Tổng hợp 3 bệnh thường gặp ở gà và giải pháp điều trị bệnh hiệu quả

Tổng hợp 3 bệnh thường gặp ở gà và giải pháp điều trị bệnh hiệu quả
8 phút, 9 giây để đọc.

Việc chăn nuôi ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn do khí hậu nồm, ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây các bệnh thường gặp ở gà như bệnh coryza, bệnh ort, bệnh thương hàn,… sinh sôi. Hầu hết các bệnh này đều có thể phòng tránh hiệu quả. Nông dân cần nắm vững kiến thức y tế và quy chuẩn chăn nuôi để giảm thiểu thiệt hại cả đàn gà. Cùng JIA tìm hiểu 3 căn bệnh thường gặp ở gà này nhé!

Các bệnh ở gia cầm, đặc biệt là ở gà thường có thời gian ủ bệnh lâu nhưng thời gian phát bệnh nhanh, khiến người chăn nuôi khó nhận ra, vô tình để bệnh lây lan cho đàn và gây chết hàng loạt. Chủ đàn cần phải trang bị kiến thức cơ bản về các bệnh thường gặp để có thể sử dụng thuốc gia cầm kịp thời, giữ đàn luôn khỏe mạnh. Cùng Animad tìm hiểu về 3 căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở gà.

Bệnh hen ở gà

Bệnh hen gà (hay còn được gọi là bệnh CRD) là một bệnh mãn tính, bắt nguồn từ vi khuẩn Mycoplasma. Bệnh dẫn đến các hệ lụy như viêm túi khí, viêm niêm mạc xoang mũi và khó thở. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở gà con trong giai đoạn từ 3 tuần đến 3 tháng tuổi, khi mắc bệnh gà sẽ mang mầm bệnh này suốt đời.

Bệnh hen ở gà

Mức độ phát bệnh nặng nhẹ phụ thuộc vào vệ sinh của chuồng trại, điều kiện khí hậu và sức đề kháng của gà. Bệnh có thể sớm nhận biết thông qua các triệu chứng như gà phải vươn cổ để thở, có tiếng rít khi thở, mắt sưng, chậm lớn và thường xuyên vẩy mỏ.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gây ra bởi Mycoplasma gallisepticum.

Triệu chứng

  • Gà ốm ủ rũ, giảm ăn, chậm lớn, suy nhược.
  • Gà khó thở, ho hen, sặc khoẹt.
  • Chảy nước mũi, nước mắt, viêm mí mắt, đôi khi thấy phù đầu.
  • Ở gà đẻ, sản lượng trứng giảm.

Phòng bệnh

Để phòng bệnh, người chăn nuôi nên chú ý giữ vệ sinh khu vực chăn nuôi, đảm bảo các máng ăn, máng uống đều sạch sẽ, hạn chế khí độc tiếp xúc đàn như Amoniac và CO2. Bên cạnh đó, chủ đàn cần giữ nhiệt độ chuồng phù hợp, tránh các tác động trực tiếp của nắng, mưa và gió và tăng sức đề kháng cho gà bằng cách bổ sung thuốc gia cầm vào nước uống để bổ sung vitamin, tăng cường các chức năng gan, thận, tiêu hóa và cung cấp chất điện giải.

Giải pháp

Khi phát hiện bệnh, người chăn nuôi cần nhanh chóng vệ sinh chuồng trại bằng thuốc sát trùng định kỳ 2 lần một tuần, đồng thời kết hợp bổ sung thuốc kháng sinh cho gà theo công thức như sau:

  • Dùng thuốc Giuse 200 với liều lượng 1g/10 – 20 kg trọng lượng (1g/2 – 4 lít nước), sử dụng liên tục trong 5 ngày.
  • ADE-BComplex-C, VITA C-10S.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà

Đối với bà con chăn nuôi gà, bệnh tụ huyết trùng ở gà (bệnh gà toi) là một căn bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm, có khả năng gây chết đàn cao. Bệnh xuất hiện ở các loại gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng, quạ, chim sẻ, chim sáo… ở thể nhiễm trùng huyết, đặc trưng bởi hiện tượng viêm xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da và màng niêm mạc, gan hoại tử.

