Năm 2019 là năm khó khăn nhất cho thị trường cà phê thế giới tính từ hơn chục năm trở lại đây. Cà phê là mặt hàng này rất nhạy cảm với thời tiết nhất là trong thời kỳ thời tiết cực đoan. Mặt khác, cà phê đang được trồng rải rác tại các quốc gia trong và cận vùng nhiệt đới nên cà phê được thu sản xuất quanh năm. Do thị trường cà phê – từ các sàn phái sinh đến các thị trường xuất khẩu từng nước, hầu hết đều dựa trên đồng USD – nên càng nhạy cảm với các biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô thế giới và thị trường tài chính toàn cầu.
Mục lục
Giá cà phê trên thị trường
Ở thị trường thế giới, ông Bình phân tích, trong 12 tháng qua; giá 2 sàn phái sinh cà phê đã có lúc giảm xuống mức sâu nhất từ hơn mười năm. Giá sàn robusta London – nơi các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam thường sử dụng để tham chiếu – có lúc chạm dưới mức 1.200 USD/tấn. Sàn arabica New York cũng chạm dưới 90 US cent/lb; là đáy sâu nhất tính từ 2005.
Nhìn từ phía cung – cầu, 2019 cũng là năm thế giới được mùa cà phê. Sản lượng cà phê toàn cầu năm 2019 được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đánh giá đạt 174,6 triệu bao (loại 60 kg) hay gần 10,5 triệu tấn. Trong đó, Brazil đạt gần 60 triệu bao, Colombia 14; Việt Nam 30 và Indonesia chừng 10 triệu bao; chỉ 4 nước lớn chiếm gần 65% sản lượng cà phê thế giới.
Brazil xuất khẩu cà phê đạt kỷ lục lịch sử với khoảng trên 41 triệu bao; nhờ rơi vào năm được mùa của chu kỳ 2 năm một lần của cây cà phê arabica. Đồng nội tệ Brazil giảm đã khuyến khích nông dân Brazil bán ra mạnh. Sản lượng tăng trong 2019 là thành quả lớn của các chương trình tái canh cà phê đã và đang được các nước thực hiện.
Phân loại cà phê
Cách đây hàng nghìn năm; cây cà phê đã được người dân du mục Ethiopi ngẫu nhiên tìm thấy ở làng Cápfa, gần thủ đô Ethiopi. Đến thế kỷ thứ 6, cây cà phê lan dần sang các nước và châu lục khác. Nhưng không phải ngay từ đầu cà phê đã được thừa nhận là hấp dẫn; và hữu ích mặc dù cho đến ngày nay không ai còn phủ nhận công dụng và sự nổi tiếng của loại đồ uống này. Cà phê giúp con người tỉnh táo và minh mẫn hơn trong mọi hoạt động; và được coi như một món tráng miệng; một bữa ăn phụ của nhiều nước trên thế giới .
Cà phê có rất nhiều loại khác nhau. Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có khoảng 70 loại cà phê đang được trồng và xuất khẩu. Trong đó phổ biến nhất về diện tích trồng cũng như vai trò quan trọng trên thị trường cà phê thế giới là 2 loại cà phê :
- Cà phê chè ( chủng Arabica )
- Cà phê vối ( chủng Robusta )
Cả hai loại cà phê này, cũng như tất cả các loại cà phê khác; đều thuộc giống Coffea nhưng về chất lượng; và hương vị thì cà phê Arabica trội hơn cà phê Robusta. Do đó cà phê Arabica cũng thường cao hơn khá nhiều và được nhiều nơi ưa chuộng.
Sản lượng cà phê
Vì yêu cầu sinh thái khác nhau 2 loại cà phê này được trồng tập chung ở những khu vực khác nhau trên thế giới. Cà phê Arabica được trồng chủ yếu ở Châu Mỹ; đặc biệt tại hai nước là Brazin và Colombia. Hai nước này hiện tại sản xuất tới 80% sản lượng Arabica của thế giới; đồng thời cũng là hai nước sản xuất và xuất khẩu cà phê nhiều nhất; thống trị thị trường cà phê thế giới trong đó riêng Brazin đã chiếm tới khoảng 30% sản lượng cà phê toàn thế giới.
Cà phê Robusta là giống cà phê ngon thứ hai sau cà phê Arabica. Loại cà phê này thường được tiêu dùng ở các nước có truyền thống uống cà phê chế biến từ cà phê Robusta; ví dụ như Anh và các nước Nam Âu. Cây cà phê loại này được trồng chủ yếu ở Châu Phi và Châu á. Hiện tại cà phê Robusta của Châu Phi không tăng; và có chiều hướng giảm sút. Lý do ở đây là bất ổn về chính trị; sự thay đổi điều kiện tự nhiên, cũng như sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây là những nguyên nhân rất khó khắc phục trong thời gian ngắn.
Do vậy trong thời gian tới đây trên đà tăng trưởng về sản lượng, vai trò cung cấp của các nước Châu á-Thái Bình Dương sẽ còn tiếp tục tăng lên với loại cà phê này.
Sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất
Các sản phẩm của cà phê rất đa dạng, sản phẩm ban đầu của cây cà phê là cà phê quả tươi. Cà phê quả tươi qua quá trình sơ chế sẽ cho ta cà phê nhân từ cà phê nhân. Từ cà phê nhân qua quá trình chế biến công nghiệp sẽ cho ta các sản phẩm tinh chế là cà phê hoà tan, cà phê bột, cà phê sữa, vv… Các sản phẩm tinh chế này được đem ra thị trường bán cho người tiêu dùng; là nhũng người mua cuối cùng.
