màu sắc…
Giá lê những năm gần đây
Giá lê tại Trung Quốc đang ở mức thấp nhất 5 năm do được mùa.
Tại tỉnh Hà Bắc, nơi sản xuất lê tươi chủ chốt của Trung Quốc, vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài tới tháng 10. Thời tiết năm qua không thuận lợi khiến cho sản lượng giảm và chất lượng cũng kém đi. Tuy nhiên, năm nay tình hình hoàn toàn khác. Nhờ thời tiết thuận lợi, Hà Bắc có mùa lê bội thu, và giá đã giảm hơn nhiều so với những năm trước. Hiện tại, giá thu mua lê thấp nhất gần 5 năm, dự kiến sẽ duy trì ở mức này trong thời gian tới.
Mặc dù giá lê tươi Trung Quốc năm nay giảm mạnh, khối lượng xuất khẩu vẫn cao, nhất là tới các thị trường Đông Nam Á và Nam Á, những nơi xuất khẩu tăng mạnh.
Nhu cầu sầu riêng
Nhu cầu sầu riêng ở Trung Quốc đang tăng liên tiếp, chủ yếu là sầu riêng đến từ Thái Lan. Tuy nhiên, một số nước xuất khẩu khác cũng đang tăng cường mở rộng tiêu thụ sầu riêng ở thị trường này.
Hiện sầu riêng tươi của Thái Lan chiếm khoảng 80% tổng khối lượng sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc.
Theo số liệu của Bộ Thương mại Thái Lan; nước này đã xuất khẩu trị giá 668 triệu USD trái cây tươi sang Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2019; tăng 152,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó riêng sầu riêng đạt 418 triệu USD, chiếm 62,57%.
Loại đắt nhất trên thị trường là sầu riêng gối vàng; một trong những loại sầu riêng ngon nhất của Thái Lan; thường được bán với giá 30 CNY/0,5 kg. Tuy nhiên, giá cũng có sự khác biệt lớn tùy chất lượng.
Nhu cầu sầu riêng ở Trung Quốc cao đến nỗi kể cả loại B và C cũng khó mua được trên thị trường. Do đó, giá đã tăng mạnh.
Giá cả thị trường sầu riêng những năm tới
Loại đắt nhất trên thị trường là sầu riêng gối vàng; một trong những loại sầu riêng ngon nhất từ Thái Lan; thường được bán với giá 30 CNY cho nửa kg nhưng giá cả khác nhau tùy theo chất lượng. Nhu cầu về sầu riêng ở Trung Quốc rất lớn đến nỗi ngay cả sầu riêng loại B và loại C cũng được bán trên thị trường và rất được tìm kiếm. Do đó, giá sầu riêng đã tăng vọt.
Tuy nhiên, trong 5 – 10 năm tới; dự báo sầu riêng Thái không còn độc quyền ở thị trường Trung Quốc nữa.
Sầu riêng Malaysia vào năm 2011 mới chỉ được xuất khẩu sang Trung Quốc dưới dạng đã qua chế biến để đông lạnh, như xay nhuyễn hoặc bột; còn sầu nguyên vỏ không được phép bởi vỏ có thể gây hại. Sau nhiều cuộc đàm phán tích cực giữa 2 nước, đến 30/5/2019; sầu riêng các loại Malaysia đã tiếp cận được thị trường Trung Quốc. Thứ trưởng Nông nghiệp Malaysia tin tưởng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai với giá cả ổn định.
Tại Châu Âu dứa có mức tiêu thụ nhanh chóng
Năm 2018, Liên minh Châu Âu (EU) đã nhập khẩu 1 triệu tấn dứa. Hà Lan và Bỉ là 2 nước nhập khẩu và phân phối nhiều dứa nhất trong khối EU. Từ 2012 đến 2018, các nước nhập khẩu lớn là Tây Ban Nha, Anh và Italya. Nhập khẩu dứa vào Italia trong khoảng thời gian đó tăng từ 104.800 tấn lên 165.400 tấn với giá trị khoảng 103 triệu euro.
Ở Italya, dứa chủ yếu được tiêu thụ tại các khu vực phía Bắc, đặc biệt là vùng Bologna. Giá dứa không thay đổi đáng kể trong 3 tháng đầu năm nay; giá bán buôn dao động trong khoảng 0,70 đến 0,80 EUR/kg. Trong tháng 4 và 5, giá tăng lên đến 1 EUR/kg. Sang tháng 6 và 7, giá tiếp tục tăng lên 1,2 EUR/kg do cung khan, cầu tăng.
Thị trường xoài tại Mỹ
Pakistan đã xuất khẩu xoài kỷ lục trên 100.000 tấn trong vụ mùa này nhờ đồng rupee yếu đi so với USD và nhu cầu tăng trên thị trường thế giới. Nước này hy vọng sẽ tiếp tục xu hướng này trong những năm tiếp theo.
Nhập khẩu xoài vào Mỹ không ngừng tăng hàng năm do sản lượng trong nước giảm. Các thị trường cung cấp xoài cho Mỹ chủ yếu ở Mỹ Latinh. Trong 9 tháng đầu năm 2019, Mỹ đã nhập khẩu 95 triệu thùng xoài. Mexico là nước cung cấp nhiều nhất (tính theo quốc gia), với khoảng 80 triệu thùng/năm. Tiếp đến là Ecuador (trên 12 triệu thùng), Peru (12 triệu thùng), Brazil (8,5 triệu thùng), Haiti (2 triệu thùng).
Trong 5 năm qua, nhập khẩu xoài từ Mexico, Ecuador, Peru, Brazil, Guatemala, Haiti và Nicaragua vào Mỹ đã tăng khoảng 13% (về khối lượng); còn trong 15 năm qua tăng trên 87% về khối lượng và 120% về trị giá. Trong khoảng thời gian đó, tiêu thụ xoài trung bình trên đầu người ở Mỹ tăng hơn 68%.
Hi vọng bài viết của jia sẽ đem đến thông tin cần thiết dành cho bạn về thị trường trái cây trên thế giới.
Nguồn: vinanetvn