Nguyên nhân gây bệnh

Tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, xuất hiện ở gia cầm lẫn gia súc, có khả năng gây tử vong đàn cao. Bệnh do vi khuẩn Pasteurella Multocida gây ra, loại vi khuẩn này được sinh ra bởi các yếu tố gây stress cho vật nuôi như thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại kém vệ sinh, thức ăn bẩn, thay đổi môi trường sống hoặc trải qua quá trình vận chuyển xa. Vì vậy, gà có xu hướng mắc bệnh vào những lúc giao mùa và dễ bắt gặp ở gà từ 2 tháng tuổi trở lên.

Triệu chứng

Bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh qua đường miệng, đường hô hấp, tiêu hóa và các vết thương ngoài da. Mầm bệnh có thể tồn tại ở trong không khí, thức ăn và nước uống của đàn gia cầm. Bệnh thường có hai thể biểu hiện:

  • Thể quá cấp tính: Gà đột ngột nhảy xốc lên và tử vong.
  • Thể cấp tính: Gà sốt cao (từ 42 – 43 độ C), bỏ ăn, xù lông,có nước nhờn chảy từ miệng, nhịp thở tăng. Mào gà tím tái do tụ máu, thở khó, cuối cùng gà chết do bị ngạt. Các triệu chứng này chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết.
  • Thể mãn tính: gà gầy, có hiện tượng viêm khớp mạn tính, gà thường xuyên thải ra chất lỏng có bột màu vàng giống lòng đỏ trứng. Mào, yếm sưng phù nề.

Phòng bệnh

Vệ sinh phòng bệnh

  • Khi mua gà giống, bà con cần thực hiện cách ly 30 ngày trước khi nhập đàn. Chú ý theo dõi gà để phát hiện bệnh nếu có.
  • Tăng cường vệ sinh chuồng trại hàng tuần, làm sạch máng ăn, máng uống. Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống sạch cho đàn gia cầm.
  • Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB.
  • Sát trùng toàn bộ khu vực trang trại 2 – 3 lần/tháng với ULTRAXIDE liều 4-6ml/1 lít nước.

Tăng cường sức đề kháng

Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách bổ sung vitamin B.COMPLEX-C: 5g/1kg thức ăn hoặc ELECTROLYTE: 1g/2 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng, chống stress khi môi trường thay đổi.

Dùng SORAMIN liều 1-2mm/lít nước uống để giải độc cho gan, thận.

Bổ sung men tiêu hóa giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn.

Phòng bằng vacxin tụ huyết trùng

Hiện nay, vacxin vô hoạt khá phổ biến trên thị trường. Ở nước ta, thường sử dụng vacxin vô hoạt phèn chua được sản xuất ở trong nước. Dùng tiêm ngừa cho gà từ 25 ngày tuổi trở lên. Tiêm dưới da với liều 1ml/con, miễn dịch khoảng 6 tháng.

Sử dụng kháng sinh

Bà con có thể tiến hành trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống để phòng bệnh cho đàn gà:

  • TETRA-COLIVIT: 2g/1lít nước uống.
  • FLORFEN-B: 4g/1 lít nước uống

Giải pháp

Khi gà mắc bệnh, bà con sử dụng các loại kháng sinh sau:

  • Dùng MOXCOLIS liều lượng 1g/2lít nước (dùng trong 5 ngày)
  • Hoặc NEXYMIX liều lượng 1g/3lít nước (dùng trong 5 ngày)
  • Hoặc SULTRIMIX PLUS liều lượng 1g/1-2lít nước (dùng trong 5 ngày)

Bổ sung chất dinh dưỡng, chất điện giải và vitamin để tăng sức đề kháng cho gà.

  • Dùng AMILYTE hoặc VITROLYTE với liều lượng 1 – 2g/lít nước uống.
  • Dùng SORAMIN hoặc LIVERCIN với liều lượng 1 – 2ml/lít.
  • Pha ZYMEPRO liều 1g/1 lít nước uống. Hoặc trộn 100g PERFECTZYME /50kg thức ăn.
  • Cho gà uống thêm vitamin K để giảm sự tụ máu.
  • Cho gà uống liên tục trong quá trình điều trị bệnh cho gà. Cho đến khi gà khỏi hoàn toàn

Lưu ý, bà con không nên ăn thịt gà chết do bệnh tụ huyết trùng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bệnh NewCastle ở gà

Bệnh NewCastle ở gà

Nguyên nhân

Bệnh NewCastle – hay còn được gọi là bệnh gà rù, là một bệnh được gây ra bởi virus Paramyxo, xuất hiện ở hầu hết các loại gia cầm, từ gà công nghiệp đến gà nhà. Đây là bệnh truyền nhiễm có ngay cơ gây chết đàn cao, gia cầm ở mọi độ tuổi đều mẫn cảm với loại bệnh này.