Trong hoạt động thương mại trên thị trường thế giới; các nước chủ yếu xuất khẩu cà phê dưới dạng cà phê nhân hay còn được gọi là cà phê nguyên liệu. Ở dạng này người xuất khẩu có thể dễ dàng hơn khi bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển đến tay người nhập khẩu ở nước ngoài. Đồng thời tạo điều kiện tổ chức chế biến ở các nước tiêu thụ cho ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại chỗ.
Hiện nay ở Việt Nam do điều kiện công nghệ chế biến còn lạc hậu; nên hầu hết cà phê xuất khẩu đều là cà phê nhân mới qua sơ chế. Ngoài ra có một số ít là cà phê hoà tan; nhưng chưa cạnh tranh được với hàng ngoại cả dạng nguyên chất lẫn tổng hợp.
Phân bố sản xuất
Theo số liệu của tổ chức cà phê quốc tế ( ICO) hiện nay có khoảng 20 đến 30 nước sản xuất cà phê tập chung chủ yếu vào các khu vực là :
- Bắc và Trung Mỹ.
- Nam Mỹ.
- Châu Phi.
- Châu Á – Thái Bình Dương.
Phân bổ sản lượng cà phê thế giới theo các khu vực này có thể được tóm tắt như sau: Châu Mỹ sản xuất ra 60 – 70 % sản lượng cà phê thế giới; tức là khoảng gần 4 triệu tấn cà phê nhân. Châu Phi sản xuất ra 20 – 22% khoảng hơn 1 triệu tấn. Châu á hàng năm sản xuất khoảng 70 ngàn tấn cà phê chiếm 12% sản lượng toàn thế giới; sản lượng cà phê hàng năm biến động thất thường nhưng theo chiều hướng ngày càng tăng.
Thập kỷ 70 sản lượng trung bình đạt 4,5 triệu tấn trên một năm; thập kỷ 80 tăng nên 5,5 triệu tấn trong một năm ; Sang thập kỷ 90 con số đã là 6 triệu tấn một năm cho tới nay con số này đã lên tới 6,2 triệu tấn 1 năm.
Nhu cầu sử dụng
Nhu cầu tiêu thụ cà phê rất lớn. Hàng năm, lượng tiêu thụ trên thế giới ước tính vào khoảng 94,5 triệu bao cà phê nhân (khoảng 5,6 triệu tấn). Có thể chia các nước tiêu dùng cà phê thành bốn nhóm chính theo khu vực địa lý như sau :
- Nhóm các nước Tây Bắc Âu và Nam Âu .
- Nhóm các nước Bắc Mỹ: Trong đó thị trường Mỹ là lớn nhất với nhu cầu hàng năm khoảng 4 kg/người/năm:
- Nhóm các nước Châu Á – Thái Bình Dương: Trong đó hai thị trường tiêu biểu là Hàn Quốc và Nhật Bản .
- Nhóm các nước Đông Âu và Nga: Đây là những thị trường mới nổi rất tiềm năng với sản phẩm cà phê.
Nguồn sản xuất sản phẩm
Trong số hơn 80 thành viên của tổ chức cà phê quốc tế (ICO); có tới hơn 40 nước xuất khẩu cà phê. Các nước này có thể vừa trồng vừa xuất khẩu hoặc chỉ kinh doanh cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới đều là những nước vừa sản xuất vừa xuất khẩu. Điển hình là các nước như: Brazin, Colombia, Việt Nam; Uganda, Bờ Biển Nga, Ethiopia, ấn Độ, vv.. Trong đó Brazin và Colombia là các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Arabica chủ yếu trên thế giới; các nước còn lại của Châu Á và Châu Phi là các nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn của thế giới .
Trên thực tế, lượng xuất khẩu cà phê hàng năm của các nước chính là cung trên thị trường cà phê thế giới. Lượng cung này phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó sản lượng chỉ là một. Ngoài sản lượng; lượng cung cà phê trên thị trường thế giới hàng năm còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế của các nước; chính sách của hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC); và tổ chức cà phê quốc tế (ICO) cũng như biến động nhu cầu giá cả; dự trữ và yếu tố đầu cơ.
Giá cà phê phụ thuộc
Giá cà phê phụ thuộc rất nhiều vào tình hình cung cầu cà phê trên thị trường thế giới. Thông thường, để xác lập giá xuất khẩu những người xuất khẩu cà phê thường lấy giá ở những sở giao dịch hàng hoá lớn như ở London; New york, Rotterdam, Asterdam làm chuẩn để xây dựng giá của mình. Giá tại các thị trường này thường phản ánh tương đối chính xác các biến động cung cầu trong từng thời điểm; xong nó lại mang nặng yếu tố tâm lý nên luôn biến động thất thường.
Nhìn chung giá cà phê thập kỷ 90 có xu hướng giảm so với thập kỷ 80; và bến động phức tạp vì nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân cơ bản là cung tăng nhanh hơn cầu. Và thị trường cà phê trở thành tự do không có một cơ chế chặt chẽ quản lý sau khi hệ thống hạn ngạch của ICO bị huỷ bỏ. Các nước có khả năng về xuất khẩu cà phê có dịp xuất khẩu ồ ạt ra thị trường làm cho cung tăng nhanh khi nhu cầu tiêu thụ lại ổn định theo xu hướng giảm.
Hãy theo dõi trang jia để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường cà phê
Nguồn: voer.edu.vn