Triệu chứng

Khi mắc bệnh, gà sẽ có những biểu hiện như:

  • Kém ăn, bỏ ăn, lông xù, mào thâm.
  • Phân có màu xanh hoặc vàng.
  • Chảy nước mắt, nước mũi.
  • Diều càng phồng thức ăn, khi dốc ngược gà xuống dưới thấy có nước chảy ra.

Phòng bệnh

  • Giữ vệ sinh chuồng trại
  • Tiêm kháng thể Gumboro trong ngày thứ 5 để tăng miễn dịch

Giải pháp

Khi phát hiện đàn gà có dấu hiệu mắc bệnh, chủ đàn cần nhanh chóng cho uống hoặc chích vaccine toàn đàn, kể cả những con đã từng được làm vaccin trước đó. Sau đó tiến hành vệ sinh khử trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh.

  • Bổ sung các loại thuốc giúp cao nâng cao sức đề kháng như sung chất điện giải như ADE-BComplex-C, VITA C-10S, Electrolyte
  • Sử dụng kháng sinh phổ rộng tránh nhiễm trùng kế phát.
  • Sau khi hết liệu trình sử dụng kháng sinh thì cho gà uống thuốc giải độc gan Novitech YL và giải độc thận Renal cleaner giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Để đàn gà luôn khỏe mạnh, đẻ sai trứng, thịt chất lượng thì người chăn nuôi luôn cần quan tâm đến việc giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh. Đồng thời, chủ đàn cũng nên sử dụng các loại thuốc gia cầm phù hợp nhằm tăng khả năng kháng bệnh, đặc biệt trong các giai đoạn giao mùa.

=> Hãy truy cập ngay vào https://jia.vn/ để tham khảo những bài viết hay và bổ ích nhé!

Nguồn: animaid.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

đậu tương

Học hỏi cách ủ phân đậu tương để bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng …
Xem Chi Tiết
khoai lang

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất …
Xem Chi Tiết
mít

Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy …
Xem Chi Tiết
dưa hấu

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại dưa hấu

Bọ trĩ là một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường xâm hại lúa, …
Xem Chi Tiết
cà chua

Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây cà chua tạo nên năng suất cao?

Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy …
Xem Chi Tiết
chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi

Những quy trình phòng trị bệnh cá rô phi nuôi lồng, bè tại hồ Sơn La

Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Phương pháp chăm sóc thỏ sinh sản để bà con nông dân tham khảo

Phương pháp chăm sóc thỏ sinh sản để bà con nông dân tham khảo

Trong những năm gần đây, phong trào chăn nuôi thỏ sinh sản phát triển mạnh do nhu cầu tiêu thụ …
Xem Chi Tiết
Cách tăng số heo con trong 1 lứa đẻ - Nâng cao khả năng sinh sản

Cách tăng số heo con trong 1 lứa đẻ – Nâng cao khả năng sinh sản

Lứa đẻ càng nhiều con thì tỷ lệ heo con có trọng lượng thấp trong ổ càng tăng cao. Điều …
Xem Chi Tiết
Cách chăn nuôi heo từ lúc bắt đầu đến khi xuất chuồng

Cách chăn nuôi heo từ lúc bắt đầu đến khi xuất chuồng

Với ưu điểm giúp tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ gia đình …
Xem Chi Tiết
Phương pháp chăm sóc Giống Dê Boer hiệu quả cho nhà nông

Phương pháp chăm sóc Giống Dê Boer hiệu quả cho nhà nông

Nghề nuôi dê ở nước ta đã có từ lâu nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, manh mún, chưa được …
Xem Chi Tiết
Chăn nuôi bò sữa - Một số vấn đề cần lưu ý để đàn bò khỏe mạnh

Chăn nuôi bò sữa – Một số vấn đề cần lưu ý để đàn bò khỏe mạnh

Người ta có thể ví con bò sữa như một cỗ máy. Để cho máy chạy khoẻ, hiệu quả cao …
Xem Chi Tiết
Tổng hợp 5 lưu ý cần thiết trong chăn nuôi thỏ để hiệu suất cao

Tổng hợp 5 lưu ý cần thiết trong chăn nuôi thỏ để hiệu suất cao

Chăn nuôi thỏ có nhiều lợi thế do chi phí đầu tư thấp, tận dụng được các phế phụ phẩm …
Xem Chi Tiết